Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 38 - 44)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, phía Bắc và Tây Bắc giáp với thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và có tọa độđịa lý nằm trong khoảng:

105o45’00” - 106o10’00” Kinh độĐông 20o22’00” - 20o42’00” Vĩđộ Bắc

Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như trục đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và một số tuyến đường liên tỉnh khác như Quốc lộ 21A, 21B, 38, các tuyến đường nội tỉnh: ĐT.491, ĐT.493, ĐT.494... Thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện giao thông sẽ là tiền đề thúc đẩy sự phát triển KT - XH, giao lưu văn hoá tỉnh Hà Nam với các tỉnh khác, đặc biệt là với thủđô Hà Nội.

3.1.1.2. Địa hình

Trên địa bàn tỉnh có ba dạng địa hình: Địa hình núi đá vôi, địa hình đồi thấp và địa hình đồng bằng.

Địa hình núi đá vôi: độ cao tuyệt đối lớn nhất +419m, mức địa hình cơ sở địa phương khoảng +10m đến +14m. Đây là một bộ phận của dải đá vôi tập trung tại hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm. Địa hình phân cắt mạnh, nhiều sườn dốc đứng, nhiều đỉnh nhọn cao hiểm trở.

Địa hình đồi thấp: gồm các dải đồi bát úp nằm xen kẽ hoặc ven rìa địa hình núi đá vôi, một số khu vực tạo thành một dải (dải thôn Non - xã Thanh Lưu, Chanh Thượng - xã Liêm Sơn) hoặc tạo thành các chỏm độc lập ở các xã Thanh Bình, Thanh Lưu, Đọi Sơn. Điểm chung của dạng địa hình đồi thấp là đỉnh tròn, sườn thoải (độ dốc sườn 10 - 15o), đa số là các đồi trọc hoặc trồng cây lương thực, cây công nghiệp (chè). Nhiều chỗ do quá trình xói lởđá gốc rắn chắc lộ ngay trên bề mặt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Địa hình đồng bằng: chiếm diện tích rộng lớn ở các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân, thành phố Phủ Lý và một phần thuộc các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm. Địa hình đồng bằng trong tỉnh tương đối bằng phẳng. Cụ thể bề mặt đồng bằng huyện Duy Tiên, Kim Bảng cao độ trung bình +3m đến +4m, Lý Nhân là +2m đến +3m và phía Đông huyện Thanh Liêm, Bình Lục là +1m đến +2m; nơi thấp nhất là cánh đồng An Lão, Bình Lục là +1m.

3.1.1.3. Hệ thống sông ngòi

Chảy qua tỉnh Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, sông Nông Giang, v.v…

* Hệ thống các sông chính:

Sông Hồng chảy dọc ranh giới phía Đông, Đông Bắc tỉnh Hà Nam với chiều dài khoảng 38,6 km, rộng trung bình từ 500 - 600 m, đáy sông sâu từ (-6,0 m) đến (-8,0 m) cá biệt tới (-15 m). Hàm lượng phù sa, bùn cát lắng đọng ở lòng sông rất lớn nhưng luôn được di chuyển bồi hoàn do hoạt động vận chuyển bồi lắng không ngừng của dòng chảy.

Sông Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nam với chiều dài khoảng 47,6 km, có chiều rộng khoảng 150 - 250 m, chảy qua thành phố Phủ Lý và các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm; đáy sâu trung bình từ (-3,0 m) đến (-5,0 m), cá biệt có đoạn sâu tới (-9,0 m). Tại Phủ Lý lưu lượng nước Sông Đáy vào mùa khô khoảng 2,59 m3/s và mùa mưa khoảng 7,98 m3/s.

Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ xã Thụy Phương huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài đoạn qua Hà Nam là 16 km gặp sông Đáy và sông Châu ngay tại Phủ Lý. Sông Nhuệ là trục tưới tiêu chính của hệ thống thuỷ lợi thành phố Hà Nội có lưu lượng phụ thuộc vào chế độđóng mở cống Liên Mạc. Là sông tiêu thuỷ lợi, thoát của Hà Nội qua một số khu vực làng nghề Hà Nội, vì thế nguồn nước của sông bị nhiễm bẩn. Vào mùa nước kiệt, chiều sâu nước ở một sốđoạn chỉ còn - 0,6 m đến - 0,8 m.

Sông Châu bắt nguồn từ Tắc Giang, Duy Tiên nhận hợp lưu của sông Nông Giang đến An Mông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Nhân và Bình Lục nhánh này chảy ra trạm bơm tưới tiêu Hữu Bị rồi ra sông Hồng và một nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục nhánh này ra sông Đáy tại thành phố Phủ Lý. Sông Châu có chiều dài khoảng 58,6 km. Mực nước trung bình năm là + 2,18 m; Mực nước cao nhất (lũ lịch sử ngày 22/8/1971) là + 4,00 m.

* Hệ thống sông nhỏ và các ao hồ, kênh mương:

Sông Nông Giang ở phía bắc huyện Duy Tiên (ranh giới với huyện Phú Xuyên của Hà Nội) dài chừng 12,5 km;

Sông Biên Hoà nằm trên lãnh thổ huyện Bình Lục và huyện Thanh Liêm

dài khoảng 15,5 km.

Sông Ninh (Ninh Giang): Sông Ninh khởi nguồn từ bờ hữu sông Châu, tại

địa phận thôn Thanh Trực, xã An Ninh, huyện Bình Lục. Sông Ninh có chiều dài 29,5 km. Sông đi ra khỏi huyện Bình Lục ởđịa phận thôn Lan, xã An Lão đi vào huyện Ý Yên ,tỉnh Nam Định.

Sông Sắt: Là một chi lưu của Sông Châu khởi nguồn ở bờ hữu gần cầu An Bài, xã Đồng Du, huyện Bình Lục. Sông Sắt dài 9,75 km, đổ nước vào sông Ninh ở cửa sông gần thôn Giải Động, xã An Đổ đối diện bên kia sông là xã Trung Lương.

Những sông này tạo nên mạng lưới dòng chảy phong phú góp phần tiêu nước và cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân.

* Ao, hồ, đầm:

Ao, hồ, đầm là một bộ phận trong hệ thống thủy văn, chúng chiếm khoảng 7,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, chúng lưu giữ một khối lượng nước khá lớn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sản xuất và đời sống. Các ao, hồ nhỏ được hình thành trong quá trình đắp đê làm bối, vượt đất làm nền làm công trình giao thông, kênh mương, cầu cống. Do đặc điểm địa hình đồng bằng Hà Nam thấp với mức phổ biến từ 1,5 – 5 m, cho nên để có được nền đất cao cho các công trình hầu hết phải vượt đất tôn nền và hình thành nên những ao, hồ, thùng đấu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

3.1.1.4. Khí hậu

Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa Đông và mùa Hè. Số giờ nắng trong năm khoảng 1.153,8 giờ nắng, nhiệt độ trung bình năm 24,040 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất lên đến 30,20C. Chế độ mưa ở Hà Nam thay đổi nhiều trong năm, mưa tập trung vào mùa Hè (mùa mưa) bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, tổng lượng mưa trong năm là 1.768,8 mm, độẩm trung bình trong năm ở Hà Nam cũng như nhiều khu vực khác ởđồng bằng Sông Hồng khoảng 84,0%. Bảng 3.1: Số liệu quan trắc thời tiết khí hậu năm 2012 Tháng Nhiệt độ (0C) Số giờ nắng (h) Lượng mưa (mm) Độẩm (%) Tốc độ gió (m/s) 1 14,4 1,9 39,9 90 2,7 2 16,0 17,9 29,5 88 1,6 3 19,8 20,5 24,3 86 2,0 4 25,6 105 60,9 84 1,6 5 28,5 167,2 200,5 85 1,7 6 30,2 110,8 126,3 78 1,4 7 29,7 168,2 253,7 81 1,7 8 28,9 168,5 251 83 1,5 9 27,2 129,4 382,9 84 2,0 10 26,1 113,1 145,6 82 2,2 11 23,2 105,6 182,9 85 1,5 12 18,9 45,7 71,5 82 1,8 TB năm 24,04 1.153,8 1.768,8 84,0 1,8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

3.1.1.5. Tài nguyên đất và cơ cấu sử dụng đất

Theo nguồn gốc hình thành đất trên cơ sở các mẫu chất phát triển hình thành đất, theo tính chất chi phối của địa hình trong quá trình hình thành, đất ở Hà Nam có ba nhóm chính sau:

Nhóm đất phù sa đồng bằng độ cao trung bình < 10 m, độ dốc ≤ 30 Nhóm đất đồi có độ cao 10 – 100 m, độ dốc > 30

Nhóm đất núi có độ cao trên 100 m, bề mặt dốc đến rất dốc

* Tổng hợp hiện trạng diện tích các loại đất:

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh tính đến ngày 01/01/2013 là: 86.049,40 ha.

- Đất nông nghiệp: 54.776,59 ha, chiếm 63,66% - Đất phi nông nghiệp: 27.515 ha, chiếm 31,97% - Đất chưa sử dụng 3.756,97 ha, chiếm 4,37 %

* Tình hình biến động đất đai:

Biến động đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp giảm so với kết quả thống kê năm 2011 là 509,83 ha. Diện tích thống kê đất nông nghiệp năm 2012 giảm do:

- Do chuyển sang làm khu dân cư để phục vụ cho nhu cầu nhà ở của nhân dân.

- Do Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo tu bổ, mở rộng hệ thống giao thông thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.

- Đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN).

- Do thực hiện các dự án phát triển KT - XH trên địa bàn toàn tỉnh.

Biện động về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS): những năm gần đây cũng có xú hướng giảm nhẹ, nguyên nhân chủ yếu do thực hiện các dự án phát triển KT - XH.

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2012 giảm do: Do thực hiện các dự án cho các tổ chức kinh tế.

Biến động đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp tăng so với kết quả thống kê năm 2011 là 361,92 ha. Nguyên nhân tăng diện tích đất ở do thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Kế hoạch số 566/KH-UB của UBND tỉnh về việc lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân, theo quy định của Luật đất đai năm 2003 đối với những loại đất vườn, ao liền kề với đất ở thì được công nhận là đất ở và một số dự án xây dựng khu dân cư mới.

Biến động đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng tăng so với kết quả thống kê năm 2011 là 393,79 ha. Nguyên nhân đất chuyên dùng tăng do thực hiện các dự án phát triển KT-XH trên địa bàn toàn tỉnh chuyển diện tích đất nông nghiệp sang để thực hiện các dự án đó.

- Biến động về đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng giảm so với kết quả thống kê năm 2011 là 1,54 ha.

3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, tỉnh Hà Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng phong phú với chất lượng tốt. Hiện nay, trên toàn tỉnh có khoảng 208 mỏ khoáng sản chủ yếu tập trung ở 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng.

- Trữ lượng đá vôi xi măng: 26 mỏ (huyện Kim Bảng 16 mỏ, huyện Thanh Liêm 10 mỏ), trữ lượng đá vôi xi măng là 3.657,759 triệu tấn (1.463,104 triệu m3). Xác định mỏđá vôi hóa chất, trữ lượng 32,866 triệu tấn (13,146 triệu m3).

- Trữ lượng sét xi măng: 22 mỏ (huyện Kim Bảng 04 mỏ, huyện Thanh Liêm 18 mỏ). Tổng trữ lượng sét xi măng là 539,640 triệu tấn (359,760 triệu m3). Sét xi măng có quy mô, trữ lượng nhỏ hơn nhiều so với đá vôi xi măng. Hầu hết các mỏ sét xi măng có quy mô lớn (chiếm 88,72% tổng tài nguyên trữ lượng sét xi măng toàn tỉnh).

- Trữ lượng dolomit: 02 mỏ tại huyện Kim Bảng. Trữ lượng dolomit là 132,600 triệu tấn (53,040 triệu m3).

- Trữ lượng đá vôi xây dựng (huyện Kim Bảng 20 mỏ, huyện Thanh Liêm 25 mỏ). Tổng trữ lượng đá vôi xây dựng là 1.666,212 triệu m3 (4.165,53 triệu tấn).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)