Nguồn thải nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 47 - 50)

a. Từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm

Theo số liệu điều tra của Chi cục chăn nuôi - Sở NN&PTNT số lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi trên toàn tỉnh năm 2012 như sau: trâu bò: 26.788 con; dê: 6.674 con; lợn: 373.256 con; gia cầm: 5.540.282 con. Trên địa bàn tỉnh có 10 trang trại chăn nuôi với số lượng từ 1000 con lợn trở lên, ngoài ra tại các xã còn có những hộ gia đình chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ từ 5 đến 10 con lợn/lứa trở lên.Theo tính toán tổng lượng nước thải của trâu bò: 684.432m3/năm, nước thải của lợn: 1.343.721 m3/năm, nước thải của gia cầm 1.718.872m3/năm, nước thải của dê: 20.622m3/năm ….Tải lượng chất ô nhiễm như COD của nước thải chăn nuôi lợn: 2.687 tấn/năm, TSS: 3.583 tấn/năm; tải lượng COD của nước thải trâu bò là: 3.319 tấn/năm, TSS: 3.634 tấn/năm.

Bảng 3.4: Tải lượng chất thải trong chăn nuôi những năm gần đây

TT Nguồn phát thải Nước thải (m3/năm) Chất thải rắn (tấn/năm) 2010 2011 2012 2010 2011 2012 1 Trâu, bò 957.512 961.217 684.433 41.036 41.195 29.332 2 Lợn 1.323.900 1.296.842 1.343.721 99.292 97.263 100.779 3 Gia cầm 1.695.361 1.696.509 1.718.872 65.574 65.618 66.483 4 Dê 36.454 37.726 20.622 6.433 6.658 3.639 5 Tổng 4.013.227 3.992.294 3.767.650 212.335 210.734 200.233

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bảng 3.5: Tải lượng nồng độ chất ô nhiễm trong chăn nuôi

TT Nguồn phát thải Chất ô nhiễm Đơn vị Năm 2010 2011 2012 1 Trâu, bò COD Tấn/năm 4.401 4.449 3.319 TSS Tấn/năm 5.156 5.166 3.634 2 Lợn COD Tấn/năm 2.648 2.594 2.687 TSS Tấn/năm 3.530 3.458 3.583 3 Gia cầm COD Tấn/năm 6.995 6.999 7.091 TSS Tấn/năm 10.492 10.499 10.637 4 Dê COD Tấn/năm 169 175 96 TSS Tấn/năm 226 233 127 5 Tổng COD Tấn/năm 14.213 14.217 13.013 TSS Tấn/năm 19.404 19.356 17.981

(Nguồn:Báo cáo HTMT nước khu vực nông thôn tỉnh Hà Nam,2013)

Theo kết quả kiểm tra năm 2011 của Trung tâm Quan trắc Phân tích TNMT Hà Nam chất lượng nước thải tại một số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh như Công ty TNHH Cổ phần Tổng Hợp Hà Nam, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hà Nam, Trang trại chăn nuôi Nguyễn Hà Hân, Công ty TNHH Thắng Linh, Hộ gia đình Nguyễn Thị Dung…. có một số chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép như: nồng độ BOD5 vượt từ 4,2 - 13 lần, nồng độ COD vượt từ 2,4 - 7,2 lần, NH4+ vượt từ 1,2 - 28,1 lần, TSS vượt từ 1,85 - 19 lần, Coliform đều vượt giới hạn cho phép trên 20 lần.

Số hộ dân có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh còn hạn chế. Nước thải chăn nuôi lợn tại một số trang trại chăn nuôi và các hộ gia đình, các khu buôn bán lợn và khu chăn nuôi tập trung được thu gom và xử lý bằng hệ thống hầm Biogas và qua lắng lọc sơ bộ sau đó thải ra môi trường tiếp nhận, hoặc chất thải chăn nuôi được xử lý bằng đệm lót sinh học. Năm 2010 Tổng cục Môi trường đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải khu chăn nuôi tập trung tại xã Ngọc Lũ, tuy nhiên công trình đi vào hoạt động đã gặp nhiều bất cập và không xử lý được nước thải…Đánh giá chung nước thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh xử lý chưa đảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 bảo tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm tại các kênh mương, ao hồ và đặc biệt là một số sông nơi cung cấp nước cho sinh hoạt cho nhân dân.

b. Từ hoạt động trồng trọt sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Diện tích đất nông nghiệp trên toàn tỉnh hiện nay là 35.822,11ha. Theo phiếu điều tra tổng hợp của Sở NN&PTNT từ năm 2010 đến năm 2012. Khối lượng thuốc sử dụng trên lúa tính trung bình/năm trong 03 năm qua là 102.075,5 kg/năm; khối lượng thuốc sử dụng trên rau, mầu, cây ăn quả là 6.126 kg/năm; khối lượng thuốc diệt chuột là 1.677,6 kg/năm. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, việc sử dụng các hóa chất BVTV để lại một khối lượng lớn các vỏ hoá chất bao bì thuốc BVTV, khối lượng trung bình trong 3 năm gần đây khoảng 21.966 kg/năm.

Việc sử dụng khối lượng lớn thuốc BVTV trong hoạt động trồng trọt để lại tồn dư hóa chất cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước dưới đất tại các khu vực nông thôn hiện nay.Tuy nhiên vẫn chưa có những công trình nghiên cứu cụ thể nên chưa thể xác định chính xác mức độ ÔNMT nước do tồn dư thuốc BVTV ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước khu vực nhiễm tồn dư.

c. Từ hoạt động nuôi trồng thủy sản

Theo báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản ( NTTS) tỉnh Hà Nam năm 2012 của Chi cục Chăn nuôi Thủy sản – Sở NN&PTNT thì diện tích NTTS tỉnh Hà Nam năm 2012 đạt 6.167 ha trong đó diện tích nuôi cá đạt 5.964ha, chiếm 96,7%. Sản lượng thủy sản đạt 21.110 tấn, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 20.151 tấn; sản lượng thủy sản khai thác đạt 958,7ha.

Đối với nhu cầu nước của ngành nuôi thủy sản đặt ra là đảm bảo lượng nước như sau: ao hồ nhỏ độ sâu 1,5-2,0m; mặt nước lớn 2-3m; ruộng trũng 20- 30cm. Với chỉ tiêu dùng nước của ngành nuôi thủy sản là 20.000m3/ha thì lượng nước dùng cho ngành nuôi thủy sản trên toàn tỉnh giai đoạn hiện tại là gần 96 triệu m3. Tình hình ô nhiễm ở các sông, nhất là sông Nhuệ, sông Châu đã ảnh hưởng xấu đến việc cấp nước cho NTTS ảnh hưởng đến việc nuôi cá lồng bè, nuôi lưới vây và làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)