Các giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 64 - 67)

Để cải thiện môi trường nước sông Đáy cần thiết thực hiện các giải pháp khác nhau như: Cải thiện các văn bản pháp lý, nâng cao các biện pháp quản lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật... Các giải pháp này phối hợp, bổ trợ lẫn nhau nhằm mục tiêu chung là cải thiện môi trường lưu vực, trong đó có môi trường nước sông. Các biện pháp về quản lý bao gồm:

Thực hiện cơ chế quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc thống nhất và tổng hợp

- Quản lý tổng hợp nhiều thành phần nguồn nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải....) và nhiều mục đích sử dụng nước (tưới, sinh hoạt, phòng lũ, phát điện, vận tải thuỷ, thuỷ sản, giải trí, cải tạo môi trường)

- Quản lý sự biến đổi của tài nguyên nước và nhu cầu nước theo không gian và thời gian.

- Quản lý khai thác nguồn nước phải tham gia trong phạm vi rộng hơn, bao gồm cả quản lý cung cấp nước và cả quản lý nhu cầu.

- Quản lý tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường đối với các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước để đáp ứng mục tiêu các phát triển bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 - Quản lý thống nhất theo địa giới hành chính: phối hợp trách nhiệm quản lý nước và các hoạt động ở mọi cấp, bao gồm cấp trung ương, tỉnh, địa phương, cộng đồng và cấp trung gian.

- Đảm bảo lợi ích cho tất cả các thành phần tham gia đặc biệt là nguời dùng nước thông qua đảm bảo quyền dùng nước, sự công bằng trong dùng nước.

Cải tiến cơ cấu tổ chức - thành lập Hội đồng quản lý tổng hợp môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Kiểm kê, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm nước sông Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam).

Hoạt động nhằm mục đích góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ tổng hợp nguồn nước theo định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước, trong đó có sự phối hợp tham gia của các địa phương có sông chảy qua. Cải thiện nước sông Nhuệ, sông Đáy nói chung, đoạn nước sông chảy qua tỉnh Hà Nam nói riêng.

- Tăng cường kiểm soát thường xuyên các nguồn thải đặc biệt là các nguồn thải của cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Cần có phương án kiểm soát chất lượng thải, chất lượng nước tại các đoạn sông nhằm đưa ra những cảnh báo, giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước sông Đáy trên cơ sở khoa học và thực tế, cụ thể là: Thực hiện hoạt động quan trắc, giám sát, .. theo đúng các quy trình đã quy định; dựa trên tình hình thực tế các điểm nguồn gây ô nhiễm với các đặc điểm có liên quan như: Tải lượng ô nhiễm, tính chất ô nhiễm, đặc điểm vị trí thải, nguồn tiếp nhận nước thải, mục đích sử dụng các nguồn nước tại địa phương....

Thực hiện việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong lưu vực (theo đề án chung của Bộ TN&MT đã trình Thủ tướng Chính phủ). Tăng cường kiểm soát các nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ, làng nghề trên địa bàn. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế (kể cảđóng cửa) các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm MT nghiêm trọng mà không có khả năng giảm thiểu và di dời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Xây dựng và tăng cường năng lực quan trắc môi trường cơ quan Nhà nước quản lý môi trường tỉnh Hà Nam

Tăng cường trang thiết bị, vật tư, tài chính nhằm khắc phục hậu quả do ô nhiễm nước sông Nhuệ.

Quan trắc chất lượng nước Sông Đáy thường xuyên, liên tục trên toàn hệ thống sông, đặc biệt là những nguồn thải lớn, những vị trí giáp ranh giữa các địa phương nhằm phát hiên, ngăn chặn kịp thời những sự cố có thể xảy ra.

Áp dụng biện pháp quản lý hành chính và công cụ kinh tế

Thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Nâng cao nhận thức về môi trường và sự tham gia của cộng đồng

Thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồ ng; nâng cao nhận thức cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Việc tuyên truyền giáo dục phải được thực hiện thường xuyên trên phương tiện truyền thanh và lồng ghép trong các cuộc họp tổ dân phố.

Phối hợp thực hiện việc điều tiết nước sông mùa khô và mùa mưa, đảm bảo đủ nước cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và tiêu thoát lũ.

Tăng cường năng lực quản lý môi trường của các địa phương trong lưu vực.

Việc giảm thiểu ô nhiễm Sông Đáy, trên cơ sở có một phương án quản lý môi trường hiệu quả là một việc đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều ngành mà đặc biệt là các địa phương có liên quan như Hà Nội và Hà Nam. Một số giải pháp phối hợp được đề xuất là:

Các tỉnh cần tăng cường và bắt buộc các biện pháp quản lý cũng như kiểm soát việc xả nước thải chưa được xử lý của các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ trên địa bàn. Trước mắt nên tập trung giải quyết các công trình xử lý nước thải tại chỗ cho các nhà máy, xí nghiệp có sự ô nhiễm của nước thải.

Quan trắc chất lượng nước sông thường xuyên, liên tục trên toàn hệ thống sông, đặc biệt là những nguồn thải lớn nhằm phát hiện, ngăn chăn kịp thời những sự cố có thể xảy ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Xây dựng quy định về bảo vệ môi trưòng Sông Nhuệ, sông Đáy chung cho các tỉnh trong khu vực.

Vận hành các cửa cống, đập trong hệ thống lưu vực đảm bảo thuỷ chế phù hợp với quy luật tự làm sạch của dòng sông, tránh suy thoái dòng chảy.

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)