Lí do của việc chuyển hóa chức năng-nghĩa của từ

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 53 - 57)

6. Bố cục của luận văn

2.4.1. Lí do của việc chuyển hóa chức năng-nghĩa của từ

Số lƣợng các từ của một ngôn ngữ không thể tăng lên một cách vô hạn nhằm đáp ứng nhu cầu biểu đạt tƣ duy của con ngƣời ngày càng phát triển về sự sinh động của thực tế khách quan. Do vậy, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ đã nảy sinh: với cùng một hình thức ngữ âm biểu đạt nhiều nội dung khác nhau đƣợc biểu đạt. Hơn nữa, một ngôn ngữ ở giai đoạn phát triển thƣờng có sự đa dạng về phong cách chức năng, phong phú về loại hình văn bản và cách thức diễn đạt. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi từ phạm vi chức năng –nghĩa này sang phạm vi chức năng – nghĩa khác. Nhƣ vậy, phạm vi hành chức của từ ngữ ngày càng đƣợc mở rộng.

51

Cơ quan phát âm của con ngƣời chỉ có thể tạo ra một số lƣợng hữu hạn hợp âm. Do đó, đến một thời kì nào đó của tiến trình phát triển ngôn ngữ học, việc tạo ra từ mới bằng phƣơng tiện hình thái học trở nên không khả thi. Hiện tƣợng chuyển đổi chức năng –nghĩa của từ hay sự tham gia của từ trong lĩnh vực mới dần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm phong phú thêm khả năng biểu đạt của ngôn ngữ. Đây chính là một quá trình phát triển có qui luật, giúp làm phong phú thêm thành phần từ vựng của ngôn ngữ đó.

Một từ đa nghĩa có thể có rất nhiều nghĩa. Các nghĩa này của từ không những khôngtồn tại thành từng bộ phận rời rạc mà giữa chúng luôn tồn tại một mối quan hệ vô cùng khăng khít. Nghĩa đƣợc biểu thị chỉ là một bộ phận của phổ nghĩa, là một nghĩa đƣợc làm rõ tƣơng ứng với văn cảnh bao chứa nó. Ở mỗi phong cách chức năng, các từ thể hiện những nghĩa nhất định. Số lƣợng từ đƣợc chuyển đổi giữa các phong cách là rất lớn. Rất nhiều thuật ngữ đƣợc tạo ra nhờ sự chuyển đổi chức năng nghĩa nhƣ vậy. Nghĩa là ngoài chức năng nghĩa thông thƣờng, từ đó còn đƣợc cấp thêm nghĩa trong một hoặc một vài lĩnh vực nhất định, lĩnh vực này có thể thuộc phạm vi khoa học hoặc đời sống. Đây có thể đƣợc coi nhƣ một trong những phƣơng thức phổ biến nhất để tạo thuật ngữ. Thực tế, hiện tƣợng chuyển loại chức năng – nghĩa này khá phổ biến trong các loại hình phong cách chức năng, trong việc chọn dùng từ thƣờng với nội dung thuật ngữ.

Các nghĩa của một từ đa nghĩa khi đƣợc sử dụng chuyển đổi từ phạm vi này sang phạm vi khác luôn có một sự biến đổi sao cho tƣơng thích với văn cảnh đi kèm. Tuy nhiên, chúng luôn đƣợc móc xích với nhau bằng một hoặc một vài nét nghĩa quan trọng nào đó. Các nét nghĩa này chính là đặc điểm khu biệt nhóm nghĩa của từ đa nghĩa này với các nghĩa của từ khác. Do đó, với sự chuyển đổi phạm vi sử dụng của từ, các nghĩa tuy có biến đổi nhƣng vẫn giữ lại những nét nghĩa cơ sở, giữ lại mối liên hệ với nghĩa ban đầu.

52

Nhƣ vậy, tuy cùng một chức năng gọi tên nhƣng các nghĩa của từ đƣợc phân biệt với nhau nhờ những dấu hiệu, thuộc tính, đặc trƣng của từng lĩnh vực, phạm vi; mà cụ thể ở đây là phạm vi đời thƣờng và phạm vi khoa học. Có thể nói, đây chính là biểu hiện cao độ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn hóa, của tƣ duy và kinh nghiệm của cộng đồng ngƣời sử dụng ngôn ngữ. Bởi đó là sự phát triển ngữ nghĩa theo chiều sâu, vô cùng tinh tế bên trong ngôn ngữ. Nó thể hiện tính dân tộc, trình độ nhận thức, tƣ duy và khả năng sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng.

Bất cứ từ nào trong cũng đều tuân theo quy luật nhƣ vậy trong quá trình phát triển nghĩa. Xét riêng trong phạm trù nghĩa biểu thị và biểu niệm, sự chuyển hoá giữa các nghĩa cũng thể hiện rất rõ.

Trong đời sống, “bản sao” đƣợc định nghĩa là: “Văn bản theo bản chính sao lại, có thị thực của cơ quan có thẩm quyền. Vd: Giấy khai sinh”. Còn theo nghĩa thuật ngữ, nó đƣợc hiểu là “Bản ghi chép, thể hiện một cách nguyên văn, đầy đủ, chính xác nội dung của bản chính hay bản gốc hay phần cần sao và đƣợc trình bày theo thể thức quy định”; đồng thời, “bản sao phải đƣợc thực hiện từ bản chính hoặc bản sao y bản chính, ghi rõ ngày, tháng, năm và phải đƣợc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền kí chứng thực xác nhận, ví dụ nhƣ bản sao của bìa hộ khẩu, bản sao giấy khai sinh,…”.

Cho dù cách thể hiện ngôn từ khác nhau, nhƣng 2 nghĩa biểu thị và biểu niệm cùng thể hiện nội dung đòi hỏi về sự trùng khớp giữa bản chính và bản sao, đồng thời có chứng thực của cơ quan chức năng. Sở dĩ nghĩa biểu niệm phải đào sâu và chi tiết là bởi nó cần đảm bảo sự chính xác cao hơn so với cách sử dụng đời thƣờng. Đây là một từ sử dụng phổ biến trong đời sống, nhƣ: “Các trƣờng qui định rõ việc nhận bản gốc hay bản sao giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh trong trong thông báo điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển vào trƣờng mình (website: Tuvantuyensinh.vn), hay “Sau khi kết thúc vòng thi bán kết, đơn vị tổ chức gửi văn bản báo cáo kết quả và toàn bộ bản sao hồ sơ của các thí sinh vào vòng chung kết về Cục Nghệ thuật

53

biểu diễn” (Hoa hậu Việt Nam 2012 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng – Dân Trí, 12/03/2012). Đây là những cách dùng phổ biến của “bản sao” trong đời sống, tuy nhiên, nó vẫn mang những nét nghĩa của thuật ngữ nhƣ cần phải đƣợc thực hiện từ bản chính hoặc bản sao y bản chính, ghi rõ ngày, tháng, năm và phải đƣợc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền kí chứng thực xác nhận. Nhƣ vậy, dù không không trong văn cảnh đời sống, nhƣng từ vẫn đƣợc sử dụng với nghĩa biểu niệm.

Các thuật ngữ đƣợc phân tích cụ thể ở trên nhƣ đấu giá, nhân dân, dịch vụ, nghĩa vụ, thừa kế, phạt, tài sản, nội vụ, bồi thƣờng,… cũng cùng khả năng chuyển đổi tƣơng tự.

Chẳng hạn, ở trên chúng tôi đã phân tích, ngoài mang các nét nghĩa biểu thị, nghĩa biểu niệm của “nội vụ” còn thêm nét nghĩa về các công việc nội bộ. Tuy nhiên, nét nghĩa này không chỉ xuất hiện trong các văn bản luật, mà ngoài đời sống nó cũng đƣợc sử dụng nhiều. Đặc biệt, trong ví dụ thực tế sau: “Đẩy mạnh truyền tải thông tin nội vụ: các hoạt động văn hóa, các sự kiện truyền thông, tạo môi trƣờng giao lƣu và tiếp nhận thông tin trong toàn thể cán bộ, nhân viên” (Dân Trí – BKAV tuyển Biên tập viên cho website nội bộ, 12/01/2011), có thể thấy nội dung của “nội vụ” đƣợc giải nghĩa ngay sau đó, là các hoạt động văn hóa, các sự kiện truyền thông, tạo môi trƣờng giao lƣu và tiếp nhận thông tin trong toàn thể cán bộ, nhân viên. Đây là các công việc nội bộ của doanh nghiệp và chính là nghĩa của từ “nội vụ” theo hƣớng thuật ngữ - nghĩa biểu niệm. Theo đó, tuy có sự độc lập tƣơng đối về cách hiểu giữa nghĩa đời thƣờng – biểu thị và nghĩa khoa học, thuật ngữ - nghĩa biểu niệm, nhƣng thực tế trong sử dụng, các nội dung nghĩa này không cố định trong những các dùng nhất định mà chúng có sự chuyển hoá lẫn nhau, tạo nên tính linh hoạt và sinh động trong sinh ngữ.

54

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)