Hoàn thiện bộ máy quản lý kinh doanh BĐS

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel (Trang 80 - 81)

- Năm 2010, giấy ủy quyền số: 16/GUQVTQĐBĐS ngày 6/01/2010 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân độ

3.3.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý kinh doanh BĐS

Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh BĐS của Tập Đoàn Viettel chủ yếu là những con người kinh doanh viễn thông, chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm kinh doanh BĐS. Do vậy để có hiệu quả kinh doanh BĐS cần phải hoàn thiện bộ máy quản lý kinh doanh BDS và đặc biệt là hoàn thiện ở cấp độ quản lý của Công ty BĐS Viettel. Mục tiêu hoàn thiện theo các nội dung sau:

Một là tái cơ cấu bộ máy hoạt động về kinh doanh BĐS. Tập đoàn nên chủ trương sáp nhập các doanh nghiệp liên quan hoạt động BĐS thành một Tổng Công ty trực thuộc Tập đoàn vào năm 2015. Theo số liệu điều tra thì tổng số CN CBV khi sáp nhập các doanh nghiệp này lại là 680 người (Công ty BĐS Viettel: 360 người, Công ty CP Công trình Viettel 255 người, Công ty TNHH MTV Kinh doanh Nhà Viettel 20 người, Các công ty liên doanh khác: 50 người). Cần rút gọn bộ máy tổ chức cho doanh nghiệp này khoảng 500 người là phù hợp. Với 1 Tổng Giám đốc điều hành chung, 5 Phó Tổng giám đốc (mỗi người phụ trách mảng riêng: Kinh doanh, Tài chính, Dự án tự thực hiện, Dự án liên doanh-liên kết, Chính trị), 9 Phòng chức năng (Kinh doanh,

Kỹ thuật, Dự án, Tài chính, Nhân lực, Chính trị, Kế hoạch, Văn phòng, Thanh tra) với mỗi phòng có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng chuyên môn.

Hai là cần phải đánh giá lại trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hiện tại của toàn bộ CB CNV. Cách thức để đánh giá lại phù hợp đó là định kỳ tổ chức thi đánh giá năng lực trình độ CB CNV qua đó phân bổ lại cho phù hợp năng lực từng người.

Ba là hoàn thiện tổ chức vững mạnh bằng việc đánh giá, thử thách đối với các CB CNV không đủ năng lực trong hoạt động kinh doanh BĐS. Mặt khác Tập đoàn cần tuyển dụng vào vị trí quan trọng nhưng người có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý kinh doanh BĐS. Hàng tháng, quý, năm phải mở các lớp đào tạo nghiệp vụ kinh doanh BĐS cho CB CNV. Sau các khóa đào tạo và hàng năm tiến hành thi, kiểm tra trình độ chuyên môn của CB CNV đó có đủ trình độ để đảm nhận công việc hay không. Nếu không đủ điểm cần có biện pháp thử thách, thải loại. Để đảm bảo cần bằng việc tuyển dụng và thải loại, đề xuất tỷ lệ thoải loại và tuyển dụng CB CNV mỗi năm là 8% thay vì 5% như hiện nay.

Tái cơ cấu bộ máy kinh doanh BĐS nhằm mục đích tinh giảm bộ máy, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường BĐS ngày càng khó khăn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý kinh doanh BĐS của Tập đoàn Viettel (Trang 80 - 81)