6. Bố cục của luận văn
2.3.2. Sử dụng một phần nội hàm nghĩa và làm rõ chi tiết theo chiều sâu
Đây là trƣờng hợp thƣờng xuất hiện đối với các từ có hơn 1 nét nghĩa và khi chuyển hoá, nội dung thuật ngữ chỉ còn giữ lại 1 nét nghĩa nào đó và đƣa ra định nghĩa theo hƣớng chi tiết, cụ thể hơn.
+ Thừa kế
Thừa kế là thuật ngữ xác lập nghĩa trên cơ sở một phần nghĩa đời thƣờng và triển khai nó theo chiều sâu. Thừa kế vốn là một từ sử dụng nhiều trong đời sống thƣờng ngày và cũng là một trong những thuật ngữ quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa, thừa kế là “hƣởng của ngƣời chết để lại cho. Thừa kế gia sản của cha mẹ. Quyền thừa kế”. Hoặc hiểu nhƣ “kế thừa”, thừa hƣởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá trị tinh thần). Vd, Thừa kế truyền thống tốt đẹp.
Xét nghĩa thuật ngữ, thừa kế là “sự chuyển dịch tài sản của ngƣời chết cho ngƣời còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phƣơng tiện duy trì, củng cố quan hệ sở hữu. Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật”.
Cả 3 BLDS, BLHS và LTM đều không có định nghĩa hay quy ƣớc thêm về cách hiểu đối với “thừa kế”, nên khái niệm về thuật ngữ này sẽ đƣợc quy chiếu theo định nghĩa của từ điển luật. Đối chiếu giữa 2 định nghĩa của từ điển tiếng Việt và từ điển thuật ngữ Luật, có thể thấy thuật ngữ “Thừa kế” chỉ sử dụng nét nghĩa thứ nhất trong từ điển tiếng Việt về việc “hƣởng của ngƣời chết để lại cho” mà không hề có liên hệ đến việc “thừa hƣởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá trị tinh thần)”. Tuy nhiên, định nghĩa luật đi sâu hơn khi khai thác yếu tố về sở hữu: “Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phƣơng tiện duy trì, củng cố quan hệ sở hữu”. Tất nhiên, liên hệ giữa “thừa kế” và “sở hữu” hoàn
40
toàn có tính logic và nó cũng thể hiện sự đào sâu về mặt nghĩa của thuật ngữ so với từ thông thƣờng.
Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân ngƣời đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hƣởng thừa kế; ngƣời thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản đƣợc hƣởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với ý nghĩa có tầm quan trọng nhƣ vậy, nên trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh đƣợc tính chất từng giai đoạn trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội nói riêng.
Trong đời thƣờng, từ thừa kế đƣợc sử dụng đa dạng, khi gắn với các giá trị vật chất: “Chúng ta hãy nhìn lại những ngƣời thừa kế của Steve Jobs: em gái Patti Jobs, 4 đứa con Eve Jobs, Erin Sienna Jobs, Reed Jobs, Lisa Brennan Jobs (với ngƣời vợ cũ Chrisann Brennan), và ngƣời vợ Laurene Powell Jobs” (Tài sản thừa kế từ Steve Jobs nên đƣợc bán ngay - vtc.vn, 25/11/2011); và đôi khi cũng nhấn mạnh đến các giá trị phi vật chất, các yếu tố mang tính kế thừa: “Steven Sinofsky sẽ thừa kế chức danh Giám đốc Điều hành của Microsoft thay Steve Ballmer” (Bí ẩn về ngƣời thừa kế chức danh CEO của Microsoft, vtc.vn, 29/2/2011). Tuy nhiên, trong văn bản luật thì không nhƣ vậy, BLDS sử dụng thuật ngữ thừa kế gắn liền với sự sở hữu và quyền sở hữu: “Ngƣời bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những ngƣời đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn” (khoản 3 điều 83 BLDS). Cách sử dụng này cũng xuyên suốt toàn bộ các nội dung liên quan đến thuật ngữ thừa kế đƣợc nhắc đến trong luật.
Sự phát triển của nghĩa thuật ngữ thừa kế đƣợc xác lập trên phổ nghĩa của từ thừa kế, nhƣng nó không sử dụng toàn bộ và chỉ xác lập dựa trên một nội dung thể hiện rõ yếu tố vật chất, mang tính chính xác cao.
41
Theo từ điển giải nghĩa, khái niệm của nghĩa vụ mang 2 nét nghĩa: 1. Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với ngƣời khác. Lao động là nghĩa vụ của mỗi ngƣời. Nghĩa vụ công dân. 2. Nghĩa vụ quân sự (khẩu ngữ - nói tắt).
Còn theo từ điển luật học, thuật ngữ Nghĩa vụ đƣợc hiểu là: Việc phải làm theo bổn phận của mình. Mối quan hệ phát sinh giữa một hay nhiều chủ thể (gọi là ngƣời có nghĩa vụ) phải làm một công việc, thực hiện một hành vi hoặc không đƣợc làm một công việc, một hành vi, vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là ngƣời có quyền).
Nhƣ vậy, trong phổ nghĩa từ vựng của “nghĩa vụ”, nghĩa biểu thị đƣợc mang 2 nét nghĩa nhƣ nội dung trong từ điển giải nghĩa đã chỉ ra, nhƣng nghĩa biểu niệm chỉ đƣợc xác lập dựa trên nét nghĩa thứ nhất: “Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với ngƣời khác”, là yếu tố liên quan tới bổn phận. Tầng nghĩa biểu niệm không sử dụng nét nghĩa thứ 2 trong tầng nghĩa biểu thị (chỉ nghĩa vụ quân sự - mang tính khẩu ngữ) và khi cần thể hiện ý này, văn bản luật sẽ thể hiện nội dung đầy đủ để tránh tình trạng nhiều cách hiểu nội dung.
Chẳng hạn, khoản 8, điều 3 LTM nhắc đến nghĩa vụ: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thƣơng mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
Thực tế, với cách sử dụng từ với nghĩa biểu thị, từ “nghĩa vụ” đƣợc sử dụng phổ biến với cả 2 nét nghĩa, bao gồm cả “việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm” và cả nét nghĩa về nghĩa vụ quân sự (nói tắt theo khẩu ngữ).
Ví dụ, với nét nghĩa thứ nhất: “Ở các nƣớc trên thế giới, ca sĩ là ngƣời thực hiện nghĩa vụ tác quyền đối với nhạc sĩ. Thực tế ở Việt Nam cho thấy lâu nay việc xin phép và thanh toán tiền tác quyền cho tác giả là do các đơn vị tổ chức biểu diễn làm thay cho ca sĩ (…). Trong khi nghĩa vụ này thuộc về ca sĩ, những ngƣời trực tiếp
42
sử dụng tác phẩm âm nhạc để biểu diễn trƣớc công chúng chứ không phải ai khác” (Ca sĩ phải trả phí tác quyền cho nhạc sĩ - Ngƣời Lao động – 15/03/2012); hoặc theo nét nghĩa thứ 2, sử dụng “nghĩa vụ” thay thế cho cả cụm “nghĩa vụ quân sự” mà vẫn hoàn toàn giữ nguyên nghĩa: “Đi nghĩa vụ có gì đâu mà phải lo lắng, thanh niên hiện đại nhƣ em thì hơi yếu đuối đấy. Đã là nghĩa vụ rồi thì phải chấp hành thôi. Việc học, đi làm có thể dang dỡ chút nhƣng có thể hoãn lại đƣợc mà” (Tâm sự trên VnExpress 25/12/2010).
Trong khi đó, nói về nghĩa vụ quân sự, đƣợc hiểu là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nƣớc Việt Nam để bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng, giữ gìn hoà bình, bảo vệ thành quả của cách mạng nâng cao ý thức quốc phòng, phổ cập trí thức quân sự trong nhân dân, điều 259 BLHS thể hiện đầy đủ: “Ngƣời nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Có thể thấy, khái niệm “nghĩa vụ” thể hiện rất rõ sự ràng buộc giữa các bên có liên quan trong những mối quan hệ cụ thể, trƣớc hết là một phạm trù đạo đức học phản ánh trách nhiệm của chủ thể - một cá nhân, một tập đoàn, một giai cấp, một dân tộc đối với những việc phải làm trong những điều kiện xã hội cụ thể, trƣớc một tình hình xã hội nhất định tại một thời điểm nhất định. Trong đời sống nhà nƣớc – pháp luật, nghĩa vụ là khái niệm đƣợc sử dụng rất phổ biến, nhất là trong lĩnh vực giao lƣu dân sự, trong đó chủ yếu là hợp đồng dân sự (nhƣ hợp đồng mua bán, vay mƣợn,…), hành vi dân sự hữu, sử dụng tài sản, đƣợc lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật, thực hiện công việc không có uỷ quyền,…).
43
Về đối tƣợng của nghĩa vụ, đó có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không đƣợc làm nhƣ trong lĩnh vực nghĩa vụ dân sự, các đối tƣợng này phải đƣợc chỉ định đích xác để thuận lợi trong việc thực hiện và tránh xảy ra tranh chấp (ví dụ nhƣ ở hợp đồng mua bán tài sản).
Thông thƣờng, nghĩa vụ luôn đi đôi với quyền lợi, nhƣ quyền công dân đi liền với nghĩa vụ công dân; làm nghĩa vụ thì phải đƣợc hƣởng quyền. Một chủ thể làm nghĩa vụ là để thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi, lợi ích của một chủ thể khác có quyền nhƣ ngƣời vay nợ, có nghĩa vụ trả nợ cho ngƣời cho vay, ngƣời có quyền đòi khi nợ đến ngày phải trả đƣợc thoả thuận từ trƣớc. Cũng theo nội dung nghĩa này, luật còn quy định về nghĩa vụ bảo hành, nghĩa vụ cấp dƣỡng, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự, nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự, nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ liên đới, nghĩa vụ trả tiền,…