8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Các dạng xung đột môi trường
XĐMT có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau: - Sự khác nhau trong quan niệm về BVMT;
- Sự bất đồng nhận thức trong cách ứng xử với môi trƣờng; - Dị biệt văn hóa trong cách ứng xử với môi trƣờng;
- Bất bình đẳng trong việc sử dụng tài nguyên và sự hƣởng thụ các lợi thế môi trƣờng.
Căn cứ nguyên nhân XĐMT, những nghiên cứu xã hội học môi trƣờng cho thấy có thể tồn tại các dạng xung đột sau:
- Xung đột nhận thức: Đây là dạng xung đột đơn giản nhất, nguyên
nhân của dạng xung đột này xuất phát từ sự hiểu biết khác nhau trong hành động của các nhóm dẫn tới phá hoại môi trƣờng.
- Xung đột mục tiêu: Sự xung khắc trong mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn đến xung đột. Trong nhiều trƣờng hợp, xung đột mục tiêu còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Xung đột lợi ích: Lợi ích của các nhóm xã hội có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Do đó, dạng xung đột này xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế sử dụng tài nguyên.
- Xung đột quyền lực: Nhóm có quyền lực mạnh hơn lấn át nhóm khác, chiếm dụng lợi thế của nhóm khác dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng. Ở nƣớc ta, nhóm bị lấn át thƣờng cần đến sự can thiệp của các cơ quan chức năng khi xảy ra loại xung đột này.
Với đề tài nghiên cứu này, xung đột lợi ích đƣợc xác định là dạng xung đột chính và dễ nhận biết nhất, trực tiếp qua thái độ và các hành động cụ thể của ngƣời dân địa phƣơng trƣớc thực trạng ô nhiễm môi trƣờng xung quanh khu vực sản xuất công nghiệp. Còn xung đột nhận thức không đƣợc thể hiện rõ ràng bởi tất cả các nhóm xã hội, bao gồm cả nhóm gây hại và nhóm bị hại đều nhận thức đầy đủ về các hành động có thể dẫn tới phá hoại môi trƣờng, nhƣng vì mục đích lợi nhuận mà một bên sẽ dùng mọi thủ đoạn để che đậy hành vi vi phạm này.