Kết luận kiểm tra về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 59 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Kết luận kiểm tra về bảo vệ môi trường

Sau nhiều năm hoạt động, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng từ rác thải KCN Thƣợng Đình vẫn không đƣợc cải thiện, thậm chí CTNH không đƣợc

quản lý có xu hƣớng tăng lên. Theo các kết luận kiểm tra về BVMT Số

398/BVMT - Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Cục Bảo vệ môi trƣờng, các công ty vẫn xả chất thải chƣa qua xử lý ra môi trƣờng.

2.2.1.1. Các công ty vi phạm về bảo vệ môi trường

Công ty Giầy Thƣợng Đìnhcó phát sinh chất thải ở cả ba trạng thái rắn,

lỏng, khí từ hoạt động sản xuất. Công ty không có hệ thống xử lý nƣớc thải; không có hệ thống xử lý bụi lò hơi đốt than bằng công nghệ lọc bụi cyclone. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải ra ngoài môi trƣờng cho thấy, hàm lƣợng COD = 111 mg/l, vuợt 1,1 lần (TCVN 5945: 2005); Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm trong khí thải ống khói lò hơi đốt than cho thấy, hàm lƣợng

khí CO = 5.082mg/Nm3 không khí, vƣợt 5,1 lần (TCVN 5939: 2005).

Công ty cổ phần Cao su Sao vàng có phát sinh nƣớc thải từ hoạt động

sản xuất săm lốp và sinh hoạt (280 m3 /ngày); khí thải, bụi từ lò hơi đốt than

và dầu; chất thải rắn công nghiệp không nguy hại (xỉ thô: 1.680 m3 /năm, than

qua lửa: 1.250 m3 /năm) và CTNH.

Theo kết luận kiểm tra của Cục Bảo vệ môi trƣờng: (1) công ty không có hệ thống xử lý nƣớc thải sản xuất; (2) không có hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt than và đốt dầu; (3) về quản lý chất thải nguy hại: không có hồ sơ đăng ký chủ nguồn CTNH, không có khu vực lƣu giữ, tập kết CTNH (lý do của công ty là do thu gom toàn bộ CTNH và đƣa ngay vào làm nguyên liệu sản xuất trong công ty, không chuyển giao sang đơn vị thứ hai); (4) không thực hiện đúng quy định chƣơng trình giám sát môi trƣờng định kỳ theo báo cáo Đánh giá tác động môi trƣờng đã đƣợc phê duyệt. Kết luận kiểm tra trên cho thấy rằng, công nghệ thân môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp chú trọng đầu tƣ.

Kết quả phân tích mẫu môi trƣờng của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng cho thấy, nƣớc thải của công ty chảy ra sông Tô Lịch có nhiệt độ

43,70C, vƣợt 3,70C (TCVN 5945: 2005).

Các công ty luôn đầu tƣ rất nhiều kinh phí, nhân lực và vật lực để phát triển sản xuất, nhằm đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm có khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng, có những tính năng đặc biệt phù hợp với điều kiện, đặc điểm sử dụng và thời tiết của nƣớc ta. Theo quy hoạch phát triển của Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, tổng diện tích các KCN ngày càng gia tăng. Theo đà phát triển của các KCN, tổng lƣợng chất thải công nghệ phát sinh sẽ tăng tƣơng ứng, bao gồm nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn và thậm chí là CTNH. Tuy nhiên, nếu việc xử lý nguồn chất thải tại các doanh nghiệp thành viên không đƣợc chú trọng thì các chất ô nhiễm vẫn tiếp tục đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng không khí, nguồn nƣớc, đất. Dẫu biết rằng, mức kinh phí đầu tƣ cho đổi mới công nghệ sản xuất là không nhỏ nhƣng đây là yêu cầu cấp thiết của xã hội trƣớc những con số dự báo không ngừng gia tăng (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Dự báo tổng lƣợng nƣớc thải từ các KCN trong toàn quốc đến năm 2020

2.2.1.2. Mức độ độc học của các thành phần gây ô nhiễm

- Màu, mùi, vị: Nƣớc tinh khiết không màu, không mùi, không vị. Sự xuất hiện của màu, mùi, vị của nƣớc, một mặt biểu thị thay đổi tính chất lý học của nƣớc, tác động bất thƣờng đến cảm quan, thẩm mỹ; mặt khác, nó là dấu hiệu về sự thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nƣớc nhƣ sự có mặt của các chất hữa cơ, amoniac, hydrosunfua, clo, muối,… gây mùi khó chịu.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ là nhân tố sinh thái quan trọng, nhiệt độ tăng quá cao hoặc quá nhanh đều tác động xấu đến hệ sinh thái.

- BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa): Là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình phân hủy hiếu khí chất hữu cơ dễ phân hủy trong nƣớc trong khoảng thời gian xác định. Thông thƣờng ngƣời ta tính BOD cho 5 ngày đầu tiên, ký hiệu là

BOD5 (thƣờng chiếm khoảng 70% BOD toàn phần) hoặc BOD trong 20 ngày

đầu tiên , ký hiệu là BOD20 (thƣờng chiếm gần bằng 95 - 99% BOD toàn

phần). Do đó, BOD là đại lƣợng gián tiếp biểu thị lƣợng chất hữu cơ trong nƣớc và biểu thị mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nƣớc.

- COD (Nhu cầu oxy hóa): Là lƣợng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa học các chất hữu cơ trong nƣớc, đƣợc xác định thông qua việc sử dụng một tác nhân oxy hóa mạnh trong môi trƣờng axit, ví dụ nhƣ dùng

permanganatkali (KMnO4) hoặc bicromatkali (K2Cr2O7). Phép phân tích COD

có ƣu điểm là cho kết quả nhanh, khoảng trong 3 giờ. COD là đại lƣợng gián tiếp biểu thị lƣợng chất hữu cơ trong nƣớc.

- COcó nguồn gốc từ các hoạt động tự nhiên nhiều nhất là hoạt động

công nghiệp. Khả năng đề kháng của con ngƣời với khí CO rất thấp. CO có ái

lực với hemoglobin trong máu mạnh hơn O2 dẫn đến giảm khả năng vận

chuyển oxi của máu đến các bộ phận của cơ thể, gây hại cho sức khỏe ở nồng

độ thấp và gây tử vong ở nồng độ ≥ 250ppm. CO2 cũng là một chất gây ô

nhiễm thuộc nhóm COx. Nồng độ CO2 cao trong không khí làm giảm áp suất

riêng phần O2, gây khó chịu cho hô hấp, CO2 ≥350ppm gây tử vong. Hậu quả

của nhiễm độc CO đã đƣợc chỉ ra trong một nghiên cứu về đánh giá tác động của công nghệ đến môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng (Bảng 2.9).

Bảng 2.9: Sự nhiễm độc CO ở các mức độ khác nhau

(Đơn vị: ppm)

STT Nồng độ CO Ảnh hƣởng của khí CO đối với con ngƣời

1 10 Làm giảm khả năng phán đoán và

giác quan, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi

2 100 -

3 250 Bất tỉnh

4 750 Chết sau vài giờ

5 1000 Chết rất nhanh

(Nguồn: Theo Dương Thị Minh Thúy, 2008)

Bảng 2.10: Phân loại nhóm ngành gây ô nhiễm tại KCN Thƣợng Đình STT Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải

1 Nhóm ngành may mặc, phát sinh từ

công đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy

Bụi, Clo, CO, SO2

2 Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và

đồ uống

Bụi, H2S (sấy khô)

3 Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm

từ kim loại

Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi dung môi hữu cơ đặc thù,

SO2, NO2, hơi axit

4 Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm

nhựa, cao su

CO, SO2, hơi hữu cơ, hơi dung

môi cồn

5 Nhóm ngành sản xuất hóa chất H2S, NH3, Clo hữu cơ

Các phƣơng tiện vận tải ra, vào KCN SO2, CO, NO2, bụi

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009: Báo cáo môi trường khu công nghiệp Việt Nam)

Ảnh 2.6: Cống xả nƣớc thải trực tiếp

ra sông Tô Lịch

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)