6. Bố cục của luận văn
3.2.5. Tháp thuật ngữ Luật Việt Nam
Theo khảo sát của chúng tôi, có 1063 thuật ngữ Luật trong phạm vi khảo sát với 32029 lƣợt xuất hiện. Trong đó, có 6 từ với tần xuất xuất hiện hơn 1.000 lần, có 7 từ xuất hiện hơn 500 lần, nhƣng cũng có khoảng 45 từ xuất hiện hơn 100 lần, có khoảng 624 từ xuất hiện nhiều hơn 2 lần và 381 từ chỉ xuất hiện 1 – 2 lần trong toàn bộ nội dung Luật.
Trong đó, có những thuật ngữ có tần suất xuất hiện rất lớn, đạt trên 1.000 lần, nhƣ quyền: 1.942 lần, án: 1.793 lần, phạt: 1.378 lần, tài sản: 1309 lần, luật: 1166 lần và quy định: 1078 lần. Đồng thời, tuy chỉ chiếm 0,6% trong kho thuật ngữ Luật (gồm 1.063 từ) nhƣng 6 từ này đã xuất hiện tới 8.666 lƣợt, chiếm 27,1% số lần xuất hiện của các thuật ngữ trong Luật (32.029 lƣợt xuất hiện thuật ngữ).
Cùng với đó, số lƣợt xuất hiện của các thuật ngữ thuộc nhóm 2 (5.011 lần) có tần suất xuất hiện chỉ gần bằng 50% số lƣợt xuất hiện của các thuật ngữ của nhóm 1 (8.666 lần), những từ chiếm vị trí đầu thuộc nhóm 2 nhƣ: nghĩa vụ: 906 lần, hợp đồng: 779 lần, sở: 741 lần, pháp luật: 736 lần. đồng thời, khi so sánh với tổng số lần xuất hiện của các thuật ngữ trong hệ thống Luật, các từ nhóm 2 chỉ đóng góp khoảng 0,7% về số từ và 15,6% số lần xuất hiện.
Các thuật ngữ thuộc nhóm 3 có phổ rộng hơn, với 45 từ nằm trong khoảng xuất hiện từ trên 100 lần đến dƣới 500 lần, nhóm này có nhiều thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều trong đời sống nhƣ: thiệt hại, bộ, thời hạn, Vật, xã, nhà nƣớc, chủ sở hữu, ngƣời phạm tội, hình phạt, di chúc,… Cùng với đó, các từ nhóm 3 có tổng số lần xuất hiện trong hệ thống Luật khoảng hơn 9.035 lần. Nhƣ vậy, tuy số từ gấp 6 lần nhóm 2 nhƣng tổng số lần xuất hiện của các từ trong nhóm 3 cũng chỉ gấp 2 lần số lần xuất hiện của các từ nhóm 2. Và so với tổng các thuật ngữ xây dựng nên hệ
85
thống Luật, các từ thuộc nhóm 3 cũng chỉ đóng góp 4,2% về số thuật ngữ và khoảng gần 28,2% số lƣợt xuất hiện.
Tiếp theo là các từ thuộc nhóm 4, với phổ số lần xuất hiện nằm trong khoản từ trên 2 lần đến dƣới 100 lần nhƣ: giao dịch dân sự, bất động sản liền, hành nghề, ngƣời thừa kế, kết án, khuyến mại, hành vi dân sự,… Nhóm này có 624 từ với 8.783 lƣợt xuất hiện. Nhƣ vậy, nhóm 4 đóng góp 58,7% số thuật ngữ và khoảng 27,4% số lƣợt xuất hiện của thuật ngữ trong hệ thống Luật.
Nhóm cuối là các thuật ngữ chỉ xuất hiện với tần xuất rất thấp, 1 – 2 lần, nhƣ án lệ, án phí, bản đồ địa chính, bảng giá đất, bảo hiểm tài sản, bị cáo, bổ nhiệm, cá cƣợc, chánh án,… Các từ nhóm 5 gồm 381 thuật ngữ, với 534 lần xuất hiện trong hệ thống Luật. Nhƣ vậy, các từ nhóm 5 đóng góp 35,8% số từ, nhƣng lại chỉ tƣơng ứng 1,7% về số lần xuất hiện của thuật ngữ trong Hệ thống Luật.
3.7.Bảng tổng hợp về tần suất xuất hiện của các thuật ngữ văn bản luật Việt Nam
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Ví dụ quyền, án, phạt, tài sản, luật, nghĩa vụ, hợp đồng, sở, pháp luật,… thiệt hại, bộ, thời hạn, vật, di chúc,… giao dịch dân sự, kết án, bảo hiểm tài sản, bị cáo, Tỷ lệ về lƣợng từ (1.063 thuật ngữ) 6 từ 0,6 % 7 từ 0,7 % 45 từ 4,2 % 624 từ 58,7 % 381 từ 35,8 % Tần suất xuất hiện (32.029 lƣợt) 8.666 lƣợt 27,1 % 5.011 lƣợt 15,6 % 9.035 lƣợt 28,2 % 8783 lƣợt 27,4 % 534 lƣợt 1,7 %
86
Để hiện thực hoá tháp thuật ngữ, chúng tôi cần xây dựng các phần đáy tháp – thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất, phần đỉnh tháp là các thuật ngữ đƣợc sử dụng hạn chế nhất. Các thuật ngữ còn lại sẽ thuộc phần thân tháp. Đồng thời dựa trên cơ sở thuật ngữ luật mà chúng tôi vừa khảo sát và phân tích ở trên, để xây dựng tháp thuật ngữ luật Việt Nam, chúng tôi đề xuất phƣơng án ghép các nhóm 1 và 2 để thành phần đáy tháp, nhóm 4 và 5 ghép thành phần đỉnh tháp, nhóm 3 chính là thân tháp.
Nhƣ vậy, Tháp thuật ngữ của BLDS có cấu trúc nhƣ sau:
Đáy tháp Thân tháp Đỉnh tháp Tổng
Lƣợng từ 13 45 1.005 1.063 Tỷ lệ về số từ (%) 1,3 4,2 94,5 100 Tần xuất (%) 42,7 28,2 29,1 100
Theo đó, chúng tôi có tháp thuật ngữ BLDS nhƣ sau:
87
Tháp thuật ngữ Hệ thống Luật chỉ ra rất rõ vấn đề trung tâm trong Luật hiện này là các yếu tố liên quan đến quyền, án, phạt, tài sản, luật, quy định (nhóm 1) và nghĩa vụ, hợp đồng, pháp luật,… (nhóm 2). Các từ này tuy chiếm số lƣợng rất nhỏ, chỉ 1,3% trong hệ thống nhƣng có số lần xuất hiện khoảng 42,7% trong toàn bộ nội dung Luật. Đây cũng đồng thời chính là các “từ khoá” chỉ những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, cần có sự tham gia, điều chỉnh của các điều khoản trong Hệ thống Luật.
Tiểu kết
Hệ thuật ngữ luật pháp là phƣơng tiện ngôn ngữ góp phần lớn tạo ra tính minh xác và chặt chẽ cho văn bản pháp luật. Khi cần diễn đạt, các yếu tố đƣợc hiển thị trên văn bản là kết quả của một quá trình lựa chọn từ vựng theo một trật tự ƣu tiên nào đó. Sự ƣu tiên này do nội dung cần xác lập quyết định.
Do chỉ có 1 nội dung xác định không thay đổi theo ngữ cảnh sử dụng, nên thuật ngữ chính là phƣơng tiện lý tƣởng để tạo lập tính chính xác cho văn bản luật pháp. Luật pháp đòi hỏi đƣợc hiểu, áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc nhƣ nhau. Sự có mặt của một số lớn thuật ngữ trong văn bản luật pháp là để đảm bảo tính nhất quán và chính xác đó. Nội dung ý nghĩa cố định, bất di bất dịch của hệ thuật ngữ luật làm cho văn bản luật pháp có đƣợc sự nghiêm ngặt, bất biến, vốn là một tính chất không thể thiếu của các quy định, luật lệ.
88
KẾT LUẬN
Cùng với xu thế hội nhập hiện nay, vai trò của Nhà nƣớc pháp quyền ngày càng đƣợc chú trọng. Theo đó, việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp nói chung và hệ thuật thống thuật ngữ luật pháp nói riêng là yếu tố quan trọng. Từ góc nhìn Ngôn ngữ học, việc phát triển của các thuật ngữ và hệ thuật ngữ luật có thể đƣợc coi là yếu tố thể hiện sự phát triển của ngành luật và qua đó đồng thời định vị đƣợc các vấn đề tâm điểm của ngành luật hiện đại. Do đó, mục đích của luận văn là trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm về ngữ nghĩa của hệ thuật ngữ trong văn bản luật tiếng Việt để đƣa ra cách thức hình thành, phát triển của thuật ngữ và đồng thời, chỉ ra các vấn đề đƣợc coi là trọng tâm của ngành luật hiện nay.
1. Để làm cơ sở cho việc nhận thức thuật ngữ và hệ thuật ngữ luật trên văn bản luật tiếng Việt, chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất xung quanh các khái niệm về ngữ nghĩa, về tầng nghĩa chức năng từ vựng, những vấn đề lý luận liên quan đến thuật ngữ và xem xét một các có hệ thống sự hình thành và phát triển của thuật ngữ luật của BLDS, BLHS và LTM, vốn đƣợc coi là ba văn bản luật nền tảng cho hệ thống luật Việt Nam. Luận văn đặt ra 2 hƣớng nghiên cứu, thứ nhất là nghiên cứu về phƣơng thức biến đổi nghĩa để tạo thuật ngữ và hƣớng thứ 2 là phân tích theo hƣớng hệ thống thuật ngữ để tìm ra vấn đề then chốt trong thực tiễn ngành luật hiện nay, đó cũng đồng thời là vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm và hệ thống luật tham gia điều chỉnh một cách sâu sắc nhất.
2. Về phƣơng thức biến đổi nghĩa để tạo thuật ngữ, chúng tôi khảo sát trên 1063 đơn vị và có một số nhận xét chi tiết từ góc nhìn bao quát. Theo đó, thuật ngữ hoá từ thông thƣờng là quá trình biến đổi và phát triển nghĩa của từ thông thƣờng để tạo ra một nghĩa phái sinh là nghĩa thuật ngữ. Tuy cùng sử dụng phƣơng pháp thuật ngữ hoá từ thông thƣờng, nhƣng các thuật ngữ khác nhau chịu ảnh hƣởng về nghĩa của từ thông thƣờng khác nhau. Nhìn chung, có 4 kiểu phát triển nghĩa của từ thông thƣờng thành nghĩa thuật ngữ: 1. Sử dụng toàn bộ nội hàm về nghĩa; 2. Sử dụng một
89
phần nội hàm và phát triển sâu; 3. Sử dụng một phần nội hàm và mở rộng nghĩa; 4. Mở rộng toàn bộ nội hàm nghĩa.
Điều này cũng là một phần quan trọng trong việc lý giải sự chuyển đổi giữa các tầng nghĩa kiểu nghĩa của một từ khi dùng đời thƣờng trong vai trò nghĩa biểu thị, nhƣng khi đứng trong các văn bản cần tính chính xác cao, nó lại thể hiện nghĩa biểu niệm.
Ngoài ra, ở một số trƣờng hợp đặc biệt còn có sự tách biệt tƣơng đối giữa nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thị. Giữa chúng tuy còn có thể tìm thấy mối quan hệ nhỏ, nhƣng về bản chất, nghĩa biểu thị và nghĩa biểu niệm chỉ những đối tƣợng tƣơng đối khác nhau. Đây là một trƣờng hợp rất đặc biệt trong thực tế khảo sát.
Dựa trên tƣ liệu khảo sát thực tế với 1063 thuật ngữ đƣợc nghiên cứu, chúng tôi đã sàng lọc, đối chiếu giữa nghĩa đời sống (theo định nghĩa từ điển tiếng Việt) và nghĩa biểu niệm (nghĩa thuật ngữ - theo từ điển Luật học) và đƣợc kết quả sau đây:
+ 44,12% thuật ngữ biến đổi nghĩa từ từ đời thƣờng nhƣng chỉ sử dụng một phần nội hàm và phát triển theo chiều sâu, nhƣ: nghĩa vụ, thừa kế, cảnh cáo, chấp hành, thiệt hại,…
+ 28,9% thuật ngữ sử dụng một phần nội hàm từ đời thƣờng và triển khai theo bề rộng, nhƣ: phạt, tài sản, khuyến mãi, chiếm hữu, hồ sơ, đầu tƣ, đảm bảo, di chúc,…
+ 24,18% thuật ngữ sử dụng nguyên nội hàm nghĩa của từ thƣờng, nhƣ: đấu giá, nhân dân, dịch vụ, nhân thân,..
+ Chỉ 2,64% thuật ngữ có nội hàm mở rộng so với nội hàm từ đời sống và duy nhất 1 từ có nội hàm tách biệt tƣơng đối nhƣng liên kết bởi nét nghĩa quan yếu, nhƣ bồi thƣờng, nội vụ, nạn nhân,…
3. Về hệ thống thuật ngữ, các thuật ngữ chuyên môn của lĩnh vực đƣợc điều tiết bởi bộ luật có vai trò chính yếu là hiện thực hoá trƣờng ngữ nghĩa. Một hệ thống
90
các thuật ngữ luôn đƣợc cấu tạo gồm yếu tố chốt (A) và các đơn vị bổ trợ (B) để làm thành một trƣờng ngữ nghĩa. Cùng với đó, khi tham gia vào trƣờng nghĩa, đơn vị mới đƣợc hình thành AB vừa đóng vai trò là yếu tố cấu thành trong trƣờng nghĩa vừa là yếu tố duy nhất và cố định để biểu đạt nghĩa thuật ngữ một cách chính xác, trọn vẹn.
Đồng thời, nhờ đó, hệ thống của các thuật ngữ trong văn bản pháp luật đem lại cho loại văn bản này tính chặt chẽ rõ rệt. Sự ổn định, bất di bất dịch của nội dung ngữ nghĩa của các thuật ngữ nói trên cũng góp phần đảm bảo và làm tăng tính chặt chẽ này.
Theo khảo sát của chúng tôi, có 1063 thuật ngữ Luật trong phạm vi khảo sát với 32.029 lƣợt xuất hiện. Trong đó, có 6 từ với tần xuất xuất hiện hơn 1.000 lần, có 7 từ xuất hiện hơn 500 lần, nhƣng cũng có khoảng 45 từ xuất hiện hơn 100 lần, có khoảng 624 từ xuất hiện nhiều hơn 2 lần và 381 từ chỉ xuất hiện 1 – 2 lần trong toàn bộ nội dung văn bản nghiên cứu.
Qua việc tìm hiểu hệ thống thuật ngữ, xây dựng tháp của hệ thuật ngữ chúng tôi có cơ sở để chỉ ra vấn đề trung tâm trong Luật hiện này là các yếu tố liên quan đến quyền, án, phạt, tài sản, luật, quy định và nghĩa vụ, hợp đồng, pháp luật,… Các từ này tuy chiếm số lƣợng rất nhỏ, chỉ 1,3% số từ trong hệ thống nhƣng có số lần xuất hiện khoảng 42,7% trong toàn bộ nội dung nghiên cứu. Đây cũng đồng thời chính là các “từ khoá” chỉ những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, cần có sự tham gia, điều chỉnh của các điều khoản trong hệ thống luật.
Với những cố gắng trong việc làm luận văn, chúng tôi hi vọng có thể góp phần cung cấp thêm nguồn tƣ liệu để làm phong phú thêm các nghiên cứu về thuật ngữ luật. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi sẽ góp phần nhỏ trong việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật dƣới góc nhìn thuật ngữ, giúp định vị rõ vấn đề đang đƣợc pháp luật và cộng đồng xã hội quan tâm, làm một yếu tố tham khảo trong việc nâng cao vai trò của nhà nƣớc pháp quyền./.
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Giáo dục. H. 1999.
2. Đỗ Hữu Châu. Đỗ Hữu Châu tuyển tập (Tập 1) - Từ vựng - ngữ nghĩa. Nxb Giáo Dục. H. 2005.
3. Trần Nhật Chính. Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt hiện đại 30 năm đầu thế kỉ XX (1900 – 1930). Luận án tiến sĩ.
4. Ferdinand de Saussure. Giáo trình ngôn ngữ học đại cƣơng. Nxb Khoa học Xã hội. H. 2005.
5. Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia. H. 2002.
6. Nguyễn Thiệp Giáp. Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục. H. 2002.
7. Nguyễn Thiệp Giáp. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục. H. 2003.
8. Nguyễn Thị Bích Hà. Mấy nhận xét về đặc điểm thuật ngữ thƣơng mại tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ số 6/1999.
9. Nguyễn Thị Hà. Góp phần tìm hiểu sự biến đổi từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt từ 1930 đến 1960. Luận văn thạc sĩ.
10. John Lyons. Nguyễn Văn Hiệp (dịch). Ngữ nghĩa học dẫn luận. Nxb Giáo dục. H. 2005.
11. Nguyễn Lai. Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cƣơng. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. H. 2004.
12. Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội. H. 1976.
13. Lênin. Bàn về ngôn ngữ. Nxb Sự thật. H. 1962.
14. Mai Thị Loan. Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt. Luận án tiến sĩ. 2012.
15. Hà Quang Năng. Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt. Từ điển học và Bách khoa thƣ số 2 tháng 11, 2009.
16. Vũ Đức Nghiệu, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục. H. 2003.
92
17. Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. 2006.
18. Lê Minh Toàn. Pháp luật đại cƣơng. Nxb Chính trị quốc gia. H. 2007.
19. Lê Quang Thiêm. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Nxb Đại học Quốc gia Hà nội. H. 2004.
20. Lê Quang Thiêm. Ngữ nghĩa học. Nxb Giáo dục. H. 2008.
21. Nguyễn Văn Tu. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội. 1976.
22. Xtephannov. Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cƣơng. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. H. 1977.
1
TƢ LIỆU
STT Thuật ngữ Dân sự Hình sự Thƣơng mại Tổng
A
1 An ninh 4 22 4 30
2 An ninh chính trị 2 4 0 6 3 An ninh kinh tế 1 2 2 5 4 An ninh lãnh thổ 5 2 0 7 5 An ninh nông thôn 4 0 0 4 6 An ninh quốc gia 3 5 0 8 7 An ninh tƣ tƣởng – văn hóa 3 0 0 3
8 An ninh xã hội 2 4 0 6 9 Án 654 658 481 1793 10 Án khổ sai 3 2 0 5 11 Án lệ 0 1 1 2 12 Án phí 2 0 0 2 13 Án sát 0 1 0 1 14 Án tích 1 0 0 1 15 Án treo 1 0 0 1 16 Áp dụng điều ƣớc quốc tế 1 0 0 1 17 Áp dụng pháp luật 9 0 2 11 18 Áp dụng pháp luật nƣớc ngoài 0 0 1 1 19 Áp dụng quốc gia trong tƣ pháp quốc tế 0 1 0 1 20 Áp dụng pháp luật tƣơng tự 1 0 0 1
2 21 Áp dụng tập quán 3 0 0 3 22 Áp dụng tập quán quốc tế 2 0 4 6 23 Áp giải 2 4 1 7 24 Ân giảm 5 2 0 7 25 Ân xá 5 6 4 15 B
26 Bác yêu cầu của đƣơng sự 5 3 0 8 27 Bãi bỏ điều ƣớc quốc tế 7 2 1 10