Dự báo về cung hàng hóa BĐS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel (Trang 70 - 72)

- Năm 2010, giấy ủy quyền số: 16/GUQVTQĐBĐS ngày 6/01/2010 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân độ

3.1.1. Dự báo về cung hàng hóa BĐS

Thị trường bất động sản phát triển rực rỡ từ ”rắn thành rồng” trong khoảng 11 năm qua từ năm 2000 đến năm 2010, nhưng từ rồng trở thành rắn

chỉ trong một hai năm nay, thời điểm này đến cuối năm sẽ rất nhiều nhiều doanh nghiệp BĐS phá sản. Sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa các vụ lừa đảo, chụp giật,…Biết bao dự án dang dở lên đến hàng triệu tỉ đồng coi như mất trắng không hoàn thành được công trình không ra được sản phẩm. Doanh nghiệp BĐS đua nhau bán dự án, bán cả doanh nghiệp để tháo chạy khỏi thị trường. Đây là cơ hội để khối ngoại nhảy vào thâu tóm thị trường và chính các chủ đầu tư thành doanh nghiệp làm thuê cho Tập đoàn lớn nước ngoài.

Các nhà đầu tư nước ngoài rất nhanh nhạy với những động thái trên thị trường bất động sản Việt Nam. Khi các chủ dự án trong nước mệt mỏi và kiệt sức, cũng là lúc các chủ đầu tư nước ngoài hoặc thông qua các công ty tư vấn, các quỹ đầu tư hoặc chủ động tìm kiếm dự án để đầu tư.

Một thời gian dài lãi rất lớn và rất nhanh làm nhiều chủ doanh nghiệp mất cảnh giác, đua nhau phiêu lưu, mở nhiều dự án, phân khúc khác nhau trên nhiều mặt trận, hy vọng đất nước phát triển nóng, tiền nước ngoài đổ vào sẽ tạo ra lợi nhuận khủng. Nhưng khi kinh tế chựng lại, lãi suất cao, lạm phát cao, đầu tư công sai, Nhà nước ưu tiên cứu những “quả đấm thép” là tập đoàn nhà nước thì sản phẩm BĐS không bán được. Tiêu thụ không có mà phải móc tiền trả lãi ngân hàng, phải vay nóng ngoài xã hội, cạn kiệt tiền mặt suốt hai, ba năm, đến mức không đủ tiền để bồi thường khách hàng khi có yêu cầu huỷ hợp đồng, phạt do chậm giao nhà. Sức doanh nghiệp yếu dần, chờ chết hoặc bỏ chạy trước khi chết, hoặc lừa đảo, bán một nơi cho hai, ba người, mặc nợ nần để lại, trong đó có nợ thi công, nợ ngân hàng, nợ người dân.

Trong khi những báo cáo được công bố hầu như liên tục của Bộ Xây Dựng chỉ cho thấy con số tồn kho căn hộ vào khoảng 40.000 căn, thì con số thống kê của một số hãng tư vấn bất động sản quốc tế có văn phòng ở Việt Nam như CBRE hay Savills lại sát thực hơn nhiều. Theo CBRE, có thể đang

tồn đến 200.000 căn hộ thuộc các phân khúc, trong đó có đến 70% thuộc về phân khúc cao cấp và trung cấp.

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tình hình tồn kho bất động sản trên địa bàn còn rất lớn. Cụ thể, tính đến tháng 5-2013, số căn hộ chung cư tồn kho (bao gồm chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là 5.789 căn, tương ứng hơn 566.000 m2 sàn. Trong đó, số đã xong phần thô có diện tích dưới 60 m2 là 137 căn; từ 60 đến 90 m2 là 120 căn; hơn 90 m2 là 185 căn. Ðối với loại đang xây dựng diện tích từ 60 đến 90 m2 là 247 căn, hơn 90 m2 có tới 5.405 căn. Số lượng nhà thấp tầng như biệt thự, liền kề tồn kho là 3.483 căn, tương ứng với 878.000 m2 sàn. Trong đó có 763 căn có diện tích từ 60 đến 90 m2 và 2.720 căn có diện tích hơn 90 m2.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel (Trang 70 - 72)