Nguyên nhân gây xung đột môi trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Nguyên nhân gây xung đột môi trường

1.3.3.1. Thiếu thông tin hoặc bỏ qua thông tin

Nguyên nhân gây ra XĐMT có thể do khai thác quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên môi trƣờng và chức năng môi trƣờng do tài nguyên môi trƣờng đang ngày càng cạn kiệt. Các nhóm lợi ích đã cố ý bỏ qua thông tin hoặc thiếu thông tin do kiến thức không đầy đủ về chi phí, lợi ích và nguy cơ trong các hoạt động. Nhƣ theo kết luận kiểm tra ngày 26/9/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đối với công ty Vedan Việt Nam cho thấy, mẫu nƣớc thải tại khu vực bể bán âm và bồn chứa của công ty có các thông số về độ

màu, COD, BOD5,... tỷ lệ vƣợt từ 10 cho đến 2.000 lần, cá biệt lên tới 3.675

lần. Rõ ràng, công ty Vedan đã bỏ qua các thông tin về tiêu chuẩn nƣớc thải và quản lý môi trƣờng.

1.3.3.2. Thiếu sự tham gia đóng góp của các bên liên quan

BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, XĐMT cũng chính là xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội. Thiếu sự tham gia của tất cả các bên liên quan có thể dẫn đến mất cân bằng về lợi ích của các nhóm, thông thƣờng một nhóm xã hội chỉ đại diện lợi ích cơ bản của chính nhóm đó và có những hệ thống giá trị nhất định. Tại Việt Nam, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng đƣợc quy định cụ thể trong luật Bảo vệ môi trƣờng (2005). Nhƣng trong nhiều trƣờng hợp, nếu tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân, chúng ta có thể tránh đƣợc những chủ chƣơng và chính sách gây bức xúc trong xã hội nhƣ bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Sơn (Hà Nội), bãi chôn lấp chất thải rắn Tràng Cát (Hải Phòng) và một số nơi khác, ngƣời dân địa phƣơng đã đổ ra đƣờng để ngăn chặn các xe chở rác của các công ty môi trƣờng đô thị.

1.3.3.3. Chưa sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường

Những vấn đề về môi trƣờng mới vẫn tiếp tục xuất hiện, nó là kết quả của việc con ngƣời đang sử dụng một cách bất hợp lý những tiềm năng do môi trƣờng đem lại. Sự nóng lên của trái đất là một ví dụ điển hình, đó là hậu quả của sự tăng lên nhanh chóng lƣợng khí cácbon điôxit trong bầu khí quyển của trái đất, tầng ôzôn bị phá hủy. Chẳng hạn nhƣ sự gia tăng 10% lƣợng CO

khí quyển sẽ làm tăng nhiệt độ trái đất khoảng 0,50C và hàng năm con ngƣời

thải vào khí quyển khoảng 8 tỷ tấn CO2 .

1.3.3.4. Thiết chế chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Sự phát triển của KH&CN cũng nhƣ sự gia tăng dân số thế giới đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên, dẫn đến gia tăng tính khan hiếm của tài nguyên. Kết quả là sự gia tăng khả năng XĐMT, đặc biệt với những tài nguyên mà quyền sở hữu/sử dụng không đƣợc xác định rõ, tài nguyên sẽ có xu thế trở thành những “tài sản công cộng” (tức là những loại tài sản không loại trừ bất kỳ ai trong quá trình khai thác và sử dụng). Hơn nữa, quyền sở hữu/sử dụng không đƣợc xác định rõ sẽ không khuyến khích đƣợc ngƣời dân tự nguyện đầu tƣ vào bảo vệ và phát triển tài nguyên mà còn thúc đẩy họ sử dụng một cách quá mức, không tính đến lợi ích lâu dài, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của các thế hệ mai sau.

1.3.3.5. Hệ thống giá trị khác nhau

Trong việc khai thác cùng một nguồn tài nguyên môi trƣờng thì các hệ thống giá trị khác nhau đối với các nhóm xã hội khác nhau cũng dễ dàng dẫn đến XĐMT. Nhƣ trên cùng một nguồn tài nguyên đất ngập nƣớc, hệ thống giá trị đối với các ngƣ dân, nông dân trồng hoa màu là khác nhau. Nếu các ngƣ dân khai thác quá mức sẽ ảnh hƣởng tới nguồn lợi của nhóm trồng hoa màu; Hệ thống giá trị khác nhau có thể dẫn tới sự khác nhau về lợi ích cũng nhƣ mục tiêu trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nhóm trong xã hội. Nhƣ cùng một dòng sông, đối với các cộng đồng dân cƣ địa phƣơng thì đó là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt và tƣới tiêu cho đồng ruộng, nhƣng đối với một nhóm ngƣời khác thì đó là nơi phát triển thủy điện; Hệ thống giá trị khác nhau còn có thể dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân bố nguồn lợi giữa các nhóm trong xã hội và giữa các thế hệ.

1.3.3.6. Phân bố quyền lực khác nhau giữa các nhóm xã hội

Việc phân bố quyền lực khác nhau giữa các nhóm trong xã hội, nhóm có quyền lực mạnh hơn lấn át quyền lực của các nhóm khác. Trên thế giới, trong nhiều trƣờng hợp các nƣớc lớn đã dùng ƣu thế về kinh tế, chính trị và

quân sự của mình để có đƣợc tài nguyên với chi phí ít nhất. Chẳng hạn nhƣ Nhật Bản, tuy không phải là nƣớc thiếu gỗ nhƣng họ vẫn là một quốc gia hàng đầu thế giới về nhập khẩu gỗ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)