8. Cấu trúc của luận văn
1.3.5. Mối quan hệ giữa xung đột môi trường với các vấn đề môi trường
Bản chất của xung đột xã hội liên quan đến môi trƣờng là sự tìm kiếm lợi thế và sự giành giật các lợi thế về sử dụng các nguồn lực tự nhiên giữa các nhóm xã hội. Trong đó, sự chiếm giữ quá mức của một nhóm sẽ lấn át các lợi ích của nhóm khác và đây là căn nguyên gây ra xung đột. Chẳng hạn nhƣ vấn đề XĐMT tại các khu vực công nghiệp, giữa một bên là ngƣời dân với những đòi hỏi về sức khỏe, môi trƣờng trong lành, đòi hỏi về bồi thƣờng thiệt hại, sự công bằng trong xã hội,… Còn bên gây ô nhiễm môi trƣờng với mục tiêu chính là thu lợi nhuận, điều này hình thành nên xung đột vể môi trƣờng giữa hai nhóm.
Các tình huống xung đột thông thƣờng sẽ diễn ra theo hai chiều hƣớng, nếu đƣợc giải quyết, nó sẽ tạo đà cho tổ chức phát triển vì loại bỏ đƣợc những nhân tố đƣợc xem nhƣ không tích cực; trong trƣờng hợp xung đột đó không đƣợc giải quyết, nó sẽ kìm hãm sự phát triển vì trong tổ chức luôn xảy ra mâu thuẫn và tiềm ẫn những xung đột mới. Do vậy, các nhà quản lý luôn có xu hƣớng tìm cách giải quyết đƣợc tình trạng xung đột. Xem xét xung đột trong mối quan hệ với các vấn đề môi trƣờng, XĐMT có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động quản lý môi trƣờng và BVMT. Trong nhiều trƣờng hợp, cộng đồng dân cƣ và thái độ của họ là cơ sở thực tiễn cho các hoạt động quản lý môi trƣờng tại nhiều địa phƣơng. Đơn cử nhƣ các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa có thể thấy đƣợc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn tỉnh thông
qua đơn thƣ khiếu nại của ngƣời dân (theo Hoàng Hoa, 2008), hay nhƣ qua
các đơn khiếu nại tố cáo của ngƣời dân về tác động của công nghệ sản xuất tại
các doanh nghiệp với môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng (theo Dương
Thị Minh Thúy, 2008).
Trên những cơ sở có đƣợc từ ngƣời dân, chính quyền địa phƣơng đề ra các giải pháp điều chỉnh hành vi, thái độ và cách ứng xử của từng cá nhân, tổ chức, cộng đồng trong mối quan hệ PTBV. Nếu nhƣ các doanh nghiệp muốn tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh tại đây, buộc họ phải tìm các giải pháp nhằm tháo gỡ xung đột về vấn đề môi trƣờng. Cũng thật khó khi bắt các
doanh nghiệp phải giảm xả thải hay sử dụng ít nguyên liệu trên nền tảng công nghệ hiện có; nhƣng các giải pháp về đầu tƣ công nghệ sạch có thể giải quyết đƣợc vấn đề này, khi hiện nay nhiều quy trình công nghệ cho phép tái sử dụng chất thải, hạn chế xả thải ra môi trƣờng. Còn phƣơng án bỏ qua xung đột và chuyển cở sở sản xuất đến một địa phƣơng khác thì rất khó thực hiện, trong điều kiện hạn chế tài chính và quỹ đất để có thể xây dựng một KCN hoàn toàn mới. Dù các doanh nghiệp dùng biện pháp nào để giải quyết vấn đề XĐMT, thì các giải pháp đó đều nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Và khi đó, các cơ quan chức năng đã phát huy đƣợc vai trò trong việc quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng.
Đồng thời, xung đột về môi trƣờng cũng chỉ ra cho các cơ quan chức
năng thấy đƣợc những “lỗ hổng”, thiếu sót trong các văn bản pháp quy về
quản lý môi trƣờng nhƣ luật Bảo vệ môi trƣờng. Các luật khác có liên quan nhƣ: luật Khoa học và công nghệ, luật Chuyển giao công nghệ, luật Đầu tƣ,… cũng phải xem xét lại các nội dung trong lĩnh vực CGCN, đầu tƣ xây dựng các KCN mới sao cho hài hòa với nhau và bắt kịp với đà phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc gắn với công tác BVMT.
Trong dự thảo sửa đổi luật Bảo vệ môi trƣờng của Tổng cục Môi trƣờng (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng), nhiều vấn đề mới đƣợc cập nhật và nhiều nội dung mới đƣợc đƣa vào luật nhƣ chƣơng “Bảo vệ môi trƣờng trong ứng phó với biến đổi khí hậu”; bổ sung mục về “Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng” và mục về “Cam kết bảo vệ môi trƣờng”; bổ sung và cụ thể hóa một số Điều của dự thảo. Đồng thời, dự thảo luật tập trung sửa đổi theo hƣớng làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về BVMT theo nguyên tắc nhà nƣớc quản lý thống nhất về BVMT; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng về BVMT; xác định rõ hơn nguồn lực tài chính cho BVMT và nhiệm vụ đƣợc chi từ kinh phí sự nghiệp môi trƣờng; nhấn mạnh tăng trƣởng xanh, khuyến khích phát triển công nghiệp và đô thị sinh thái; khuyến khích sản xuất và tiêu thụ thân thiện với môi trƣờng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1 của đề tài nghiên cứu, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa xung đột và các vấn đề môi trƣờng. Trong đó, lý luận về chính sách công nghệ thân môi trƣờng và XĐMT là những nội dung quan trọng trong đề tài này.
1. Chính sách công nghệ thân môi trường là cơ sở lý luận quan trọng của đề tài. Nhƣng nói đến chính sách, nhiều ngƣời chỉ nghĩ đến các chính sách của nhà nƣớc mà không đề cập đến các chính sách của doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể quyết định chính sách phục vụ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các chính sách về công nghệ. Chúng ta có thể hiểu Chính sách công nghệ thân môi trƣờng của doanh nghiệp là một tập hợp các biện pháp đƣợc thể chế hóa bằng các văn bản cho việc đầu tƣ chuyển giao công nghệ xử lý chất thải, công nghệ thân thiện với môi trƣờng trong hoạt động sản xuất. Về nguyên tắc, các nhà đầu tƣ đều biết rõ hơn ai hết những tác động đến môi trƣờng của công nghệ mà họ sử dụng. Do đó, một chính sách công nghệ triệt để không những giúp cơ sở sản xuất công nghiệp tạo ra các sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng mà còn giúp các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội về BVMT.
2. Xung đột môi trường là một dạng cụ thể của xung đột xã hội, XĐMT là quá trình hình thành và phát triển những mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. XĐMTcó các dạng chủ yếu nhƣ xung đột nhận thức, xung đột mục tiêu, xung đột lợi ích và xung đột quyền lực. Trong đề tài nghiên cứu này, xung đột lợi ích là dạng xung đột cơ bản nhất, chủ yếu qua thái độ và hành động cụ thể của ngƣời dân. Các nhà quản lý luôn mong muốn có sự cộng tác giữa các nhóm, đồng thuận xã hội trong việc giải quyết xung đột và tìm tiếng nói chung nhằm ngăn chặn nguy cơ hủy hoại môi trƣờng. Điều đó cho thấy, XĐMT cũng là một cơ sở quan trọng cho hoạt động quản lý môi trƣờng. Và thực tế đã chứng minh, cộng đồng dân cƣ và thái độ của họ là cơ sở thực tiễn cho các hoạt động quản lý môi trƣờng tại nhiều địa phƣơng.
3. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài đƣợc đề cập nhƣ:
Công nghệ là một tập hợp các kiến thức, một quy trình, thiết bị, phƣơng pháp để chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, do đó, công nghệ có tính thƣơng mại và đƣợc mua bán trên thị trƣờng nhƣ một hàng hóa. Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu hoặc mục đích sử dụng, công nghệ đƣợc phân loại theo các hƣớng tiếp cận khác nhau, nhƣng xét chung lại, công nghệ là một công cụ mang ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời. Với nghĩa hẹp, môi trƣờng sống của con ngƣời chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc sống. Tóm lại, môi trƣờng là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, con ngƣời đang khai thác và sử dụng bất hợp lý các chức năng của môi trƣờng. Nhiều khái niệm về môi trƣờng đã xuất hiện nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng, khủng hoảng môi trƣờng, sự cố môi trƣờng.
Vốn xã hội là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Nó là cấu trúc của những mối quan hệ xã hội mà trong đó những ngƣời tham gia có thể sử dụng chúng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của mình. Vốn xã hội bao gồm lòng tin, mạng lƣới và các quy tắc ứng xử, hay các chuẩn mực của cộng đồng. Thực tế cho thấy rằng, trong nhiều trƣờng hợp, vốn xã hội có tác động trực tiếp hơn và hiệu quả hơn chính sách của Nhà nƣớc trong công tác BVMT, đồng thời vốn xã hội còn góp phần quan trọng trong việc đấu tranh chống ô nhiễm môi trƣờng ở các địa phƣơng.
CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỦ THỂ TRONG VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG 2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng khu công nghiệp
Trong môi trƣờng hội nhập và toàn cầu hóa, điều mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lƣợng sản phẩm chính là đổi mới công nghệ, có thể chuyển giao trong nƣớc hoặc từ nƣớc ngoài. Tại các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp thƣờng có khuynh hƣớng chuyển mạnh đầu tƣ công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu ra nƣớc ngoài, bởi mỗi tầng công nghệ chỉ đáp ứng đƣợc mục đích kinh tế trong một khoảng thời gian xác định. Tầng công nghệ đƣợc hiểu là một tập hợp các công nghệ và phƣơng thức sản xuất có cùng trình độ, nên tầng công nghệ cũng phát triển theo chu kỳ: Ra đời - Tăng trƣởng - Làm chủ thị trƣờng - Bão hòa - Suy vong. [16; 20]
Việt Nam xuất phát từ một nƣớc nông nghiệp, muốn tiến lên giai đoạn CNH, HĐH không gì khác là phải chuyển giao công nghệ từ các quốc gia phát triển, thông qua các dự án viện trợ và hợp đồng chuyển giao giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các tổ chức, doanh nghiệp nƣớc ngoài. Trong điều kiện còn khó khăn về vốn đầu tƣ, nhiều doanh nghiệp vẫn nhập công nghệ đã qua sử dụng của một số nƣớc trong khu vực nhƣ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,... Mỗi ngành công nghiệp sử dụng công nghệ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sản xuất và kinh doanh. Do đó, công nghệ đƣợc chuyển giao là công nghệ mới hay cũ, công nghệ tiên tiến hay lạc hậu, công nghệ môi trƣờng hay công nghệ ô nhiễm đều có mức độ, phạm vi và tính chất tác động đến môi trƣờng khác nhau. Với những tác động nghiêm trọng của rác thải công nghiệp, CNMT đã đƣợc nghiên cứu và chuyển giao cho các doanh nghiệp, nhiều nhất là công nghệ xử lý nƣớc thải, công nghệ xử lý chất thải rắn và công nghệ xử lý CTNH. Nhìn chung ở nƣớc ta, số lƣợng cơ sở ứng dụng công nghệ thân môi trƣờng vẫn còn khiêm tốn, công nghệ xử lý chất thải đã đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ nhƣng chƣa đồng bộ, chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý vẫn chƣa đạt quy chuẩn môi trƣờng.
Trong nhiều năm qua, Hà Nội luôn là một trong những địa phƣơng có mức độ ô nhiễm cao do rác thải công nghệ. Hầu hết các KCN đƣợc xây dựng bám đƣờng quốc lộ và nằm sát khu dân cƣ nên tình trạng ô nhiễm môi trƣờng là điều khó tránh khỏi. Ô nhiễm qua khói, bụi và nƣớc thải chƣa qua xử lý và thậm chí có cả CTNH đƣợc thải trực tiếp ra môi trƣờng ngày càng nghiêm
trọng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2009 của các
tỉnh/thành phố thuộc vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ cho thấy, khối lƣợng chất thải tại thành phố Hà Nội rất cao và chỉ đứng sau tỉnh Bắc Ninh (Bảng 2.1 và Bảng 2.2).
Bảng 2.1: Ƣớc tính tổng lƣợng nƣớc thải và thải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải tại các KCN thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2009
STT Tỉnh/ Thành phố Lƣợng nƣớc thải (m3/ngày) Tổng lƣợng các chất ô nhiễm (Kg/ngày) TSS BOD COD Tổng N Tổng P 1 Hà Nội 36.577 8.047 5.011 11.668 2.122 2.926 2 Hải Phòng 14.036 3.086 1.922 4.474 814 1.122 3 Quảng Ninh 8.050 1.771 1.103 2.568 467 644 4 Hải Dƣơng 23.806 5.237 3.261 7.594 1.381 1.904 5 Hƣng Yên 12.350 2.717 1.692 3.940 716 988 6 Vĩnh Phúc 21.300 4.686 2.918 6.795 1.235 1.704 7 Bắc Ninh 38.946 8.568 5.336 12.424 2.259 3.116 Tổng 155.055 34.112 21.243 49.463 8.993 12.404
(Nguồn:TheoBộ Tài nguyên và môi trường, 2009) Chú thích: - TSS (Total Suspended Solid): Tổng chất rắn lơ lửng
- BOD (Biological Oxygen Demand): Nhu cầu ôxy sinh hóa - COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu ôxy hóa học - Tổng N, Tổng P: Tổng Nitơ, Tổng Phốtpho
Bảng 2.2: Ƣớc tính thải lƣợng các chất ô nhiễm không khí tại các KCN thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2009
(Đơn vị: Kg/ngày) STT Tỉnh/ Thành phố Thải lƣợng Bụi NO2 CO SO2 1 Hà Nội 5.231 9.817 1.514 93.857 2 Hải Phòng 2.006 3.765 581 35.991 3 Quảng Ninh 1.151 2.161 333 20.656 4 Hải Dƣơng 3.404 6.390 986 61.086 5 Hƣng Yên 1.766 3.315 511 31.690 6 Vĩnh Phúc 3.046 5.717 882 54.655 7 Bắc Ninh 5.569 10.453 1.612 99.935 Tổng 22.173 41.617 6.419 397.872
(Nguồn:Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, 2009)
Trƣớc tình hình ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động sản xuất công nghiệp trong nhiều năm, các giải pháp SXSH đã đƣợc triển khai thực hiện tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp nhƣng số lƣợng áp dụng vẫn còn hạn chế. Tƣ̀ tháng 8/2010 đến tháng 02/2011, Hợp phần Sản xuất sa ̣ ch hơn trong công nghiê ̣p - CPI đã thƣ̣c hiê ̣n khảo sát số liê ̣u nền cho các mu ̣c tiêu trong chiến lƣợc SXSH với 63 Sở Công thƣơng và 9012 doanh nghiệp sản xuấ t công
nghiê ̣p trên toàn quốc . Tính đến thời điểm khảo sát , mới có 2509 doanh
nghiê ̣p sản xuất công nghiệp (28%) trên toàn quốc có nhâ ̣n thƣ́c về SXSH với mƣ́c đô ̣ nhâ ̣n thƣ́c khác nhau , tƣ̀ viê ̣c nghe nói đến SXSH và nhâ ̣n thƣ́c chƣa đầy đủ về lợi ích song hành kinh tế và môi trƣờng của SXSH , đến việc thƣ̣c hiê ̣n áp du ̣ng SXSH và đáp ƣ́ng mục tiêu chiến lƣợc . Về mức độ áp dụng, cũng chỉ có 1031 doanh nghiê ̣p (11%) trên toàn quốc có áp du ̣ng SXSH, trong đó có 309 doanh nghiê ̣p (3%) khảo sát thu nhận đƣợc mức tiêu thụ nguyên
nhiên liê ̣u giảm 5 - 8%; có 7 tỉnh/ thành phố đáp ứng đƣợc mục tiêu 25% doanh nghiê ̣p sản xuất công nghiê ̣p thƣ̣c hiê ̣n SXSH.
Hà Nội là một trong 10 tỉnh miền Bắc đã đƣợc khảo sát hiện trạng hiểu biết và áp dụng SXSH từ năm 2009. Trong năm 2009, Sở Công thƣơng thành phố Hà Nội chƣa triển khai hoạt động đáng kể nào liên quan tới hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động SXSH trong năm 2010 đã có những dấu hiệu tích cực nhƣng đây vẫn là con số khiêm tốn với số lƣợng các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Điều đó cho thấy, phần đông các doanh nghiệp vẫn chƣa tích cực cho hoạt động đổi mới công nghệ (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát áp dụng sản xuất sạch hơn tại Hà Nội
(SL: Số lƣợng) TT Thông số Hà Nội Cả nƣớc % so với cả nƣớc SL % SL % 1 Kết quả khảo sát
1.1 Doanh nghiệp nhận thức đƣợc lợi lích của việc áp dụng SXSH
64 32 2509 28 2,6
1.2 Doanh nghiệp áp dụng SXSH 54 27 1031 11 5,2
1.3 Doanh nghiệp giảm trên 5% tiêu thụ năng lƣợng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm
16 8 309 3 5,2
2 Hiểu biết và thực hiện SXSH
2.1 Nhóm 1: Đã áp dụng SXSH và đạt mục tiêu chiến lƣợc
16 8 307 3 5,2
2.2 Nhóm 2: Đã và đang áp dụng SXSH 38 19 724 8 5,2
2.3 Nhóm 3: Hiểu biết đầy đủ về SXSH 9 5 798 9 1,1
2.4 Nhóm 4: Hiểu biết ban đầu về SXSH 1 1 680 8 0,1
2.5 Nhóm 5: Chƣa có hiểu biết về SXSH 3 2 757 8 0,4