Thực tế quá trình biến đổi của nội hàm thuật ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 33 - 34)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Thực tế quá trình biến đổi của nội hàm thuật ngữ

Nhƣ đã trình bày ở trên, thuật ngữ hoá từ thông thƣờng là quá trình biến đổi và phát triển nghĩa của từ thông thƣờng để tạo ra một nghĩa phái sinh là nghĩa thuật ngữ. Tuy cùng sử dụng phƣơng pháp thuật ngữ hoá từ thông thƣờng, nhƣng các thuật ngữ khác nhau chịu ảnh hƣởng về nghĩa của từ thông thƣờng khác nhau. Nhìn chung, có 4 kiểu phát triển nghĩa của từ thông thƣờng thành nghĩa thuật ngữ: 1. Sử dụng toàn bộ nội hàm về nghĩa; 2. Sử dụng một phần nội hàm và phát triển sâu; 3. Sử dụng một phần nội hàm và mở rộng nghĩa; 4. Mở rộng toàn bộ nội hàm nghĩa.

Điều này cũng là một phần quan trọng trong việc lý giải sự chuyển đổi giữa các tầng nghĩa kiểu nghĩa của một từ khi dùng đời thƣờng trong vai trò nghĩa biểu thị, nhƣng khi đứng trong các văn bản cần tính chính xác cao, nó lại thể hiện nghĩa biểu niệm.

Ngoài ra, ở một số trƣờng hợp đặc biệt còn có sự tách biệt tƣơng đối giữa nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thị. Giữa chúng tuy còn có thể tìm thấy mối quan hệ nhỏ, nhƣng về bản chất, nghĩa biểu thị và nghĩa biểu niệm chỉ những đối tƣợng tƣơng đối khác nhau. Đây là một trƣờng hợp rất đặc biệt trong thực tế khảo sát.

Cùng với thực tế khảo sát, trong phần này chúng tôi tập trung khảo sát sự phát triển về nghĩa, xem xét mối quan hệ qua lại giữa phạm vi đời thƣờng và phạm

31

vi khoa học về mặt sử dụng từ để thấy bên cạnh những điểm trùng nhau, nội dung nghĩa trong cách sử dụng đời sống với trong nội dung khoa học có những biến đổi nhất định, tạo nên đặc trƣng của kiểu – loại nghĩa.

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)