1.4.2.1. Dân số
Cộng đồng dân cư trong lưu vực Sông Nhuệ - Đáy được hình thành từ lâu, mật độ dân số năm 2000 khoảng hơn 1.200 người/ km2 cao hơn nhiều lần so với mức trung bình của cả nước, tốc độ gia tăng dân số tại các địa phương trong lưu vực hàng năm khoảng 1,21‰.
Bảng 1.1: Dân số một số tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy
STT Tỉnh, TP Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Hà Nội 6936,9 2087,0 2 Hà Nam 860,5 923,0 3 Nam Định 1652,8 1113,0 4 Ninh Bình 1378,1 673,0 (Tổng cục thống kê, 2013)
Hiện nay cùng với quá trình đô thị háo quá mức, sự phân bố dân cư ở nông thôn và thành thị không đều, ngày càng nhiều biến đổi. Tỷ lệ gia tăng dân số tại các khu dô thị ngày càng cao và lớn hơn tỷ lệ gia tăng dân số tại vùng nông thôn.
1.4.2.2. Lao động
Nhậnthấy nguồn lao động trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy ngày càng cao. Tốc độ tăng lao động nhanh không phù hợp với tốc dộ tăng trưởng của nền kinh tế, nên số người thất nghiệp và thiếu việc làm ở đây khá cao, tác động xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Sự phân bố nguồn nhân lực giữa các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 vùng địa phương cũng rất khác nhau, không tương ứng với nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưđất, nước, rừng, khoáng sản ....cũng như không phù hợp với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Điều đó dẫn đến những luồng di chuyển dân cư lao động từ vùng này sang vùng khác, cũng là nguyên nhân gây mâu thuẫn xung đột trong việc khai thác sử dụng tài nguyên, trong vấn đề tìm kiếm việc làm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU