Nguồn thải y tế

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 54 - 55)

Toàn tỉnh Hà Nam có 14 bệnh viện trong đó có 8 bệnh viện đa khoa và 5 bệnh viện chuyên khoa và 01 trung tâm phòng chống HIV, 57 phòng khám đa khoa khu vực, được phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh trong đó có 16 phòng khám nằm rải rác tại các xã trong khu vực nông thôn. Trên địa bàn tỉnh có 116 trạm y tế cơ sở và 02 trạm điều dưỡng. Tổng số giường bệnh của các bệnh viện là: 2.520 giường, trong đó số giường bệnh tại các bệnh viện phân bố ở nông thôn là 1.000 giường bệnh, số giường lưu tại các trạm y tế cơ sở là 820 giường. Hiện nay có 08/14 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải còn lại lượng nước thải của các sơ sở y tế đổ trực tiếp ra môi trường xung quanh và các ao, hồ trong khu vực bệnh viện. Nước thải chứa trong ao, hồ có nguy cơ thấm xuống tầng nước ngầm và làm ô nhiễm nước ngầm. Theo tính toán lượng nước thải y tế phát sinh khoảng 300.105 m3/năm.Hiện nay các phòng khám tư phát triển rất mạnh tại thành phố Phủ Lý và tại các thị trấn, tuy nhiên về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở này còn buông lỏng.

Nhận xét: Qua việc tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và phân tích các nguồn thải gây áp lực lên sông Đáy nhận thấy:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Đoạn sông Đáy chảy qua địa bàn thành phố Phủ Lý đang phải chịu áp lực từ hoạt động công nghiệp, hoạt động sinh hoạt và một phần áp lực đến từ nước sông Nhuệđổ vào. Dòng sông Nhuệ trước khi đi vào TP phủ Lý đã tiếp nhận một lượng lớn nước thải làng nghề chưa qua xử lý của huyện Duy Tiên.

Đoạn sông Đáy chảy qua địa bàn 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng chịu áp lực chính là từ hoạt động khai thác và chế biến vật liệu xây dựng, ngoài ra còn đến từ hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 54 - 55)