6. Bố cục của luận văn
2.3.1. Sử dụng nguyên nội hàm về nghĩa của nội dung từ trong các sử dụng đờ
thƣờng
Về bản chất, nội hàm là các thuộc tính chung của đối tƣợng đƣợc phản ánh trong một khái niệm. Trong cách sử dụng đời sống, có rất nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng mà mặt nội dung nghĩa không có sự biến đổi. Hay, nói cách khác, thuật ngữ vẫn giữ đƣợc trọn vẹn các nội dung nghĩa khi đƣợc sử dụng trong phạm vi đời sống. Tuy nhiên, trong từng trƣờng hợp sử dụng cụ thể, nghĩa của từ có thể chuyển biến đôi chút nhằm làm cho nghĩa của cả câu hoặc cả văn bản đƣợc sáng rõ, truyền tải đƣợc đầy đủ nhất mong muốn của ngƣời tạo lập văn bản. Đây là trƣờng hợp dùng các từ thể hiện các khái niệm khoa học tƣơng đối đơn giản cho mục đích thể hiện những ý tƣởng đời sống.
Trong sự phát triển của tầng nghĩa với các kiểu nghĩa, tầng nghĩa trí tuệ mà đặc biệt là kiểu nghĩa biểu niệm thể hiện khái niệm, chính là bản chất của sự vật hiện tƣợng đƣợc xây dựng từ quá trình “nâng cấp” nghĩa biểu thị. Trong đó, có những trƣờng hợp nghĩa khái niệm của thuật ngữ sử dụng hoàn toàn nghĩa đời thƣờng, hay nói cách khác, nội hàm của chúng trùng nhau. Và đây chính là yếu tố chứng minh cho sự mềm dẻo và linh hoạt của ngôn ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu biểu đạt.
+ Nhân dân
“Nhân dân” là một từ đƣợc quan tâm cả trong đời thƣờng và trong hệ thống luật bởi tính chính trị trong nghĩa của từ. Nghĩa của thuật ngữ Nhân dân và từ Nhân dân theo cách dùng thông thƣờng hầu nhƣ không có sự khác nhau. Từ điển tiếng Việt đƣa ra định nghĩa: “Đông đảo những ngƣời dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống
32
trong một khu vực địa lý nào đó (nói tổng quát)”. Cùng theo hƣớng đó, từ điển Luật học định nghĩa: “Tập hợp đông đảo những ngƣời dân thuộc mọi giai cấp, tầng lớp, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngƣỡng đang sống trong một khu vực địa lý nhất định”.
Tuy có mở rộng về diễn đạt, đề cập thêm đến giai cấp, thành phần, dân tộc, tôn giáo, tín ngƣỡng, nhƣng cũng nhƣ nội hàm nghĩa biểu thị, nghĩa biểu niệm cũng nhấn mạnh về “đông đảo những ngƣời dân (…) đang sống trong một khu vực địa lý nhất định. Giữa 2 kiểu nghĩa này có sự tƣơng đồng hoàn toàn và có thể nói nghĩa biểu niệm sử dụng toàn bộ nội hàm nghĩa của kiểu nghĩa biểu thị để xác lập nghĩa của thuật ngữ “nhân dân”.
Theo khảo sát của chúng tôi, “Nhân dân” là một từ xuất hiện tƣơng đối phổ biến, tổng cộng 61 lần với 27 lần trong BLDS, 32 lần trong BLHS và 2 lần trong LTM. Từ có đó thể suy đoán, đây là một trong những đối tƣợng quan tâm của BLDS và hình sự.
Ví dụ cụ thể, Điều 479 mục 4 về hợp đồng vay tài sản, nằm trong phần 3 Một số quy định riêng về mua bán tài sản trong chƣơng 18 Hợp đồng dân sự thông dụng của BLDS, khi quy định về họ, hụi, biêu, phƣờng, có nêu khoản 2: Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Đây là luật cơ bản của hệ thống luật Việt Nam và áp dụng cho các công dân Việt Nam hoặc các nước, vùng lãnh thổ có thoả thuận sử dụng luật Việt Nam. Theo đó, có thể hiểu nôm na nhân dân chính là người dân, là khối người đông đảo làm nền tảng cho đất nước, bất kể tầng lớp nào, giai cấp nào, tôn giáo, tín ngưỡng nào
cũng chịu sự điều chỉnh của quy định này.
BLHS quy định, “quản chế là buộc ngƣời bị kết án phạt tù phải cƣ trú, làm ăn
sinh sống và cải tạo ở một địa phƣơng nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phƣơng” (Điều 38, chƣơng 5, BLHS). Theo đó, không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng, việc theo dõi và giám sát việc làm
33
ăn, sinh sống của những ngƣời bị kết án cần có sự tham gia của ngƣời dân, các quần chúng cƣ trú tại địa phƣơng. Và bất cứ ai cũng đều phải thực hiện trách nhiệm này.
Thuật ngữ “nhân dân”, hiểu theo cách đơn giản nhất thì mang nghĩa biểu thị tƣơng đồng với từ “dân” hoặc “ngƣời dân”. Trong cuộc họp báo Chính phủ thƣờng kỳ tháng 3/2012, diễn ra ngày 1/4 vừa qua, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng trình bày về đề án thu phí giao thông: “(…) Nói nhƣ vậy, không có nghĩa Bộ không phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi chịu trách nhiệm trƣớc Đảng, Chính phủ và nhân dân về đề án này” hay “(…) giúp ngƣời dân lƣu thông dễ dàng, thuận tiên, giảm ùn tắc” hoặc “(…) đầu tƣ nguồn vốn để phát triển và dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của dân”. Từ các tình huống sử dụng thực tiễn ở trên, có thể thấy việc sử dụng “nhân dân”, “ngƣời dân” hay “dân” rất linh hoạt và chúng có thể thay thế cho nhanh do sự tƣơng đồng về nghĩa mà vẫn đảm bảo tính trang trọng của một buổi làm việc tầm Chính phủ.
Cùng với đó, “Nhân thân” cũng là khái niệm đƣợc thống nhất cao giữa nghĩa biểu thị và nghĩa biểu niệm: “Tổng hợp các đặc điển về thân thể, tính cách và cuộc sống của cá nhân một con ngƣời, về mặt hành vi pháp luật”. Ví dụ: Nhân thân không rõ ràng. Nhân thân của bị cáo có tiền án.
Nhân thân là khái niệm pháp lý theo nghĩa mở. Theo đó, nhân thân là đặc điểm có thuộc tính pháp lý và xã hội của một con ngƣời cụ thể. Có nhân thân tốt, có nhân thân xấu, và đƣợc đánh giá từ cộng đồng xã hội, từ các cơ quan bảo vệ pháp luật liên quan.
Trong lĩnh vực pháp lý, khi một ai đó bị xử phạt, xử lý hành chính qua thời gian để đƣợc coi là chƣa bị xử phạt, xử lý hành chính hoặc bị kết án, đã đƣợc xoá án tích, chúng ta thƣờng gọi nhân thân ông nọ, bà kia, năm nào đó đã bị đƣa vào cơ sở giáo dục, với thời hạn 18 tháng; bị kết án về tội trộm cắp tài sản, án phạt 36 tháng tù giam.
34
Nếu chúng ta ghi trong hồ sơ họ có tiền sự, tiền án là trái quy định của pháp luật, vì họ đã đƣợc xoá án tích, không còn tiền sự, tiền án nữa. Họ đang là ngƣời bình thƣờng về mặt pháp lý.
+ Đấu giá
Chỉ xuất hiện tổng cộng 174 lần: 34 lần trong BLDS và 140 lần trong LTM và không xuất hiện trong BLHS, từ “Đấu giá” có thể đƣợc coi là một trong những thuật ngữ có tần suất xuất hiện lớn của LTM.
Theo từ điển giải nghĩa, “đấu giá” là động từ, bán bằng hình thức để cho những ngƣời mua lần lƣợt trả giá, ai trả giá cao nhất thì đƣợc mua. Vd: Bán đấu giá tài sản tịch thu. Tƣơng tự nhƣ vậy, hiểu theo nghĩa thuật ngữ, từ điển luật học định nghĩa: Là hình thức bán công khai một tài sản, một khối tài sản; theo đó, có nhiều ngƣời muốn mua tham gia trả giá, ngƣời trả cao nhất, nhƣng không thấp hơn giá khởi điểm là ngƣời mua đƣợc tài sản.
Thực tế, tại điều 185 về Đấu giá hàng hoá của LTM có định nghĩa: Đấu giá hàng hoá là hoạt động thƣơng mại, theo đó ngƣời bán hàng tự mình hoặc thuê ngƣời tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn ngƣời mua trả giá cao nhất.
Mang cùng nội hàm nghĩa, nhƣng từ điển luật học còn giải thích chi tiết thêm: Theo quy định của pháp luật, ngƣời bán đấu giá là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, hội đồng bán đấu giá tài sản. Ngƣời bán đấu giá có nghĩa vụ tổ chức việc bán đấu giá tài sản theo nguyên tắc và thủ tục quy định của pháp luật, niêm yết, thông báo công khai, đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến tài sản bán đấu giá, bảo quản tài sản bán đấu giá khi đƣợc ngƣời có tài sản giao bảo quản hoặc quản lý; trƣng bày, cho xem và cho tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá (…). Ngƣời bán đấu giá tài sản có quyền: yêu cầu ngƣời có tài sản bán đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy từ liên quan
35
đến tài sản bán đấu giá (…). Mua tài sản bằng hình thức đấu giá tài sản là một căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản đối với ngƣời đã mua đƣợc tài sản.
Qua việc đối chiếu các định nghĩa về đấu giá trên, chúng tôi rút ra nhận định chung, bản chất của đấu giá (hoặc bán đấu giá) tài sản là quan hệ dân sự về mua bán tài sản thông qua hình thức đấu giá nhằm bán đƣợc tài sản với giá cao nhất. Hoạt động bán đấu giá tài sản đƣợc diễn ra theo ý chí của chủ sở hữu và ngƣời đƣợc chủ sở hữu ủy quyền yêu cầu tổ chức có chức năng bán đấu giá hoặc tài sản thực hiện việc bán đấu giá.
Trong cách dùng đời sống, ví dụ sau thể hiện rất rõ đấu giá là việc việc mua bán tài sản sao cho đạt giá cao nhất: “Ngày 25/11, tác giả Nguyễn Văn Phúc - trƣởng phòng đối ngoại Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - cho biết đã không mua đƣợc bức tranh Chiều tà (Déclin du jour) của vua Hàm Nghi ở buổi đấu giá tại Paris diễn ra lúc 15h (giờ Paris) ngày 24/11. Bức tranh có giá khởi điểm từ 800- 1.200 euro, đã đƣợc đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp (đơn vị đƣợc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế ủy quyền đấu giá) và một số bà con Việt kiều (quyết tâm mua để tặng Huế) đẩy lên 8.000 euro, nhƣng cuối cùng tranh đã đƣợc bán cho một ngƣời không tiết lộ danh tính đấu giá qua điện thoại với giá 8.800 euro” (báo Tiền Phong, Không mua đƣợc tranh của vua Hàm Nghi, 26/11/2010).
Hay trong một ví dụ đời thƣờng hơn: “Từ giá khởi điểm là 10.000 USD, bức tranh nhanh chóng tăng lên 25.000 USD và sau cùng đƣợc bà Dƣơng Minh mua với giá 35.000 USD. Hai vị mạnh thƣờng quân khác, dù muốn sở hữu bức tranh nhƣng do thua đấu giá nên đã cùng tặng thêm 15.000 USD để nâng giá trị của bức Máu lên 50.000 USD” (Bee.net.vn, Những món đồ đấu giá "cao ngất" của sao Việt – 15/2/2011).
Thực tế, đấu giá tài sản là một dịch vụ có từ lâu đời và tƣơng đối phát triển ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng đầy đủ. Tuy nhiên, ở nƣớc ta, hoạt động đấu giá tài sản chỉ mới thực sự bắt đầu phát triển khi Đảng và Nhà nƣớc ta áp dụng chính
36
sách mở cửa, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với sự hình thành và phát triển của pháp luật về bán đấu giá tài sản qua các giai đoạn cụ thể.
Có thể nói dịch vụ bán đấu giá tài sản tại Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự. Bởi lẽ, các quy định về bán đấu giá tài sản đƣợc xuất hiện đầu tiên trong pháp luật về thi hành án dân Pháp luật về bán đấu giá tài sản đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 28/8/1989 (Pháp lệnh năm 1989), quy định về bán đấu giá tài sản để thi hành án. Đến năm 1995, BLDS đầu tiên ở nƣớc ta đƣợc Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ dân sự trong đó có quan hệ về bán đấu giá tài sản. BLDS năm 1995 đã quy định giao cho Chính phủ ban hành quy chế bán đấu giá. Trên cơ sở đó, ngày 19/12/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/1996/CP về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản. Đây là văn bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên điều chỉnh về lĩnh vực bán đấu giá tài sản với những quy định về tài sản bán đấu giá, ngƣời bán đấu giá, trình tự, thủ tục bán đấu giá, giải quyết khiếu nại, tranh chấp về bán đấu giá. Nhƣng dần trong quá trình phát triển của hệ thống luật Việt Nam, “đấu giá” và các vấn đề liên quan trở thành nội dung đƣợc “sang nhƣợng” từ BLDS sang LTM và trở thành một trong những yếu tố điều chỉnh quan trọng của LTM, khi chiếm nguyên Mục 2, Đấu giá hành hoá, gồm 18 điều (từ điều 185 đến 213), trong chƣơng VI của LTM. Chính sự xuất hiện tới 140 lần trong tổng số 174 lần xuất hiện ở cả 3 bộ luật đã chứng minh điều đó.
+ Dịch vụ
Dịch vụ: Công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và đƣợc trả công (nói khái quát).
Còn theo từ điển luật học, nội hàm nghĩa của thuật ngữ dịch vụ là: Sản phẩm kinh tế, gồm những công việc dƣới dạng thể lực, khả năng tổ chức, quản lý, kiến
37
thức và kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng của tổ chức cá nhân.
Tuy diễn đạt có khác nhau, nhƣng cả 2 khái niệm trên đều sử dụng cùng một nội hàm nghĩa, mang lại cùng một cách hiểu về dịch vụ, là phần cơ bản trong công việc kinh doanh, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, nhằm đạt hiệu quả công việc ở mức cao nhất và bền vững nhất. Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động cung ứng dịch vụ rất đa dạng, phong phú. Đó có thể là các dịch vụ tiêu dùng nhƣ ăn uống, sửa chữa nhà cửa, máy móc gia dụng các dịch vụ công cộng nhƣ cung ứng điện, nƣớc, vệ sinh đô thị; các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, vận tải; các dịch vụ mang tính nghề nghiệp chuyên môn cao nhƣ kiểm toán, tƣ vấn kiến trúc, bác sĩ, tƣ vấn pháp luật… Còn dịch vụ trong kinh tế học đƣợc hiểu là những thứ tƣơng tự nhƣ hàng hóa nhƣng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa- dịch vụ.
Là một thuật ngữ quan trọng trong LTM và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới kinh tế, dịch vụ xuất hiện trong LTM tới 513 lần (trên tổng số 582 lần xuất hiện các tƣ liệu). Tại các ngữ cảnh xuất hiện, nó đều thể hiện với nội hàm nghĩa là sản phẩm kinh tế phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định, có tổ chức và đƣợc trả công.
Cụ thể, khoản 9 điều 3 LTM quy ƣớc: “Hoạt động thƣơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Hay tại điều 360 BLDS về ký quỹ quy định: “Trong trƣờng hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đƣợc ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thƣờng thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng”.
38
Cách sử dụng từ này trong đời sống có sự linh hoạt hơn, tuy nhiên, nội hàm nghĩa vẫn không thay đổi. Nhƣ ví dụ: “Liên Bộ Y tế và Tài chính ban hành mới tối đa khung giá 447 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nƣớc. Việc ban hành mức giá cụ thể cho từng dịch vụ đối với mỗi loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định hiện hành” Từ 15/4/2012 các dịch vụ khám, chữa bệnh sẽ tăng theo giá mới – Khoa học đời sống – 19/03/2012). Hoặc “Dịch vụ cho thuê bạn gái trong buổi tối Valentine đang phất nhƣ diều gặp gió. Trong khoảng 1,8 triệu đến 2 triệu đồng, bạn sẽ có một cô bạn