Sử dụng từ một phần nội hàm về nghĩa và mở rộng nội hàm nghĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 46 - 50)

6. Bố cục của luận văn

2.3.3. Sử dụng từ một phần nội hàm về nghĩa và mở rộng nội hàm nghĩa

Đây là trƣờng hợp thƣờng xuất hiện đối với các từ chỉ có 1 nét nghĩa và khi chuyển hoá, nội dung thuật ngữ chỉ sử dụng một phần nội hàm nghĩa, đồng thời làm tăng tính chính xác khi đƣa ra định nghĩa theo hƣớng chi tiết nhƣng mở rộng nội dung đối tƣợng bằng cách liệt kê.

+ Tài sản

Không chỉ đƣợc sử dụng phổ biến trong cuộc sống, đây còn là thuật ngữ thƣờng gặp, thống kê trong 3 luật, thuật ngữ này xuất hiện với tần suất tƣơng đối cao, hơn 1.300 lƣợt.

Theo từ điển tiếng Việt, “Tài sản là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu. Kiểm kê tài sản. Bảo vệ tài sản công cộng. Bằng sáng chế cũng là một loại tài sản”.

44

Còn dƣới góc nhìn của Luật, từ điển Luật học cho rằng: “Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tƣợng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tồn tại và sẽ có nhƣ hoa lợi, lợi tức, tiền và các giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền và quyền tài sản”.

Cùng trong cách hiểu đó, có một số khái niệm liên quan nhƣ: Tài sản đảm bảo; tài sản cố định; tài sản chung của hộ gia đình; tài sản chung của vợ chồng, tài sản của cơ quan địa diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; tài sản của doanh nghiệp; tài sản của pháp nhân; tài sản đƣợc bảo hiểm; tài sản không đƣợc kê biên;…

BLDS không đƣa ra định nghĩa về tài sản, thay vào đó, luật liệt kê những yếu tố đƣợc coi là thuộc về tài sản. Theo đó, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (điều 163 Tài sản, BLDS).

Nhƣ vậy, theo từ điển tiếng Việt, khi nhắc đến “tài sản”, ngƣời ta nghĩ ngay đến của cải vật chất hoặc tinh thần, còn theo từ điển luật học, khái niệm này chỉ giới hạn lại là các vật thực, tồn tại thực, có giá trị bằng tiền. Cách hiểu theo quy ƣớc trong BLDS cũng nhƣ vậy, chỉ quan tâm đến các yếu tố là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Theo đó, các nội dung theo định nghĩa của luật hoàn toàn không nhắc tới yếu tố “của cải tinh thần” nhƣ trong từ điển giải nghĩa, dù cho, trong từ điển giải nghĩa, đây đƣợc coi là yếu tố lớn tƣơng đƣơng với “của cải vật chất” - đối tƣợng quan tâm chính của khái niệm “tài sản” trong luật. Tuy nhiên, khái niệm trong luật đi sâu vào chi tiết, làm rõ nội dung “tài sản vật chất”. Nếu khái niệm của từ điển giải nghĩa chỉ nói chung chung nhƣ vậy và không giải thích thêm, thì Từ điển luật học nói sâu, chỉ ra cụ thể đó là “ các vật có giá trị bằng tiền và là đối tƣợng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tồn tại và sẽ có nhƣ hoa lợi, lợi tức, tiền và các giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền và quyền tài sản”, hoặc quy ƣớc trong BLDS có liệt kê cụ thể: “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

45

Ngay nhƣ ở khoản 3 điều 32 BLHS quy định: “Mức phạt tiền đƣợc quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đƣợc thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của ngƣời phạm tội, sự biến động giá cả, nhƣng không đƣợc thấp hơn một triệu đồng”. Thuật ngữ “Tài sản” trong nội dung cũng có nghĩa nhƣ trên chúng tôi đã phân tích, chỉ mang thuần tuý yếu tố về vật chất, có thể định lƣợng cụ thể.

Khái niệm tài sản theo BLDS 2005 đã mở rộng hơn BLDS 1995 về những đối tƣợng nào đƣợc coi là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới đƣợc gọi là tài sản mà cả những vật đƣợc hình thành trong tƣơng lai cũng đƣợc gọi là tài sản. Khái niệm tài sản lần đầu tiên đƣợc quy định trong BLDS năm 1995, theo đó tại Điều 172 BLDS năm 1995 quy định “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền và các quyền tài sản”. Tiếp đó, Điều 163 BLDS 2005 (BLDS hiện hành) quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” . Khái niệm tài sản theo BLDS 2005 đã mở rộng hơn BLDS 1995 về những đối tƣợng nào đƣợc coi là tài sản, theo đó, không chỉ những “vật có thực” mới đƣợc gọi là tài sản mà cả những vật đƣợc hình thành trong tƣơng lai cũng đƣợc gọi là tài sản.

Tuy nhiên, cũng giống nhƣ BLDS 1995, BLDS 2005 cũng đƣa ra khái niệm tài sản theo hình thức liệt kê, điều này đã không đáp ứng sự phát triển của thực tiễn cuộc sống và gây ra sự tranh cãi về một số đối tƣợng nhƣ: tài sản ảo trong game online, tài sản về khoảng không, tài sản về hệ thống khách hàng, tài sản tinh thần… có đƣợc coi là tài sản trong pháp luật dân sự hay không? Chúng tôi cho rằng cần đƣa ra khái niệm tài sản trong BLDS theo hƣớng khái quát hơn và đƣa ra những tiêu chí cụ thể để phân biệt tài sản – yếu tố chịu điều chỉnh của luật với các yếu tố là tài sản ngoài sự chi phối của luật.

+ Phạt:

Theo từ điển giải nghĩa, Phạt nghĩa là: “Bắt phải chịu một hình thức xử lý nào đó vì đã phạm lỗi. Bị phạt vì vi phạm giao thông. Nộp tiền phạt. Phạt vi cảnh”.

46

Còn theo Từ điển luật, phạt là “chế tài mà các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng đối với những ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích của chế tài này là nhằm giáo dục ngƣời vi phạm pháp luật, buộc khôi phục lại nguyên trạng, bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, không đƣợc tái diễn hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời mang tính chất phòng ngừa, giáo dục chung. Có nhiều hình thức phạt, tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm pháp luật: phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm trách nhiệm kỷ luật, phạt vi phạm trách nhiệm dân sự. Khi áp dụng các hình thức phạt, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần căn cứ vào quy định pháp luật xác định lỗi của ngƣời bị xử phạt”.

Về cách diễn đạt của 2 định nghĩa tuy khác nhau nhƣng cùng chung nghĩa về việc chịu hình thức xử lý sau khi phạm lỗi, nhằm đền bù, nhắc nhở, răn đe. Tuy nhiên, từ điển giải nghĩa không giới hạn về đối tƣợng chủ động thực hiện hành vi phạt và đối tƣợng bị động nhận hành vi phạt, còn từ điển luật thì lại nêu cụ thể đối tƣợng chủ động và bị động trong hành động phạt, đối tƣợng chủ động là “cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền” – và cũng chỉ các cơ quan có thẩm quyền mới có khả năng quyết định việc xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm, còn đối tƣợng chịu chính là “ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật” – và cũng chỉ chính ngƣời vi phạm pháp luật mới là đối tƣợng phải chịu hình thức xử phạt tƣơng ứng với vi phạm. Theo đó, nội dung nghĩa thuật ngữ đã thu hẹp lại so với nghĩa đời sống thông thƣờng nhƣng tƣờng minh hơn về đối tƣợng của hành động. Để xác lập nghĩa, thuật ngữ sử dụng nghĩa của từ đời thƣờng, nhƣng là dƣới góc độ luật pháp, cần có những hiệu chỉnh để cụ thể ở mức tối đa, tránh những hiểu lệch không đáng có.

Cũng theo hƣớng đó, trong sử dụng, thuật ngữ phạt luôn đƣợc nhắc kèm với đối tƣợng chịu hình phạt, còn đối tƣợng phạt đƣợc ngầm định là cơ quan chức năng có thẩm quyền và có thể lƣợc bớt đi mà vẫn không làm thay đổi nghĩa của đoạn văn bản luật. Trong một số trƣờng hợp, mức xử phạt có thể công bố kèm luôn cùng với đối tƣợng bị xử phạt.

47

Vd: “Đối với ngƣời bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành ngƣời có ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt” (điều 3 BLHS).

Tƣơng tự nhƣ vậy, trong thực tế sử dụng từ “phạt” khá linh hoạt, nhƣ “Chi nhánh của doanh nghiệp sản xuất gạch men Vicenza bị phạt 72 triệu đồng vì trong quá trình sản xuất không thực hiện đầy đủ nội dung trong báo cáo tác động môi trƣờng, xả nƣớc thải vƣợt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa bị phạt 40 triệu đồng vì không thực hiện đầy đủ nội dung trong báo cáo tác động môi trƣờng” (Phạt hai cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng - Báo Tiền Phong 16/4/2012).

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)