Xuất mô hình khu công nghiệp sinh thái

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 88 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. xuất mô hình khu công nghiệp sinh thái

3.1.3.1. Sự cần thiết phải xây dựng khu công nghiệp sinh thái

Thực tế hoạt động của các KCN trên cả nƣớc cho thấy, hầu hết các KCN thực sự đóng vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế của địa phƣơng; góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển, hình thành các trung tâm công nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH- HĐH, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng, đào tạo cán bộ quản lý cũng nhƣ công nhân lành nghề, đóng góp lớn vào ngân sách và công tác xã hội của địa phƣơng; tạo điều kiện để xử lý các tác động tới môi trƣờng một cách tập trung. Tuy nhiên, các KCN, CCN càng phát triển thì tình hình ô nhiễm môi trƣờng ở nhiều khu vực công nghiệp trong cả nƣớc cũng phát triển nghiêm trọng, kéo theo vấn đề XĐMT. Điều đó không những gây ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân các khu dân cƣ, khu đô thị lân cận mà còn ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Vì vậy, việc chuyển đổi “Xây dựng khu công nghiệp sinh thái” đúng nghĩa là hết sức cần thiết để nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Tháng 9/2013, Ban quản lý dự án quản lý môi trƣờng cấp tỉnh tại Việt Nam - VPEG đã tổ chức hội thảo “Đánh giá các khu công nghiệp theo tiêu chí xây dựng khu công nghiệp sinh thái” tại thành phố Đà Nẵng, thu hút đông đảo các doanh nghiệp tham gia. Theo ông Philip Conn, kiến trúc sƣ về quy hoạch thuộc Foundation of The Future, hiện đang tƣ vấn cho dự án Vƣờn công nghiệp Xuyên Á Bourbon An Hòa cho rằng: Để xây dựng một KCN sinh thái đúng chuẩn, chủ đầu tƣ cần phải đảm bảo 3 yếu tố: tính di động (mạng lƣới giao thông đa dạng, dễ di chuyển; tính bền vững (yếu tố môi trƣờng), và có bản sắc riêng (kết hợp đƣợc những điều kiện tự nhiên sẵn có).

Đối với tình hình thực tế của KCN Thƣợng Đình cũng nhƣ phần lớn các KCN khác trên cả nƣớc, vấn để đặt ra là làm thế nào để chuyển đổi từ KCN hiện hữu thành KCN sinh thái, khi các doanh nghiệp thành viên đã có quy hoạch cơ sở hạ tầng và không thể thay đổi đƣợc nữa. Để giải quyết vấn đề

này, hội thảo trên cho rằng, quá trình chuyển đổi từ KCN hiện hữu thành

KCN sinh thái phải qua 5 giai đoạn. Trƣớc hết phải tập trung vào việc xây dựng và chuyển đổi nhận thức của chính các doanh nghiệp thành viên trong KCN về trách nhiệm BVMT. Theo đó các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng TCVN ISO 14000 về BVMT để tạo ý thức cho mọi ngƣời, lãnh đạo phải có trách nhiệm đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo vệ sinh môi trƣờng xanh, sạch; còn ngƣời lao động có trách nhiệm chăm lo thực hiện đúng quy trình quản lý về chất lƣợng. Đối với các địa phƣơng, khi thành lập KCN mới cần phải đặt yếu tố môi trƣờng lên hàng đầu, đảm bảo các tiêu chí của một KCN sinh thái. Đây cũng là bƣớc chuyển quan trọng trong việc thực hiện Chiến lƣợc sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2010 của Chính phủ đã đƣợc triển khai từ năm 2009.

3.1.3.2. Lợi ích của khu công nghiệp sinh thái đối với các doanh nghiệp

Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trƣờng nói chung, KCN sinh thái cũng mang lại những lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tƣ nhƣ:

- Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lƣợng; tái chế và tái sử dụng chất thải.

- Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung nhƣ quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trƣờng cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Làm tăng giá trị bất động sản của các doanh nghiệp thành viên cũng nhƣ tăng lợi nhuận cho chủ đầu tƣ KCN sinh thái.

- Chuyển đổi từ mô hình KCN hiện hữu thuộc sang mô hình KCN sinh thái trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần hình thành trên một địa điểm mới, do vậy không ảnh hƣởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối

bởi sự mở rộng của quá trình đô thị hoá và không xâm phạm tới diện tích đất nông nghiệp có giá trị trong khu vực.

- Sử dụng có hiệu quả của hệ thống hạ tầng kỹ thuật có sẵn.

- Sử dụng mạng lƣới giao thông vận chuyển hiện hữu của vùng và kết nối với mạng lƣới giao thông đƣờng thuỷ, đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không nội địa và quốc tế.

Kinh nghiệm từ các nƣớc có nền công nghiệp phát triển cho thấy, KCN sinh thái luôn là sự lựa chọn mang lại nhiều lợi ích trong tình trạng khan hiếm về nhân lực, nguồn nƣớc và tài nguyên nhƣ hiện nay. Chẳng hạn nhƣ KCN sinh thái Lalundborg (Đan Mạch), thành viên chính trong hệ sinh thái công nghiệp này là nhà máy điện Asnaes với công suất 1.500 MW. Hầu hết các trạm phát điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch và hiệu suất cực đại để chuyển hoá năng lƣợng từ quá trình đốt than thành điện năng chỉ đạt 40%, còn lại 60% năng lƣợng bị thải ra môi trƣờng bên ngoài dƣới dạng nhiệt và phần lớn ở dạng hơi nƣớc và khí Ethane và Methane, nhiệt thừa, dung môi, thạch cao, xỉ than, bùn thải, tro bụi. Tuy nhiên, những năng lƣợng dƣ thừa và chất thải này lại đƣợc sử dụng có hiệu quả cho các nhà máy trong cùng KCN, tránh thải bỏ vào môi trƣờng tự nhiên. Hay nhƣ quốc gia láng giềng với Việt Nam, Thái Lan đứng thứ hai trên thế giới về số lƣợng KCN sinh thái (29) chỉ sau Mỹ (40), với các KCN điển hình nhƣ Amata Nakorn I.E, Khon Kean, Learm Chabang, Pin Thong, Amata City I.E. Thành công của mô hình KCN sinh thái tại Thái Lan là bài học kinh nghiệm cho PTBV tại các nƣớc có nền kinh tế

đang phát triển. (Theo Tạp chí Công nghiệp - số 2, 2008)

3.1.3.3. Những thách thức khi chuyển đổi mô hình khu công nghiệp

KCN sinh thái mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nhất là với các doanh nghiệp thành viên trong việc tiết kiệm chi phí, nguồn nƣớc và nguyên vật liệu sản xuất; nâng cao chất lƣợng sản phẩm; tạo môi trƣờng làm việc “xanh” cho ngƣời lao động; góp phần BVMT. Tuy nhiên, việc chuyển đổi các KCN hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái cũng có những khó khăn và thách thức trong một số trƣờng hợp nhất định.

Trường hợp trên khu đất của KCN cũ:

- Khó xây dựng đƣợc hệ sinh thái công nghiệp đối với bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải nguyên liệu và năng lƣợng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số doanh nghiệp hiện hữu và chuyển đổi thành công nghệ BVMT;

- Khó giải quyết mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp có sẵn hay tham dự mới vào KCN sinh thái;

- Khó xác định chính xác năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác, để chuyển đổi sang hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trƣờng đã định; Khó khăn đối với các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn là doanh nghiệp thành viên của KCN sinh thái, buộc phải di dời hay chuyển đổi ngành nghề sản xuất để có thể trở thành các sinh thái công nghiệp.

Trường hợp trên khu đất hoàn toàn mới:

- Thuận lợi trong việc triển khai hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trƣờng đã định;

- Chi phí đầu tƣ cho hệ thống này sẽ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực hạ tầng kỹ thuật toàn vùng.

- Tối ƣu hoá dòng năng lƣợng và nguyên liệu còn phụ thuộc khả năng tổ chức. Hệ sinh thái công nghiệp trên quy mô toàn vùng.

Bourbon An Hòa đƣợc coi là KCN đầu tiên ở nƣớc ta xây dựng theo tiêu chí KCN sinh thái. Với tổng diện tích 1.020 ha, Bourbon An Hòa có thể tiếp nhận hàng trăm doanh nghiệp. Để tạo ấn tƣợng về môi trƣờng xanh, chủ

đầu tƣ dự án đã đặt tên là “Vườn công nghiệp”. Theo quy định bắt buộc,

ngoài 15% diện tích chung dành cho cây xanh, mỗi dự án xây dựng nhà máy tại đây chỉ đƣợc sử dụng tối đa 70% đất xây dựng, 30% còn lại đƣợc dành cho diện tích xanh. Nhà máy xử lý nƣớc thải của vƣờn công nghiệp có công suất

dự kiến 40.000 m3/ngày đêm, nƣớc thải sau khi xử lý sẽ đƣợc dẫn vào các

dòng kênh nội bộ để nuôi trồng nhiều loại sinh vật. Chu trình này vừa làm sạch nƣớc một cách tự nhiên, vừa kiểm soát chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý (Theo Báo Công thương, ngày 29/9/2013).

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách công nghệ thân môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường” (Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp Thượng Đình (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)