6. Bố cục của luận văn
3.2.3.2. Hệ thống thuật ngữ BLHS qua tháp thuật ngữ
Để đáp ứng cho mục đích trên, chúng tôi cần xây dựng các phần đáy tháp – thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất, phần đỉnh tháp là các thuật ngữ đƣợc sử dụng hạn chế nhất. Các thuật ngữ còn lại sẽ thuộc phần thân tháp. Đồng thời dựa trên cơ
78
sở thuật ngữ BLHS mà chúng tôi vừa khảo sát và phân tích ở trên, chúng tôi ghép các nhóm 1 và 2 để thành phần đáy tháp, nhóm 4 và 5 ghép thành phần đỉnh tháp, nhóm 3 chính là thân tháp.
Nhƣ vậy, Tháp thuật ngữ của BLHS có cấu trúc nhƣ sau:
Đáy tháp Thân tháp Đỉnh tháp Tổng
Lƣợng từ 2 12 695 473
Tỷ lệ về số từ (%) 0,4 2,5 97,1 100 Tần xuất (%) 26,5 30,4 39,5 100
Theo đó, chúng tôi có tháp thuật ngữ BLHS nhƣ sau:
79
Tháp thuật ngữ BLHS chỉ ra rất rõ vấn đề trung tâm trong Luật Hình sự hiện này là các yếu tố liên quan đến phạt (nhóm 1) và án (nhóm 2). Các từ này tuy chiếm số lƣợng rất nhỏ, chỉ 0,4% trong hệ thống nhƣng có số lần xuất hiện khoảng 26,5% trong toàn bộ nội dung BLHS.
Đặc biệt, từ chiếm tỷ lệ lớn nhất là Phạt đồng thời thể hiện tính chất pháp quyền của Nhà nƣớc. Theo đó, nội hàm của phạt tƣơng đƣơng với “chế tài mà các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng đối với những ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích của chế tài này là nhằm giáo dục ngƣời vi phạm pháp luật, buộc khôi phục lại nguyên trạng, bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, không đƣợc tái diễn hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời mang tính chất phòng ngừa, giáo dục chung. Có nhiều hình thức phạt, tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm pháp luật: phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm trách nhiệm kỷ luật, phạt vi phạm trách nhiệm dân sự. Khi áp dụng các hình thức phạt, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần căn cứ vào quy định pháp luật xác định lỗi của ngƣời bị xử phạt”.
Cùng với án, đây cũng đồng thời chính là các “từ khoá” chỉ những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, cần có sự tham gia, điều chỉnh của các điều khoản trong BLHS.