Hƣớng nghiên cứu của luận văn

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 27 - 30)

6. Bố cục của luận văn

1.3. Hƣớng nghiên cứu của luận văn

Trong ngôn ngữ, hệ thống đơn vị từ vựng luôn là một hệ thống mở. Tuy có nhiều cách quan niệm khác nhau về từ đa nghĩa, đồng thời có nhiều các quan điểm khác nhau về các kiểu – loại nghĩa của từ, nhƣng nhìn chung, các kiểu nghĩa của từ vẫn chỉ đƣợc phân chia theo hƣớng lƣỡng phân. Xem xét dƣới góc độ nhƣ vậy, chúng ta không thể thấy đƣợc hết sự phức tạp của vấn đề này.

Lí thuyết về phổ nghĩa từ vựng đã giải quyết đƣợc vấn đề này. Bởi vốn từ tiếng Việt đã và đang phát triển theo chiều sâu. Đây chính là sản phẩm từ cơ chế hoạt động của bộ máy cấu tạo từ. Tuy ý nghĩa của từ đóng vai trò cơ bản trong giao tiếp và tƣ duy nhƣng không thể vì thế mà đánh giá quá cao chức năng nhận thức, nhìn nhận khái niệm thiên về góc độ logic hơn là ngôn ngữ. Vì mọi hoạt động của con ngƣời đều gắn với tƣ duy nên nếu tách ngôn ngữ và tƣ duy để nhìn nhận một cách riêng rẽ thì sẽ chỉ thu đƣợc kết quả phiến diện. Khác với những quan điểm

25

khác, quan điểm về phổ nghĩa từ vựng công nhận khái niệm qui ƣớc và khái niệm khoa học nhƣ một phần tất yếu trong kết cấu nghĩa của từ. Minh chứng cho điều đó chính là phổ nội dung trải dài từ cực duy lí khoa học tới cực biểu cảm, biểu trƣng. Theo đó, các nghĩa của từ trở thành một hệ thống logic với đầy đủ tính đa dạng và phong phú của nó trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ.

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi hƣớng tới nghiên cứu tầng nghĩa trí tuệ (intellectural stratum), tầng nghĩa bộc lộ nghĩa cụ thể của từ trong văn bản khoa học. Triết học Mac –Lenin đã chỉ ra quá trình nhận thức của con ngƣời phải trải qua hai cấp độ: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Trong đó, nhận thức cảm tính bao gồm ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tƣợng. Trong nhận thức cảm tính tồn tại cả cái bản chất và không bản chất, cả cái tất yếu và cái ngẫu nhiên. Ở trình độ cao hơn, nhận thức lí tính là giai đoạn trừu tƣợng và khái quát hóa thuộc tính và đặc điểm bản chất của đối tƣợng. Nhận thức lí tính thể hiện ở các hình thức nhƣ khái niệm, phán đoán và suy luận. tuy chỉ là hình thức cơ bản của tƣ duy trừu tƣợng nhƣng khái niệm đã phản ánh đƣợc đặc điểm bản chất của sự vật. Bởi đó là sự khái quát hóa cao độ các đặc điểm của đối tƣợng đang cần nghiên cứu.

Tiểu kết

Trong chƣơng này, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề làm rõ những cơ sở lý luận xung quanh vấn đề thuật ngữ và tầng nghĩa trí tuệ. Thực tế, từ đa nghĩa bấy lâu nay đã thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của giới ngôn ngữ học. Vấn đề về các kiểu – loại nghĩa của từ đa nghĩa hầu nhƣ không tìm đƣợc sự thống nhất giữa các ý kiến tranh luận. Các quan điểm theo ngôn ngữ học đồng đại và lịch đại đều đƣợc đƣa ra bàn thảo. Tuy nhiên, các quan điểm đều bộc lộ những điểm thiếu sót. Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa các nghĩa của từ đa nghĩa theo phổ nghĩa từ vựng đã khắc phục đƣợc những hạn chế của các ý kiến trƣớc đó.

26

Phổ nghĩa từ vựng phân chia các nghĩa của từ đa nghĩa thành 3 tầng nghĩa với 6 kiểu nghĩa trải dài từ cực duy lí khoa học qua sự sử dụng đời thƣờng tới cực biểu cảm, biểu trƣng. Theo đó, các nghĩa chỉ là những sự biểu hiện khác nhau của cùng một từ đa nghĩa trong những hoàn cảnh xuất hiện nhất định. Giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ qua lại qui định lẫn nhau vô cùng mật thiết. Các nghĩa của từ, trong đó có cả nội dung nghĩa thuật ngữ, trở thành một hệ thống logic với đầy đủ tính đa dạng và phong phú của nó trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ.

Thực chất nghĩa thuật ngữ là một nghĩa phái sinh trên cơ sở nghĩa ban đầu của từ ngữ thông thƣờng hoặc trên cơ sở một hay một vài nét nghĩa cơ bản trong cấu trúc biểu niệm của từ. Khả năng biến dạng ý nghĩa của từ nhiều nghĩa thông thƣờng (nghĩa biểu niệm) có thể đi đến giới hạn là nghĩa thuật ngữ. Đó là trƣờng hợp mặt biểu hiện (vỏ ngữ âm) của từ và cái biểu vật giữ nguyên không thay đổi, còn ý nghĩa thì thay đổi.

Trong quá trình biến đổi, phát triển nghĩa của từ nhiều nghĩa, ý nghĩa thuật ngữ vẫn còn nằm lại trong hệ thống ý nghĩa của từ xuất phát của ngôn ngữ chung. Ý nghĩa thuật ngữ này vẫn còn gắn liền với một ý nghĩa nào đó của từ ngữ thông thƣờng. Quá trình phát triển các ý nghĩa của từ nhiều nghĩa theo hƣớng từ nghĩa thông thƣờng đến nghĩa thuật ngữ chính là quá trình biến đổi nghĩa từ vựng của từ thông thƣờng theo hƣớng từ nghĩa biểu thị (denotational meaning) thuộc tầng nghĩa thực tiễn (pratical stratum) chuyển thành nghĩa biểu niệm khái niệm khoa học (scientific concept) thuộc tầng nghĩa trí tuệ (intellectual stratum) theo quan niệm của Lê Quang Thiêm. Đó chính là quá trình biến đổi và phát triển nghĩa của từ thông thƣờng để tạo ra một nghĩa phái sinh là nghĩa thuật ngữ.

27

CHƢƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẦNG NGHĨA BIỂU NIỆM CỦA THUẬT NGỮ LUẬT

2.0. Dẫn nhập

Để làm cơ sở cho việc chứng minh sự phát triển về nghĩa, việc nhận diện thuật ngữ trong các luật cơ sở của hệ thống luật Việt Nam là hết sức quan trọng. Dựa vào các khái niệm về thuật ngữ đã trình bày trong chƣơng 1, chúng tôi nhận diện các thuật ngữ luật dựa trên những nguyên tắc sau đây:

1. Về mặt cấu tạo, các thuật ngữ có cấu trúc nội tại của nó, thể hiện bằng các yếu tố tạo nên thuật ngữ và các yếu tố này phải có quan hệ với nhau, mỗi yếu tố có một chức năng, nhiệm vụ riêng để tạo nên chỉnh thể thuật ngữ.

2. Về mặt nội dung, thuật ngữ luật gồm các thuật ngữ vốn thuộc của luật.... Đó là các thuật ngữ chỉ khái niệm chung, cơ bản, điển hình, của luật... Ngoài ra, còn có các thuật ngữ của các ngành khác đƣợc nhập vào luật và đƣợc các ngành này điều chỉnh. Đó là các ngành khoa học đƣợc các bộ luật tƣơng ứng bảo hộ.

3. Về mặt ý nghĩa, thuật ngữ bao giờ cũng thể hiện khái niệm hoàn chỉnh và các yếu tố trong thuật ngữ mang một hoặc một số thuộc tính về khái niệm do thuật ngữ ấy biểu thị.

Với các tiêu chí nhận diện nhƣ trên, chúng tôi thống kê có1063 đơn vị thuật ngữ hiện đang đƣợc sử dụng là các thuật ngữ trong cả 3 bộ luật nền tảng này. Cụ thể, trong BLDS là 718 từ, BLHS là 468 từ và LTM là 368 từ.

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)