1.4.1.1 Vị trí địa lý
Lưu vực sông Nhuệ- Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng trong phạm vi từ 200đến 21020' vĩđộ Bắc và từ 1050đến 106030' kinh độĐông, với tổng diện tích tự nhiên là 7.665 km2. Giới hạn của lưu vực như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc được bao bởi đê sông Hồng từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba Lạt với tổng chiều dài khoảng 242 km.
- Phía Tây Bắc giáp sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài khoảng 33 km.
- Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa lưu vực sông Hồng và lưu vực sông Mã bởi dãy núi Ba Vì, Cúc Phương - Tam Điệp, kết thúc tại núi Mai An Tiêm (nơi có sông Tống gặp sông Cầu Hội) và tiếp theo là sông Càn dài 10 km rồi đổ ra biển tại cửa Càn.
- Phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài khoảng 95 km từ cửa Ba Lạt tới cửa Càn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 Trong đó sông Đáy là dòng sông chính của lưu vực, bắt nguồn từ sông Hồng thông qua hệ thống phân chứa lũ Vân Cốc thuộc huyện Phúc Thọ chảy qua các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định trước khi đổ ra biển Đông tại cửa Đáy. Sông Đáy có chiều dài khoảng 250 km
Sông Nhuệ là một phụ lưu lớn của sông Đáy, cũng lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc ở Từ Liêm, Hà Nội chảy qua các các quận: Cầu Giấy, Hà Đông, huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên rồi đổ vào sông Đáy tại Phủ Lý.
Ngoài ra, trên lưu vực còn có nhiều các sông nhỏ, là phụ lưu của sông Đáy hoặc sông Nhuệ, một số phụ lưu chính như: Sông Bùi (Hòa Bình, Hà Nội); sông Thanh Hà (Mỹ Đức); sông Hoàng Long (Ninh Bình); sông Vân, sông Sắt, sông Đào (Nam Định)...
1.4.1.2. Địa hình địa mạo
Nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, lưu vực Nhuệ Đáy nằm trải dài theo phương vĩ tuyến từ Hà Nội đến Nam Định lại chịu ảnh hưởng của nhiều đới cấu trúc địa chất khác nhau khiến cho địa hình khu vực nghiên cứu có sự phân hoá tương phản thể hiện rõ nét theo hướng Tây - Đông và hướng Bắc - Nam. Xét về mặt cấu trúc ngang đi từ Tây sang Đông có thể chia địa hình khu vực nghiên cứu thành vùng chính như sau:
• Vùng đồi núi
Địa hình núi phân bố ở phía Tây và Tây Nam và chiếm khoảng 30% diện tích, có hướng thấp dần từĐông Bắc xuống Tây Nam ra biển và thấp dần từ Tây sang Đông. Phần lớn là các dãy núi thấp có độ cao trung bình 400 - 600m được cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên, cacbonat; chỉ một vài khối núi có độ cao trên 1000m được cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào như khối núi Ba Vì có đỉnh cao 1296m, khối núi Viên Nam có đỉnh cao 1031m và cấu tạo bởi đá xâm nhập granit như khối núi Đồi Thơi (Kim Bôi - Hoà Bình) có đỉnh cao 1198m. Địa hình núi trong khu vực cũng có sự phân dị và mang những đặc trưng hình thái khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
Địa hình đồi được tách ra với địa hình núi và đồng bằng bởi độ chênh cao <100m, độ phân cắt sâu từ 15 - 100m. Trong phạm vi lưu vực sông Đáy - Nhuệ, địa hình đồi chỉ chiếm khoảng 10% diện tích có độ cao phần lớn dưới 200m, phân bố chuyển tiếp từ vùng núi xuồng đồng bằng. Theo đặc điểm hình thái, có thể chia thành 2 khu vực: Vùng đồi phía Bắc và vùng đồi phía Nam.
• Vùng đồng bằng
Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 60% lãnh thổ, địa hình khá bằng phẳng có độ cao <20m và thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Bề mặt đồng bằng lại bị chia cắt bởi hệ thống sông và kênh mương chằng chịt. Có thể chia đồng bằng thành 4 khu vực có đặc điểm khác nhau: Vùng đồng bằng phía Bắc, Vùng đồng bằng trung tâm, Vùng đồng bằng phía Nam, Vùng đồng bằng thung lũng.
Bề mặt lưu vực có hướng dốc thay đổi, đầu nguồn hệ thống sông hướng Bắc- Nam; trung và hạ nguồn hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Thượng lưu hệ thống sông uốn khúc, quanh co, hẹp và dốc, nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết, là nguy cơ tạo nên các hiện tượng xói lở, lũ quét... Trung lưu và hạ lưu lòng sông được mở rộng, dòng sông chảy chậm, khả năng thoát nước kém dẫn đến tình trạng ngập lũ mỗi khi xuất hiện mưa lớn.
1.2.1.3. Mạng lưới thủy văn
Lưu vực sông Nhuệ Đáy nằm bên bờ hữu sông Hồng gồm có 2 sông chính là sông Đáy và sông Nhuệ. Ngoài ra, nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các s ông nhỏ như sông La Khê (qua thành phố Hà Đông), sông Vân Đình, sông Duy Tiên, sôngNgoại Độ v.v.
Sông Đáy phân lưu tự nhiên của sông Hồng, rút nước từ sông Hồng ra vịnh Bắc Bộ. Sông Đáy chảy gọn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với dòng sông chảy song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 kmvà lưu vực có diện tích 7665 km2chảy trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Là một phân lưu của sông Hồng, sông Đáy nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Quãng sông này còn có tên là sông Hát hay Hát Giang. Chỗ sông Hồng tiếp nước là Hát Môn.
Lưu lượng của sông bất thường, vào mùa mưa lũ thường rất lớn, với đặc điểm dòng sông quanh co uốn khúc do vậy dễ tạo ra những ghềnh nước lớn. Đến mùa khô thì lòng sông có chỗ cạn lội qua được nên thượng lưu sông Đáy thuyền bè không dùng được.
Xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lưu lượng chậm lại nên có thểđi thuyền được. Đến địa phận huyện Mỹ Đức, sông Đáy tiếp nhận dòng suối Yến (thủy lộ vào chùa Hương). Vượt đến tỉnh Hà Nam khi sông chảy vào thành phố Phủ Lý, sông Đáy nhận được sự góp nước của dòng sông Nhuệ từ phía tả ngạn. Sông Đáy tiếp tục hành trình xuôi Nam đón sông Bôi (sông Hoàng Long) bên hữu ngạn từ miền núi tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình dồn về tại ngã ba Gián Khẩu, cách thành phố Ninh Bình khoảng 10 km về phía Bắc. Đoạn này sông được gọi sông Gián Khẩu. Qua khỏi Ninh Bình khoảng 20 km thì bên tả ngạn có phụ lưu là sông Đào (sông Nam Định) thêm nước. Gần đến biển, sông Đáy chuyển hướng từ Tây Bắc - Đông Nam sang Đông Bắc - Tây Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở Cửa Đáy, xưa gọi là cửa Đại An (hay Đại Ác) thuộc huyện Kim Sơn.
Kể từ năm 1937, khi Đập Đáy xây dựng xong cho đến Hòa Bình, đập Đáy mới vận hành ba lần vào các năm 1940, 1945, 1947. Khi đập Đáy không làm việc thì mực nước và lưu lượng trong đoạn sông từ Tân Lang trở lên phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước mưa và nước tiêu trong lưu vực. Từ sau năm 1971 đến nay,mặc dù chưa phải phân lũ nhưng do có nhiều công trình tiêu úng trực tiếp vào sông nên mực nước về mùa lũ tăng lên rất cao. Hiện nay sông Đáy vẫn là nguồn chính cấp cho nhiều sản xuất tập trung hai bên bờ sông. Do khả năng tiếp nhận và chuyển tải nước lớn nên sông Đáy là nơi nhận nước tiêu chủ yếu của hệ thống sông Nhuệ.
Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ dài 74 km, diện tích lưu vực khoảng 1075 km2 (phần bị các đê bao bọc) chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Hà Nam. Điểm bắt đầu của nó là cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng trong địa phận huyện Từ Liêm (thành phố Hà Nội) và điểm kết thúc của nó là cống Phủ Lý khi hợp lưu với sông Đáy gần thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Sông chảy qua các quận, huyện, thị gồm quận Cầu Giấy, Hà Đông, huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và cuối cùng đổ vào sông Đáy qua cống Lương Cổ ở khu vực thành phố Phủ Lý. Về mùa kiệt cống Liên Mạc luôn mởđể lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ, còn về mùa lũ chỉ mở khi mực nước sông Hồng dưới báo động cấp I và trong đồng có nhu cầu cấp nước. Cống Lương Cổ về mùa lũ luôn luôn mởđể tiêu nước và chỉđóng lại khi có phân lũ qua đập Đáy.
Nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các sông nhỏ như sông La Khê (qua thành phố Hà Đông), sông Vân Đình, sông Duy Tiên, sông Ngoại Độ và một số sông nhỏ khác tạo thành một mạng lưới tưới tiêu tự chảy cho hệ thống khi điều kiện cho phép . Sông Duy Tiên dài 21 km, mặt cắt sông rất rộng có chỗ lên tới gần 100m nhưng lại rất nông do ít được nạo vét, cao độ đáy hiện nay cao hơn thiết kế từ 2,0m đến 3,0m. Sông Vân Đình dài 11,8 km nối sông Nhuệ với sông Đáy qua cống Vân Đình. Sông La Khê dài 6,8 km được nối với sông Đáy qua công La Khê.
Mạng lưới sông, các kênh tiêu trong khu vực nghiên cứu khá phức tạp, lại có các hướng tiêu thoát khác nhau, vì thế để có thể mô phỏng được vấn đề ngập lụt một cách chính xác cần phải xây dựng một hệ thống mạng tính toán bao quát được hết các chế độ thủy văn, các điều kiện tiêu thoát của cả sông Đáy, sông Nhuệ, các sông nối sông Đáy với sông Nhuệ và toàn bộ các kênh tiêu nội
đồng.
Ngoài hai con sông lớn đó, khu vực nghiên cứu còn có nhiều dòng chảy khác, tuy nhỏ và ngắn, song gắn chặt với lịch sử lâu đời của Hà Nội. Đó là sông Tô Lịch, gắn với sự hình thành của Hà Nội từ hơn 1500 năm trước. Dòng chảy cũ liền với sông Hồng ởđầu phố chợ Gạo đã bị lấp từđầu thế kỷ 20, nay chỉ còn đoạn chảy giữa phố Thuỵ Khuê - Hoàng Hoa Thám, lên đến chợ Bưởi, rồi chảy ngoặt về phía 20 Nam Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, xuôi về Cầu Bươu, hợp với sông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Nhuệ, sông Thiên Đức, sông Nghĩa Trụ, sông Cheo Reo, Ngũ Huyện Giang, sông Kim Ngưu….
Các sông trên khu vực nghiên cứu đa số bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống làm cho hẹp lại và nông. Hiện Hà Nội đang thực hiện các dự án "xanh hóa" các con sông với các biện pháp như kè bờ, nạo vét, xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi đổ xuống sông.