Vai trò của nhà quản lý trong việc giải quyết xung đột

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 71 - 72)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Vai trò của nhà quản lý trong việc giải quyết xung đột

Trƣớc thực trạng môi trƣờng bị ô nhiễm dẫn tới XĐMT giữa hai nhóm xã hội là các doanh nghiệp với cộng đồng dân cƣ và giữa các nhà quản lý với chính ngƣời lao động. Vậy, các nhà quản lý đã quan tâm đến việc giải quyết lợi ích môi trƣờng giữa các nhóm nhƣ thế nào? Khi trao đổi với ngƣời dân về

việc “Ban lãnh đạo khu công nghiệp có tiếp xúc với người dân địa phương để

cùng trao đổi về vấn đề ô nhiễm và giải quyết xung đột môi trường không?”

thì hầu hết ngƣời lao động tại công ty Cao su Sao Vàng và công ty Thuốc lá Thăng Long đồng ý rằng họ đã thấy sự can thiệp của Ban lãnh đạo KCN trong

việc giải quyết XĐMT (65% số ngƣời đƣợc phỏng vấn), thông qua những cuộc trao đổi. Tuy nhiên, khi phỏng vấn câu hỏi tƣơng tự với ngƣời dân sống gần KCN trên đƣờng Nguyễn Trãi và Nguyễn Tuân, họ cho rằng chƣa có cuộc tiếp xúc nào giữa ngƣời dân địa phƣơng và nhà quản lý để cùng trao đổi về thực trạng trên cũng nhƣ tìm hƣớng giải quyết, nhất là ô nhiễm không khí do mùi thuốc lá.

Rõ ràng, hoạt động điều hòa lợi ích và giải quyết xung đột ở đây chỉ đƣợc thực hiện ở một bộ phận, đối với ngƣời lao động làm việc trực tiếp và tiếp xúc thƣờng xuyên với các nhà quản lý của từng công ty. Còn bộ phận dân cƣ sống gần khu vực công nghiệp bị ô nhiễm thì hoạt động này chƣa đƣợc các nhà quản lý quan tâm đúng mức. Có ngƣời dân đã thẳng thắn trao đổi rằng, họ không nhìn thấy sự can thiệp và quản lý của các cơ quan chức năng cũng nhƣ cấp quản lý về môi trƣờng tại địa phƣơng. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ quan điểm của tác giả Nguyễn Nguyệt Phƣơng khi nói về vấn đề XĐMT giữa các bệnh viện và cộng đồng dân cƣ ở Hà Nội, các cán bộ quản lý địa phƣơng đang gặp phải tình huống khó xử đối với cả hai bên xung đột: Đối với ngƣời dân, vẫn biết chất thải công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nhƣng địa phƣơng không có chuyên môn cũng nhƣ kinh phí để có thể xử lý chúng; đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn, không thể bắt dừng hoạt động đƣợc, mặt khác việc xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm cũng không thuộc quyền hạn của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)