8. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Các hướng tiếp cận nghiên cứu môi trường
Lần đầu tiên trong các nghiên cứu về môi trƣờng ở Việt Nam, nhóm tác giả Vũ Cao Đàm và cộng sự đã đƣa ra một bức tranh hệ thống hóa, thực hiện một phân tích tổng quan về các hƣớng tiếp cận trong các dự án nghiên cứu và các chƣơng trình giáo dục môi trƣờng gồm: [10; 11]
- Tiếp cận độc học: Ngay khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu bùng nổ ở nƣớc Anh và Châu Âu, ngƣời ta đã nhận ra hậu quả ô nhiễm môi trƣờng bởi những độc hại từ trong quá trình công nghiệp hóa. Hƣớng tiếp cận độc học xem xét ô nhiễm môi trƣờng từ rủi ro của các sản phẩm hóa học và ô nhiễm môi trƣờng tới con ngƣời, cây cỏ và động vật từ tác động gây độc của chất thải. Con ngƣời đã tìm các biện pháp chống độc tố, bên cạnh những biện pháp trừ khử và phân hủy, còn lại các biện pháp khác chỉ tìm cách cất dấu chất thải để cách ly chất thải với con ngƣời. Trên thực tế, nó vẫn đƣợc tích tụ ở đâu đó hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác, dƣới các hình thức khác nhau mà không đƣợc loại trừ triệt để ra khỏi môi trƣờng sống. Ở nƣớc ta, tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nƣớc từ các KCN là minh chứng điển hình cho hƣớng tiếp cận này.
- Tiếp cận dịch tễ học: Tiếp cận dịch tễ học gần nhƣ xuất hiện đồng thời với tiếp cận độc học, đôi khi hai hƣớng tiếp cận này còn làm tiền đề và bổ trợ cho nhau. Tác động dịch tễ học xem xét tác động của ô nhiễm môi trƣờng tới sức khỏe của cộng đồng dân cƣ, trực tiếp là sức khỏe của ngƣời lao động tại nơi làm việc. Cùng với tiếp cận độc học, tiếp cận dịch tễ học trong khuôn khổ của các môn học “An toàn lao động”, “Bảo hộ lao động”, “Vệ sinh công nghiệp” đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong các trƣờng đại học, trung học kỹ thuật và các trƣờng dạy nghề của nƣớc ta từ những năm 1950, xuất phát thực tiễn và tính ứng dụng cách tiếp cận này đối với việc bảo vệ sức khỏe của con ngƣời.
- Tiếp cận sinh thái học: Một trong những chức năng quan trọng của môi trƣờng là cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho con ngƣời. Với tiềm lực trí óc lớn mạnh cùng với sự trợ giúp đắc lực của công cụ khoa học, kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ, tài nguyên thiên nhiên hữu hạn đang bị cạn kiệt và suy thoái; đồng thời, con ngƣời đang phải hứng chịu hậu quả do việc khai thác
quá mức tài nguyên.
Thông qua một số Hội nghị thƣợng đỉnh quan trọng, điển hình nhƣ Hội nghị Rio De Janeiro năm 1992, với hƣớng tiếp cận chủ đạo là sinh thái học, ngƣời ta bắt đầu tìm lối thoát cho mối quan hệ giữa nhu cầu phát triển với BVMT và khái niệm Phát triển bền vững đã xuất hiện. Một số Công ƣớc về môi trƣờng cũng đƣợc thông qua nhƣ: Công ƣớc Rotterdam về thủ tục thỏa thuận thông báo trƣớc đối với một số hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại trong thƣơng mại quốc tế; Công ƣớc Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại (CTNH) và tiêu hủy chúng; Công ƣớc Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Với tính cấp thiết của các vấn đề môi trƣờng, môn học “Môi trƣờng và phát triển bền vững” đã đƣợc giảng dạy tại các trƣờng đại học, cao đẳng.
- Tiếp cận công nghệ học: Từ khoảng giữa những năm 1970, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại bắt đầu có những đặc điểm và xu hƣớng phát triển mới để chuyển sang giai đoạn thứ hai, đó là cuộc cách mạng về
công nghệ. Với nhu cầu tăng trƣởng kinh tế và giành lợi thế cạnh tranh, công nghệ trở thành công cụ quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Công nghệ đƣợc áp dụng, thay đổi liên tục theo vòng đời của công nghệ (Life cycle of Technology) và mong muốn của sản phẩm tạo ra. Theo đó, chất thải công nghiệp ngày càng đa dạng, ngày càng nhiều cả về số lƣợng và mức độ
độc hại ở cả ba trạng thái rắn, lỏng, khí. Cũng từ đây, các khái niệm “Công
nghệ môi trƣờng”, “Công nghiệp môi trƣờng”, “Khu công nghiệp sinh thái” xuất hiện, góp phần tạo tiền đề cho công nghệ sạch, công nghệ sạch hơn, công nghệ ít chất thải, công nghệ không chất thải, công nghệ thân thiện môi trƣờng đƣợc nghiên cứu và phát triển trên thế giới.
- Tiếp cận kinh tế học:Tiếp sau tiếp cận công nghệ học là tiếp cận kinh tế học. Tƣ tƣởng cơ bản của tiếp cận kinh tế học dựa trên quan niệm cho rằng, bản thân công nghệ không phải là tác nhân tàn phá môi trƣờng, mà vấn đề là ở các nhà đầu tƣ, những ngƣời sử dụng công nghệ để phục vụ cho các mục đích lợi nhuận. Trong bất cứ thời đại nào, công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, công nghệ luôn phải đáp ứng đƣợc hai vấn đề, đó là tính ứng dụng và BVMT. Nếu căn cứ vào các điều kiện nêu trên, đa phần các doanh nghiệp đang hoạt động ở nƣớc ta đã đáp ứng đƣợc vấn đề phát triển sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận nhƣng kéo theo hủy hoại môi trƣờng, bất chấp mọi chế tài xử lý của pháp luật Việt Nam.
Với đề tài này, tiếp cận công nghệ học và kinh tế học là hai hƣớng tiếp cận chính để nhận diện XĐMT. Nguyên nhân cơ bản của phá hoại môi trƣờng là do chủ chƣơng chiến lƣợc đầu tƣ. Về nguyên tắc, các nhà đầu tƣ đều biết rõ hơn ai hết những tác động đến môi trƣờng của công nghệ mà họ sử dụng. Nhƣng động cơ tối đa hóa lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà đầu tƣ giảm bớt chi phí BVMT nhƣ không có hệ thống xử lý chất thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng, không đầu tƣ cho các giải pháp sản xuất sạch, tiết kiệm tài nguyên...; hoặc xấu hơn là xử dụng công nghệ ô nhiễm, gây tác động xấu đến chất lƣợng môi trƣờng và sức khỏe của con ngƣời.