Giá trị của các thuật ngữ trong hệ thống thuật ngữ Luật

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 73)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Giá trị của các thuật ngữ trong hệ thống thuật ngữ Luật

3.2.1. Hệ thuật ngữ Luật Việt Nam

Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng nhiều cách thức, trong đó, có việc ban hành pháp luật để điều chỉnh những hành vi của chủ thể trong xã hội, định hƣớng những quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo mục tiêu, địnhhƣớng của Nhà nƣớc. Những quan hệ xã hội đƣợc pháp luật điều chỉnh là đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật. Hệ thống pháp luật của Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật lại đƣợc phân công điều chỉnh một nhóm quan hệ nhất định. Trong đó, cơ sở của hệ thuật ngữ Luật Việt Nam đƣợc xây dựng từ hệ thuật ngữ BLDS, Hình sự và Thƣơng Mại. Đến nay, hệ thống Pháp luật của Việt Nam đã phát triển, theo kịp và đáp ứng tối đa nhu cầu về điều chỉnh các nhóm quan hệ quan hệ nhất định. Cùng với đó, hệ văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã đạt đến một trình độ tƣơng ứng. Tuy nhiên, trong những tình huống chƣa đƣợc quy định rõ ràng ở các văn bản cụ thể thì việc giải quyết các mâu thuẫn luôn đƣợc quy về hệ thống 3 luật cơ bản: Dân sự, Hình sự và Thƣơng Mại, trong đó, Dân sự luôn đƣợc coi là nền tảng cơ bản của Pháp luật Việt Nam.

Cũng trong chƣơng này, dựa trên việc phân tích và tổng hợp các số liệu của 3 luật, chúng tôi mong muốn xây dựng nên tháp thuật ngữ luật học cơ sở của Việt Nam và tháp thuật ngữ của từng luật – bộ luật. Bằng việc đƣa ra các hình ảnh trực quan, chúng tôi mong muốn thể hiện một cách đơn giản và chính xác nhất về các thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất, có giá trị sử dụng cao nhất trong mỗi hệ thống luật và trong toàn bộ hệ thống luật đƣợc đƣa vào phạm vi nghiên cứu. Theo đó, chúng ta dễ dàng nhận diện đƣợc các thuật ngữ mang tính chất nền tảng của mỗi hệ

71

thuật ngữ luật, đồng thời cũng đánh giá đƣợc vấn đề thu thú sự quan tâm nhất trong mỗi ngành luật và của hệ thống luật hiện nay.

3.2.2. Hệ thuật ngữ trong BLDS

BLDS vốn là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nƣớc ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những ngƣời tham gia quan hệ đó.

Theo quy định, BLDS quy định định vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động (gọi chung là quan hệ dân sự). BLDS có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng. Theo đó, BLDS quy định các điều nhằm bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.2.1. Khảo sát số liệu trên cơ sở BLDS

Theo khảo sát của chúng tôi, trong số 1063 thuật ngữ Luật của phạm vi khảo sát, BLDS có tới 733 thuật ngữ góp mặt với hơn 18.000 lƣợt xuất hiện. Các thuật ngữ của BLDS xuất hiện không đồng đều, mà trải dài trong một phổ tƣơng đối rộng, có từ xuất hiện hơn 1.000 lần, nhƣng cũng có khoảng hơn 350 từ chỉ xuất hiện 1 – 2 lần trong toàn bộ nội dung Bộ luật.

Trong đó, có những thuật ngữ có tần suất xuất hiện rất lớn, đạt trên 1.000 lần, nhƣ quyền: 1.425 lần và tài sản: 1.123 lần. Đồng thời, tuy chỉ chiếm 0.2% trong kho thuật ngữ Luật Dân sự (gồm 733 từ) nhƣng 2 từ này đã xuất hiện tới 2.548 lƣợt,

72

chiếm gần 15% số lần xuất hiện của các thuật ngữ trong BLDS (18.000 lƣợt xuất hiện thuật ngữ).

Cùng với đó, 2 thuật ngữ thuộc nhóm 1 có tần suất xuất hiện nhiều gần gấp 2 lần những từ chiếm vị trí đầu thuộc nhóm 2 nhƣ: nghĩa vụ: 741 lần, luật: 659 lần, án: 654 lần; sở hữu: 572 lần, quy định: 526 lần, hợp đồng: 493 lần, thuê: 451 lần. Với số lƣợt xuất hiện từ khoảng 400 - 700 lần trong một bộ luật có thể đƣợc coi là con số tƣơng đối lớn, nhƣng tính trên tổng số lần xuất hiện của các từ thuộc nhóm 1 (2.548 lần) thì đã chiếm trên 50% số lần xuất hiện của 7 từ thuộc nhóm 2 (4.617 lần). Đồng thời, khi so sánh với tổng số lần xuất hiện của các thuật ngữ Luật Dân sự, các từ nhóm 2 chiếm khoảng 1% về số từ và 25% số lần xuất hiện.

Các thuật ngữ thuộc nhóm 3 có phổ rộng hơn, với 28 từ nằm trong khoảng xuất hiện từ trên 100 lần đến dƣới 400 lần, nhóm này có nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều trong đời sống nhƣ: chủ sở hữu, di chúc, thừa kế, giám hộ, thế chấp, bảo hiểm, chiếm hữu, thanh toán, bảo đảm đầu tƣ,… Cùng với đó, các từ nhóm 3 có tổng số lần xuất hiện trong BLDS khoảng hơn 5.100 lần. Nhƣ vậy, tuy số từ gấp 4 lần nhóm 2 nhƣng tổng số lần xuất hiện của các từ trong nhóm 3 cũng chỉ nhỉnh hơn số lần xuất hiện của các từ nhóm 2. Và so với tổng các thuật ngữ xây dựng nên BLDS, các từ thuộc nhóm 3 chiếm 38% về số thuật ngữ và khoảng gần 30% số lƣợt xuất hiện.

Tiếp theo là các từ thuộc nhóm 4, với phổ số lần xuất hiện nằm trong khoản từ trên 2 lần đến dƣới 100 lần nhƣ: chi phí, cƣ trú, dịch vụ, bảo lãnh, nhân dân, công dân, danh dự,… Nhóm này có 329 từ với gần 5.000 lƣợt xuất hiện. Nhƣ vậy, nhóm 4 chiếm 45% số thuật ngữ và khoảng 28% số lƣợt xuất hiện của thuật ngữ trong BLDS.

Nhóm cuối là các thuật ngữ chỉ xuất hiện với tần xuất rất thấp, 1 – 2 lần, nhƣ tập thể Lao động, viên chức, ngƣời phạm tội, bổ nhiệm, thẩm định, tạm ƣớc, án treo, sửa đổi di chúc,… Các từ nhóm 5 gồm 369 thuật ngữ, với 507 lần xuất hiện trong

73

BLDS. Nhƣ vậy, các từ nhóm 5 chiếm 50% số từ, nhƣng lại chỉ tƣơng ứng gần 3% về số lần xuất hiện của thuật ngữ trong BLDS.

3.1. Bảng tổng hợp về tần suất xuất hiện của các thuật ngữ trong BLDS

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Ví dụ quyền, tài sản. nghĩa vụ, luật, án, sở hữu, quy định,… di chúc, thừa kế, giám hộ, thế chấp,… chi phí, cƣ trú, dịch vụ, nhân dân,… viên chức, ngƣời phạm tội, bổ nhiệm,… Tỷ lệ về lƣợng từ (733 từ TN) 2 từ 0,2 % 7 từ 1 % 29 từ 4 % 329 từ 44,8 % 366 từ 50 % Tần suất xuất hiện (18.316 lƣợt) 2.548 lƣợt 14 % 4.617 lƣợt 25 % 5.734 lƣợt 32 % 4.910 lƣợt 26 % 507 lƣợt 3 %

3.2.2.2. Hệ thống thuật ngữ BLDS qua tháp thuật ngữ

Nhƣ đã trình bày ở trên, dựa trên cơ sở những tƣ liệu đã khảo sát và phân tích, chúng tôi mong muốn đƣa ra hình tháp thuật ngữ, thể hiện một cách đơn giản và chính xác nhất về các thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất trong hệ thống BLDS. Theo đó, chúng ta dễ dàng nhận diện đƣợc các thuật ngữ mang tính chất nền tảng của hệ thuật ngữ BLDS, đồng thời cũng chỉ ra vấn đề đƣợc quan tâm nhất trong BLDS hiện hành.

Để đáp ứng cho mục đích trên, chúng tôi cần xây dựng các phần đáy tháp – thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất, phần đỉnh tháp là các thuật ngữ đƣợc sử dụng

74

hạn chế nhất. Các thuật ngữ còn lại sẽ thuộc phần thân tháp. Đồng thời dựa trên cơ sở thuật ngữ BLDS mà chúng tôi vừa khảo sát và phân tích ở trên, để xây dựng tháp thuật ngữ, chúng tôi ghép các nhóm 1 và 2 để thành phần đáy tháp, nhóm 4 và 5 ghép thành phần đỉnh tháp, nhóm 3 chính là thân tháp.

Nhƣ vậy, Tháp thuật ngữ của BLDS có cấu trúc nhƣ sau:

Đáy tháp Thân tháp Đỉnh tháp Tổng

Lƣợng từ 9 29 695 733

Tỷ lệ về số từ (%) 1,2 4 94,8 100 Tần xuất (%) 39 32 29 100

Theo đó, chúng tôi có tháp thuật ngữ BLDS nhƣ sau:

75

Tháp thuật ngữ BLDS chỉ ra rất rõ vấn đề trung tâm trong BLDS hiện này là các yếu tố liên quan đến quyền, tài sản (nhóm 1) và nghĩa vụ, án, sở hữu, quy định, hợp đồng, thuê, luật (nhóm 2). Các từ này tuy chiếm số lƣợng rất nhỏ, chỉ 1,2% trong hệ thống nhƣng có số lần xuất hiện khoảng 40% trong toàn bộ nội dung BLDS. Đây cũng đồng thời chính là các “từ khoá” chỉ những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, cần có sự tham gia, điều chỉnh của các điều khoản trong BLDS.

3.2.3. Hệ thuật ngữ trong BLHS

Khái niệm Luật Hình sự nói về những luật có chung tính chất là đề ra những hình phạt riêng biệt và nặng nề hơn bình thƣờng nếu phạm vào.

Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự trừng phạt (về mặt) hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc bị phạt vạ. Những tội cổ xƣa nhƣ sát nhân (giết ngƣời), phản quốc,… Luật hình sự nơi nào cũng có, nhƣng cũng có nhiều tội ở nƣớc này đƣa vào luật hình sự mà nƣớc khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự.

Luật hình sự thƣờng đƣợc tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống nhƣ BLDS thƣờng đƣợc tiến hành khởi tố bởi ngƣời dân hay các pháp nhân khác.

Ở Việt Nam, luật Hình sự là một ngành luật độc lập và quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các quy phạm pháp luật về tội phạm và hình phạt, về mối quan hệ giữa tội phạm – hình phạt và các nguyên tắc xử lý khi có hành vi phạm tội xảy ra nhằm mục đích chủ động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đồng thời thông qua hình phạt để răn đe, cải tạo, giáo dục, cảm hóa ngƣời phạm tội trở thành công dân lƣơng thiện có ích cho xã hội, qua đó làm cho mọi công dân có ý thức tuân thủ pháp luật, tự làm chủ chính mình và làm chủ xã hội trong một nền pháp luật pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến.

76

3.2.3.1. Khảo sát số liệu trên cơ sở BLHS

Theo khảo sát của chúng tôi, trong số 1063 thuật ngữ Luật của phạm vi khảo sát, BLHS có tới 473 thuật ngữ góp mặt với 7.563 lƣợt xuất hiện. Các thuật ngữ của BLHS xuất hiện không đồng đều, mà trải dài trong một phổ tƣơng đối rộng, có 1 từ xuất hiện hơn 1.300 lần, 1 từ xuất hiện hơn 600 lần, có 12 từ xuất hiện khoảng hơn 100 lần, 243 từ xuất hiện nhiều hơn 2 lần và 216 từ chỉ xuất hiện 1 – 2 lần trong toàn bộ nội dung Bộ luật.

Trong đó, có những thuật ngữ có tần suất xuất hiện rất lớn, đạt trên 1.000 lần, nhƣ Phạt: 1.344 lần. Đồng thời, tuy chỉ chiếm 0.2% trong kho thuật ngữ BLHS (gồm 473 từ) nhƣng từ này chiếm gần 17,8% số lần xuất hiện của các thuật ngữ trong BLHS (7.563 lƣợt xuất hiện thuật ngữ).

Cùng với đó, nhóm 2 cũng có 1 thuật ngữ nhƣng tần suất xuất hiện của thuật ngữ này tƣơng đƣơng 50% từ thuộc nhóm 1: án với 658 lần. Khi so sánh với tổng số lần xuất hiện của các thuật ngữ BLHS, các từ nhóm 2 đóng góp khoảng 0,2% về số từ và 8,7% số lần xuất hiện.

Các thuật ngữ thuộc nhóm 3 có số lƣợng lớn hơn, với 12 từ nằm trong khoảng xuất hiện từ trên 100 lần đến dƣới 300 lần, nhóm này có nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều trong đời sống nhƣ: luật, quy định, ngƣời phạm tội, hình phạt, phạt tiền, bộ, tài sản, cải tạo không giam giữ, quyền,… Cùng với đó, các từ nhóm 3 có tổng số lần xuất hiện trong BLHS khoảng 2.313 lần. Nhƣ vậy, tuy số từ gấp khoảng 12 lần nhóm 2 nhƣng tổng số lần xuất hiện của các từ trong nhóm 3 cũng chỉ gấp 3 số lần xuất hiện của các từ nhóm 2. Và so với tổng các thuật ngữ xây dựng nên BLHS, các từ thuộc nhóm 3 đóng góp 2,5% về số thuật ngữ và khoảng gần 30,4% số lƣợt xuất hiện.

Tiếp theo là các từ thuộc nhóm 4, với phổ số lần xuất hiện nằm trong khoản từ trên 2 lần đến dƣới 100 lần nhƣ: hành nghề, thiệt hại, pháp luật, tái phạm, quyền hạn, nhà nƣớc, trách nhiệm hình sự, quyết định,… Nhóm này có 243 từ với 2.956

77

lƣợt xuất hiện. Nhƣ vậy, nhóm 4 đóng góp 51,4% số thuật ngữ và khoảng 39,1% số lƣợt xuất hiện của thuật ngữ trong BLHS.

Nhóm cuối là các thuật ngữ chỉ xuất hiện với tần xuất rất thấp, 1 – 2 lần, nhƣ quyền sử dụng, vốn, điều lệ, quản lí tài sản, hòa giải, điều khoản, ngƣời thân thích, an ninh lãnh thổ, ân giảm,… Các từ nhóm 5 gồm 216 thuật ngữ, với 302 lần xuất hiện trong BLHS. Nhƣ vậy, các từ nhóm 5 đóng góp 45,7% số từ, nhƣng lại chỉ tƣơng ứng gần 4% về số lần xuất hiện của thuật ngữ trong BLHS.

3.3. Bảng tổng hợp về tần suất xuất hiện của các thuật ngữ trong BLHS Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Ví dụ phạt án luật, quy định, ngƣời phạm tội, hình phạt, hành nghề, tái phạm, trách nhiệm hình sự,… quyền sử dụng, tài sản, hòa giải,… Tỷ lệ về lƣợng từ (473 thuật ngữ) 1 từ 0,2 % 1 từ 0,2 % 12 từ 2,5% 243 từ 51,4 % 216 từ 45,7 % Tần suất xuất hiện (7.563 lƣợt) 1.344 lƣợt 17,8 % 658 lƣợt 8,7 % 2.303 lƣợt 30,4 % 2.956 lƣợt 39,1 % 302 lƣợt 4%

3.2.3.2. Hệ thống thuật ngữ BLHS qua tháp thuật ngữ

Để đáp ứng cho mục đích trên, chúng tôi cần xây dựng các phần đáy tháp – thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất, phần đỉnh tháp là các thuật ngữ đƣợc sử dụng hạn chế nhất. Các thuật ngữ còn lại sẽ thuộc phần thân tháp. Đồng thời dựa trên cơ

78

sở thuật ngữ BLHS mà chúng tôi vừa khảo sát và phân tích ở trên, chúng tôi ghép các nhóm 1 và 2 để thành phần đáy tháp, nhóm 4 và 5 ghép thành phần đỉnh tháp, nhóm 3 chính là thân tháp.

Nhƣ vậy, Tháp thuật ngữ của BLHS có cấu trúc nhƣ sau:

Đáy tháp Thân tháp Đỉnh tháp Tổng

Lƣợng từ 2 12 695 473

Tỷ lệ về số từ (%) 0,4 2,5 97,1 100 Tần xuất (%) 26,5 30,4 39,5 100

Theo đó, chúng tôi có tháp thuật ngữ BLHS nhƣ sau:

79

Tháp thuật ngữ BLHS chỉ ra rất rõ vấn đề trung tâm trong Luật Hình sự hiện này là các yếu tố liên quan đến phạt (nhóm 1) và án (nhóm 2). Các từ này tuy chiếm số lƣợng rất nhỏ, chỉ 0,4% trong hệ thống nhƣng có số lần xuất hiện khoảng 26,5% trong toàn bộ nội dung BLHS.

Đặc biệt, từ chiếm tỷ lệ lớn nhất là Phạt đồng thời thể hiện tính chất pháp quyền của Nhà nƣớc. Theo đó, nội hàm của phạt tƣơng đƣơng với “chế tài mà các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng đối với những ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích của chế tài này là nhằm giáo dục ngƣời vi phạm pháp luật, buộc khôi phục lại nguyên trạng, bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, không đƣợc tái diễn hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời mang tính chất phòng ngừa, giáo dục chung. Có nhiều hình thức phạt, tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm pháp luật: phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm trách nhiệm kỷ luật, phạt vi phạm trách nhiệm dân sự. Khi áp dụng các hình thức phạt, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần căn cứ vào quy định pháp luật xác định lỗi của ngƣời bị xử phạt”.

Cùng với án, đây cũng đồng thời chính là các “từ khoá” chỉ những vấn đề bức

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)