Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 33 - 38)

Không gian: Sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam Thời gian: nghiên cứu từ năm 2009 – 2013.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các yếu tố chính tác động tới chất lượng sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 - 2013

Phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 - 2013.

Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nước trên sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Các thông tin vềđiều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của lưu vực sông Đáy giai đoạn 2009 - 2013 (Niên giám thống kê, báo cáo tổng kết....)

Các tài liệu, các nghiên cứu, báo cáo, các số liệu quan trắc môi trường liên quan đến sông Đáy qua các năm từ 2009 - 2012.

Các chính sách, văn bản được áp dụng giai đoạn 2009 – 2013

2.3.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Phương pháp khảo sát thực địa:

Khảo sát khu vực lưu vực sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam, quan sát thực tế để đánh giá sơ bộ hiện trạng chất lượng môi trường nước trên sông Đáy.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Phương pháp lấy mẫu:

Nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu tại 8 vị trí trên sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam bao gồm:

TT Vị trí lấy mẫu Tọa độđịa lý Địa điểm Vĩđộ Kinh độ 1 Đền Đức Thánh Cả 200 36’ 47’’ 1050 48' 27’’ Kim Bảng – Hà Nam 2 Cầu Quế 200 34’ 2’’ 1050 52’ 4’’ Kim Bảng – Hà Nam 3 Trạm Bơm Thanh Nộn 200 34’ 1’’ 1050 53’ 6’’ Phủ Lý – Hà Nam 4 Cầu Đọ Xá 200 31’ 4’’ 1050 55’ 5’’ Phủ Lý – Hà Nam 5 Cầu Phao Kiện Khê 200 30’ 5’’ 1050 54’ 6’’ Phủ Lý – Hà Nam 6 Thanh Tân 200 26’ 4’’ 105054’ 2’’ Thanh Liêm – Hà Nam 7 Xi măng Việt Trung 200 22’ 4’’ 105055’ 4’’ Thanh Liêm – Hà Nam 8 Trung Hiếu Hạ 200 22’ 8’’ 105055’ 5’’ Ninh Bình

Lấy mẫu (TCVN 6663-6:2008): Tại mỗi điểm quan trắc, để đảm bảo tính đại diện cao, mỗi mẫu đều được lấy ở 3 vị trí khác nhau và cách mặt nước 0,5 m: Bờ trái, bờ phải và giữa dòng theo các mặt cắt ngang. Mẫu đem phân tích là mẫu tổ hợp của 3 mẫu đơn được lấy tại 3 vị trí nêu trên.

Đo nhanh thông số tại hiện trường (Nhiệt độ, pH, DO)

Bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm ngay trong ngày để phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Hình 2.1. Sơđồđiểm quan trắc trên sông Đáy tại Hà Nam Phương pháp phân tích:

Thông sốđo nhanh ngoài thực địa: Nhiệt độ, pH, DO

Thống số phân tích trong phòng thí nghiệm: DO, COD, BOD, TSS, Coliform, các hợp chất chứa Nitơ (NH4+, NO2-, NO3-), Fe.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.

Bảng 2.1: Phương pháp phân tích

Thông số Phương pháp

pH Đo ngay tại hiện trường bằng thiết bịđo nhanh cầm tay DO Đo ngay tại hiện trường bằng thiết bịđo nhanh cầm tay Nhiệt độ Đo ngay tại hiện trường bằng thiết bịđo nhanh cầm tay

TSS TCVN 4560-1988 BOD5 TCVN6001-1995 COD TCVN 6491: 1999 Fe TCVN6177-1996 NH4+ TCVN 6178: 1996 NO2- TCVN 6180: 1996 NO3- TCVN 6202: 1996 Coliform TCVN 6187-1-1996 2.3.3. Phương pháp so sánh

Các kết quả nghiên cứu của đề tài được so sánh với:

QCVN 08/2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Trong đó:

- QCVN 08:2008/BTNMT (A1): áp dụng đối với nguồn nước mặt sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

- QCVN 08:2008/BTNMT (A2): áp dụng đối với nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động vật thuỷ sinh hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

- QCVN 08:2008/BTNMT (B1): áp dụng đối với nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 - QCVN 08:2008/BTNMT (B2): áp dụng đối với nguồn nước mặt sử dụng cho giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp.

2.3.4. Phương pháp x lý s liu

- Số liệu thu thập được thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel. - Kết quảđược trình bày bằng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ. - Phương pháp ước tính tải lượng phát thải.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)