Khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, khủng hoảng

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 28 - 31)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, khủng hoảng

hoảng môi trường và sự cố môi trường

Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam (2005), “Ô nhiễm môi trƣờng là sự làm thay đổi tính chất của môi trƣờng, vi phạm Tiêu chuẩn môi

trƣờng”. Trên thế giới, ô nhiễm môi trƣờng đƣợc hiểu là việc chuyển các chất

thải hoặc năng lƣợng vào môi trƣờng đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con ngƣời, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nƣớc thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lƣợng nhƣ nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trƣờng chỉ đƣợc coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lƣợng, nồng độ hoặc cƣờng độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con ngƣời, sinh vật và vật liệu. Dƣới tác động của cuộc cách mạng KH&CN cũng nhƣ quá trình công nghiệp hóa diễn ra tại các quốc gia, ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề toàn cầu.

1.2.2.2. Suy thoái môi trường

Theo Tổng cục Môi trƣờng (2009), “Suy thoái môi trƣờng là sự làm thay đổi chất lƣợng và số lƣợng của thành phần môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu cho đời sống của con ngƣời và thiên nhiên”. Trong đó, thành phần môi trƣờng đƣợc hiểu là các yếu tố tạo thành môi trƣờng: không khí, nƣớc, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cƣ, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

1.2.2.3. Khủng hoảng môi trường

Hiện nay, thế giới đang đứng trƣớc 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lƣơng thực, năng lƣợng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trƣờng và làm cho chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số, từ đó xuất hiện khái niệm mới là khủng hoảng môi trƣờng. Hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về số dân và mức độ tiêu thụ nƣớc, đặt quốc gia này trƣớc nguy cơ khủng hoảng môi trƣờng.

Theo Tổng cục Môi trƣờng (2009), “Khủng hoảng môi trƣờng là các suy thoái về chất lƣợng môi trƣờng sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài ngƣời trên trái đất”. Những biểu hiện của khủng hoảng môi trƣờng nhƣ:

- Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vƣợt tiêu chuẩn cho phép tại

các đô thị, khu công nghiệp.

- Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu. - Tầng ozon bị phá huỷ.

- Sa mạc hoá đất đai. - Nguồn nƣớc bị ô nhiễm.

- Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.

- Rừng đang suy giảm về số lƣợng và suy thoái về chất lƣợng - Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.

- Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lƣợng và mức độ độc hại.

1.2.2.4. Sự cố môi trường

Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam (2005): “Sự cố môi trƣờng là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con ngƣời hoặc biến đổi bất thƣờng của thiên nhiên, gây suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng”. Sự cố môi trƣờng có thể xảy ra do:

- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trƣợt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mƣa axit, mƣa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trƣờng của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đƣờng ống dẫn dầu, dẫn khí,…; Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ, ví dụ nhƣ rò rỉ phóng xạ đã đƣợc phát hiện trong khu vực xung quanh sau sự cố nổ lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản (2011).

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 28 - 31)