Nội hàm nghĩa biểu niệm rộng hơn nghĩa biểu thị

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 50 - 53)

6. Bố cục của luận văn

2.3.4. Nội hàm nghĩa biểu niệm rộng hơn nghĩa biểu thị

Đây là một trong những trƣờng hợp đặc biệt của sự phát triển nghĩa của nội hàm thuật ngữ so với từ thông thƣờng khi nội hàm của từ đời thƣờng đƣợc bao chứa trong nội hàm thuật ngữ. Điều này có thể đƣợc giải thích từ sự đòi hỏi về nội dung nghĩa của các thuật ngữ nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng đặc thù. Tuy nhiên, thực tế, do quá trình chuyển hoá về nghĩa mà ranh giới phân biệt giữa nội hàm nghĩa đời thƣờng và nghĩa thuật ngữ mờ dần hoặc hoà trộn hoàn toàn vào nhau.

+ Nội vụ:

Theo từ điển giải nghĩa, nội vụ mang 2 nét nghĩa và đều thuộc từ loại danh từ. Thứ nhất, là tên gọi của một bộ trong chính phủ thƣờng phụ trách quản lý những công tác thuộc lĩnh vực nội chính, Bộ Nội vụ. Thứ 2, chỉ cách sắp xếp nơi ăn ở, cách ăn mặc, sắp xếp thì giờ trong sinh hoạt,… của quân nhân trong doanh trại (nói tổng quát). Điều lệnh nội vụ. Nội vụ gọn gàng.

Còn theo từ điển luật học, ngoài 2 nét nghĩa kể trên, Nội vụ còn mang nét nghĩa thứ ba là: Công việc nội bộ.

48

Theo cách hiểu đời thƣờng, ngoài chỉ Bộ Nội vụ, một trong 21 bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016, Nội vụ còn đƣợc các chiến sỹ giải thích rất đơn giản , gồm “Tất cả quân tƣ trang của chiến sĩ đƣợc hƣớng dẫn xắp xếp thống nhất nhƣ nhau, sau khi tiểu đội trƣởng làm mẫu các chiến sĩ chăm chú nhìn, theo dõi kỹ lƣỡng để làm theo . Các chiến sĩ rất thích thú sau khi nội vụ mẫu đã đƣợc làm , sao mà vuông vƣ́c , sao mà đẹp thế , gọn gàng quá… Sau những tràng pháo tay tán thƣởng tiểu đội trƣởng và các em bắt đầu tập xếp và làm theo” (Trích Hockyquandoibd.com). Tuy nhiên, từ góc độ nghĩa biểu niệm, nội vụ còn mang nghĩa chỉ công việc nội bộ. Vd: “Các nội dung của công tác nội vụ đƣợc triển khai và thực hiện khá tốt. Công tác tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lƣơng, tuyển dụng, sử dụng và quản lý Công chức, viên chức thực hiện cơ bản đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế cơ quan, đơn vị. Việc giải quyết và xử lý khiếu nại tố cáo và xử lý kỷ luật công chức, viên chức thực hiện chặt chẽ theo đúng trình tự thủ tục quy định” (Trích báo cáo gửi Chính phủ về hoạt động thƣờng kỳ 2011 của Bộ Thƣơng mại).

Theo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, thì “Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các ngành, lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nƣớc; chính quyền địa phƣơng, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thƣởng; tôn giáo; cơ yếu; văn thƣ, lƣu trữ nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật” (Nguồn: Website của Bộ Nội vụ - Moha.go.vn). Tƣơng tự nhƣ vậy, nét nghĩa mở rộng chỉ “công việc nội bộ” của từ nội vụ ở từ điển luật học có sự liên quan về nghĩa với cách hiểu về chức năng nhiệm vụ của Bộ Nội vụ. Chúng cùng chỉ các công việc nội bộ, các công việc trong phạm vi đơn vị, tổ chức, với Bộ Nội vụ, đơn vị tổ chức ấy chính là quản lý nhà nƣớc trong phạm vi hành chính – sự nghiệp của Việt Nam, còn nét nghĩa mở rộng thì chỉ sử dụng ở phạm vi nhỏ hơn, trong một đơn vị cụ thể nhƣ trƣờng học, doanh nghiệp, văn phòng,...

49

+ Bồi thƣờng:

Cùng tƣơng tự nhƣ “Nội vụ”, “bồi thƣờng” là từ có nội hàm nghĩa biểu niệm mở rộng hơn so với nghĩa biểu thị.

Theo từ điển tiếng Việt, nghĩa biểu thị của bồi thƣờng là: Đền bù bằng tiền những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà mình phải chịu trách nhiệm. Vd: bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bồi thƣờng cho gia đình ngƣời bị nạn.

Tuy nhiên, với nghĩa biểu niệm, từ điển luật học không hạn chế nghĩa trong phạm vi thiệt hại về vật chất mà còn mở rộng ra cả thiệt hại về tinh thần. Cụ thể, bồi thƣờng là: “Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Trong cách dùng đời sống, từ “bồi thƣờng” xuất hiện tƣơng đối linh hoạt: “Cho rằng lỗi do Bệnh viện mắt Sài Gòn, tác giả Thông yêu cầu bệnh viện này phải bồi thƣờng chi phí ghép giác mạc và tiền mất thu nhập, tổng cộng gần 80.000 USD” (Kiện đòi bệnh viện mắt bồi thƣờng gần 80.000 USD – Thanh niên, ngày 19/4/2012); hay “Ngày 20/1, đại sứ Iran tại Moscow Mahmoud Reza Sajjadi cho biết, Nga đã thanh toán lại cho nƣớc này khoản tiền ứng trƣớc và tiền phạt phá vỡ hợp đồng cung cấp tổ hợp S-300 cho nƣớc này” (Nga trả bồi thƣờng hợp đồng S- 300 cho Iran – Báo Pháp luật TPHCM, ngày 22/01/2012).

Điều 51 về việc ngừng thanh toán mua hàng của LTM quy định: “Trƣờng hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3

Điều này mà bằng chứng do bên mua đƣa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thƣờng thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này”. Tƣơng tự, điều 76 BLDS khi quy định về Nghĩa vụ của ngƣời quản lý tài sản của ngƣời vắng mặt tại nơi cƣ trú cũng nhắc chỉ rõ: “Giao lại tài sản cho ngƣời vắng mặt khi ngƣời này trở về và phải thông báo cho Toà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng”.

50

Có thể hiểu, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế đƣợc tính thành tiền, do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Ngoài ra, nội dung nghĩa thuật ngữ còn mở rộng hơn so với nghĩa đời thƣờng khi đề cập đến thiệt hại tinh thần. Cũng trong nội dung này, từ điển thuật ngữ làm rõ: “Ngƣời gây thiệt hại tinh thần cho ngƣời khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của ngƣời khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thƣờng một khoản tiền cho ngƣời bị thiệt hại”.

Về nguyên tắc, pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là: Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm thiệt hại ngoài hợp đồng. Và đồng thời, bồi thƣờng thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện nhƣ có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, ngƣời gây ra thiệt hại có lỗi.

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa trí tuệ của hệ thuật ngữ trên văn bản luật tiếng Việt (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)