Đối với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel (Trang 84 - 86)

- Năm 2010, giấy ủy quyền số: 16/GUQVTQĐBĐS ngày 6/01/2010 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân độ

3.4.1. Đối với cơ quan Nhà nước

Chính phủ xem xét hỗ trợ ngành kinh doanh BĐS vượt qua khó khăng trong thời điểm hiện nay. Một số giải kiến nghị như sau:

Giảm các loại thuế đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Đối doanh nghiệp cần được giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đới với người tiêu dùng Nhà nước cần giảm thuế thu nhập cá nhân. Việc giảm thuế này một phần làm giảm giá thành sản phẩm BDS, nên các doanh nghiệp có thể giảm giá bán đây là một phần cơ bản để cung cầu thị trường BĐS gặp nhau.

Nhà nước xem xét tích cực thống nhất giữa các cơ quan chức năng quản lý liên quan đến đầu vào BĐS để đưa ra lộ trình giảm giá các yếu tố đầu vào giá thành BĐS như: xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng.

Chính phủ xem xét cho phép các doanh nghiệp kinh doanh BĐS thay đổi mục đích sử dụng BĐS để phù hợp với các yêu cầu của các gói cứu trợ. Ví dụ phân khúc văn phòng hiện tại đang không có đầu ra có thể cho phép doanh nghiệp chuyển đổi thành chung cư với diện tích nhỏ dễ thanh khoản.

Vấn đề lớn nhất hiện nay thị trường BĐS đang gặp phải đó là thanh khoản. Cơ quan Nhà nước để giải quyết bài toán thanh khoản thì chính sách vĩ mô phải vào cuộc bằng cách như cho giãn nợ tiền đất trong nhiều năm, hay có chính sách cho những đối tượng chưa được Nhà nước cho vay mua nhà ưu đãi. Đây là những cách để làm cho cung và cầu gặp nhau và tạo ra thanh khoản.

Chính phủ xem xét giảm các thủ tục hành chính về cấp đất, giấy phép xây dựng, giải phóng mặt bằng để rút ngắn thời gian công tác chuẩn bị xây dựng dự án.

Chính phủ xem xét phải có các gói cứu trợ dành cho thị trường BĐS, các biện pháp kích cầu, tạo đầu ra cho hàng hóa BĐS. Chính phủ chỉ đạo sát sao việc thực hiện chính sách này lên các cơ quan chức năng. Chính phủ phải đặt ra khẩu hiệu là cứu ngành BĐS chứ không phải là cứu một vài doanh

nghiệp người nhà. Chính phủ cần cân nhắc, tích cực cứu trợ các doanh nghiệp kinh doanh BĐS lành mạnh nhưng do hệ lụy khủng khoảng kinh tế nên cần được hỗ trợ, trái lại không cứu trợ các doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh, đầu tư tràn lan, nợ xấu cao.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel (Trang 84 - 86)