Đối với người tiêu dùng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel (Trang 86 - 89)

- Năm 2010, giấy ủy quyền số: 16/GUQVTQĐBĐS ngày 6/01/2010 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân độ

3.4.3. Đối với người tiêu dùng

doanh BĐS của các doanh nghiệp. Là nhân tố tác động đến việc điều chỉnh giá cả, chất lượng, sản lượng của hàng hóa BĐS trên thị trường. Người tiêu dùng là chìa khóa quan trọng để giúp thị trường BĐS thoát khỏi khó khăn hiện nay, do đó:

- Người tiêu dùng phải tìm hiểu các quy định Nhà nước về việc mua, góp vốn và các dự án.

- Người tiêu dùng phải tích cực mua sử dụng, mua đầu tư BĐS trong thời điểm giá BĐS đang ở đáy như hiện nay.

- Không nên mua các dự án chậm tiến độ của các doanh nghiệp đầu tư dàn trải.

- Tích cực, chủ động tham gia, hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh mặt hàng của các cơ quan chức năng. Phát hiện những sai phạm về chất lượng, tiến độ sớm phản hồi những sai phạm đó với cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Hàng hóa BĐS là một lại hàng hóa đặc biệt, có giá trị lớn, trong quá trình hình thành và phát triển tại Việt nam có những biết động rất khó lường. Thị trường BĐS một thời gian dài luôn ở trong tình trạng bong bóng BĐS, giá cao quá mức so với giá trị sử dụng và giá thành. Thời điểm hoàng kim thị trường BĐS các doanh nghiệp kiếm lợi nhuận rất dễ, đầu tư là thắng, họ tiếp

tục lao vào đầu tư tràn lan, không đủ vốn thì vay vốn nhiều dự án vốn vay chiếm đến 80%-90%, lấy tiền dự án này đầu tư dự án khác,... Khi nền kinh tế suy thoái kéo theo sự thắt chặt Ngân hàng dẫn đến quả bong bóng này vỡ tung. Hậu quả của sự đổ vỡ này là hàng loạt doanh nghiệp phá sản, dự án BĐS không hoàn thành, nhà nước đang trong cơn suy kiệt lại còn phải kéo thêm BĐS lại càng kiệt quệ. Sự sụp đổ của BĐS có phần là do buông lỏng quản lý trong chính doanh nghiệp đó, ham lợi trước mắt mà quên đi các quy định, quy trình đầu tư BĐS. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý kinh doanh BĐS trong doanh nghiệp.

Luận văn tốt nghiệp với đề tài: ”Quản lý kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel” đã đạt được một số kết quả:

Một là: Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kinh doanh BĐS.

Hai là: Bằng các khảo sát thực tế kết hợp với phỏng vấn và nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu đã đánh giá xác đáng thực trạng quản lý đối với hoạt động kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel.

Ba là: Trên cơ sở phân tích những thành công, hạn chế, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quản lý đối với hoạt động kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel.

Tuy nhiên do hạn chế về nguồn kinh phí, thời gian tìm hiểu và năng lực nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế trong nghiên cứu. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel (Trang 86 - 89)