8. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Các chức năng cơ bản của môi trường
Đối với sinh vật nói chung và con ngƣời nói riêng, môi trƣờng sống có 4 chức năng cơ bản (Hình 1.4).
Hình 1.4: Các chức năng cơ bản của môi trƣờng [12; 10] (1) Môi trường là không gian sinh sống cho con người và sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một ngƣời đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống nhƣ nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kho tàng, bến cảng,... Trung bình mỗi
ngày, mỗi ngƣời đều cần khoảng 4m3 không khí sạch để hít thở, 2,5 lít nƣớc
để uống, một lƣợng lƣơng thực thực phẩm tƣơng ứng với 2000 - 2400 calo. Nhƣ vậy, chức năng này đòi hỏi môi trƣờng phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi ngƣời sinh sống và hoạt động.
Yêu cầu về không gian sinh sống của con ngƣời thay đổi theo trình độ KH&CN, trình độ phát triển càng cao thì yêu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm. Có thể phân chia chức năng không gian sống của con ngƣời thành các dạng cụ thể nhƣ: chức năng xây dựng; chức năng vận tải; chức năng sản xuất; chức năng cung cấp năng lƣợng; và chức năng giải trí cho con ngƣời. Trong đó, chức năng giải trí ngày càng đƣợc xã hội quan tâm.
(2) Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người
MÔI TRƢỜNG
Không gian sống của con ngƣời và các loài sinh vật
Nơi lƣu trữ và cung cấp các nguồn thông tin
Nơi chứa đựng các nguồn tài
nguyên
Nơi chứa đựng các phế thải do con ngƣời tạo ra
Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con ngƣời đã lấy từ tự nhiên những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Thiên nhiên cung cấp nguồn vật liệu, năng lƣợng, thông tin cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý của con ngƣời. Trong khi đó, nhu cầu của con ngƣời về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lƣợng, chất lƣợng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Cùng với sự hỗ trợ của KH&CN hiện nay, con ngƣời cũng dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên vào các mục đích khác nhau.
Chức năng này của môi trƣờng còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm rừng tự nhiên: cung cấp nƣớc, gỗ củi, dƣợc liệu, bảo tồn tính đa dạng sinh học,...; các thủy vực, với chức năng chính là cung cấp nguồn nƣớc; động thực vật: cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm; không khí, nhiệt độ, năng lƣợng mặt trời, gió, nƣớc để duy trì sự sống; và các loại quặng, dầu mỏ làm nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất,...
(3) Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con ngƣời luôn đào thải ra các chất thải vào môi trƣờng. Tại đây, các chất thải dƣới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trƣờng khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hóa phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân hủy tự nhiện làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa quá mức làm số lƣợng và tính chất độc hại của chất thải tăng lên không ngừng. Dẫn đến chức năng này ở nhiều nơi trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trƣờng và tất yếu các hành động can thiệp nhằm BVMT.
Có thể phân loại chức năng này thành chức năng biến đổi lý - hóa học; chức năng biến đổi sinh hóa; và chức năng biến đổi sinh học.
(4) Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trƣờng trái đất đƣợc coi là nơi lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời, vì chính môi trƣờng trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lƣu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài ngƣời;
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con ngƣời và sinh vật sống trên trái đất, nhƣ phản ứng sinh lý của cơ thể sống trƣớc khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tƣợng tai biến tự nhiên nhƣ bão, lũ lụt, sóng thần, động đất, núi lửa,...;
- Lƣu trữ và cung cấp cho con ngƣời sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hóa khác.