8. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Quán triệt chiến lược sản xuất sạch hơn
Để xúc tiến và triển khai “Chiến lƣợc sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020" đến các cơ sở sản xuất công nghiệp, ngày 22 tháng 6 năm 2010, Sở Công thƣơng thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1920/QĐ-SCT về việc ban hành Kế hoạch hành động trong công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 - 2012. Với kế hoạch này, Sở Công thƣơng kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy xây dựng khung chính sách của thành phố để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh; sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công nghiệp; không ngừng giảm tác động môi trƣờng trong quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn.
Mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2010 - 2012 là 30% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức đƣợc lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 10% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH tiết kiệm đƣợc từ 5 - 8% mức tiêu thụ năng lƣợng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; có bộ máy tham mƣu, giúp việc đủ năng lực để Sở Công thƣơng triển khai các hoạt động hƣớng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố; và 50% cơ sở sản xuất công nghiệp; bộ phận tham mƣu, giúp việc thuộc UBND các quận/huyện và các Sở chuyên ngành có liên quan đƣợc tập huấn, phổ biến nâng cao năng lực về SXSH. Với tổng kinh phí dự kiến là 4.9 tỷ đồng, Sở Công thƣơng thành phố Hà Nội đã đề ra 3 nhóm hoạt động chính là:
- Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động sản
xuất công nghiệp
- Nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sạch
- Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ
Để gắn kết hoạt động sản xuất công nghiệp với BVMT, trƣớc hết các doanh nghiệp thuộc KCN Thƣợng Đình cần quán triệt chiến lƣợc SXSH và chiến lƣợc BVMT trong hoạt động sản xuất. Do yêu cầu về chất lƣợng môi trƣờng tại các KCN cũng nhƣ chất lƣợng môi trƣờng quốc gia, chính các công ty phải nâng cao trách nhiệm BVMT. Thực tế cho thấy, thực hiện SXSH trong đó sử dụng CNMT, công nghệ thân môi trƣờng không những đáp ứng nhu cầu về môi trƣờng mà còn giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp do tái sử
dụng đƣợc phế thải. Một số doanh nghiệp nƣớc ta đã xác định: “muốn phát
triển bền vững thì sản xuất kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường”
(Trích từ Chiến lƣợc đầu tƣ của công ty Tuyển than Cửa Ông). Việc quán triệt Chiến lƣợc sản xuất sạch hơn và Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng của Ban lãnh đạo KCN, Ban lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên là cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động và củng cố lòng quyết tâm đạt đƣợc các mục tiêu chung của doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
Ví dụ nhƣ, Công ty Ajinomoto Việt Nam (KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai) là một doanh nghiệp có loại hình sản xuất thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trƣờng, nhƣng công ty đã có một chính sách công nghệ và môi trƣờng khá bài bản với định hƣớng đạt đƣợc sự hài hòa giữa các hoạt động của công ty với BVMT. Công ty đã xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải riêng của doanh nghiệp, tiến hành quan trắc tự động liên tục chất lƣợng nƣớc thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng.
Bên cạnh đó, công ty đã đặt ra các chỉ tiêu môi trƣờng về không phát thải cho giai đoạn 2008 - 2010 nhƣ sau:
Không phát thải Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giảm thiểu nƣớc thải
BOD của nƣớc thải
sau xử lý < 10 ppm < 11 ppm < 10 ppm < 10 ppm Giảm 5% lƣợng nƣớc thải phát sinh so với năm trƣớc < 2.65 < 2.52 < 2.40
Giảm thiểu chất thải Tái sử dụng 98% rác thải > 97% > 97% > 98 % Tái sử dụng 99% chất thải sản xuất < 99% < 99% < 99% Giảm lƣợng ô nhiễm không khí Giảm hàm lƣợng SO2 trong khói lò hơi đạt TCVN < 1080 mg/nm3 < 1080 mg/nm3 < 500 mg/nm3 Giảm tổng lƣợng nƣớc thải đổ ra sông Giảm 30% lƣợng nƣớc sông để làm mát trên sản phẩm đến năm 2010 so với năm 2005 10% hoặc hơn 10% hoặc hơn 10% hoặc hơn
(Nguồn: Công ty Ajinomoto Việt Nam, 2009)
Con ngƣời có thể có cuộc sống bền vững trên hành tinh nếu biết hạn chế sự lãng phí năng lƣợng, nguồn nƣớc; lạm dụng tài nguyên; hạn chế gây ra tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu và nạn chặt phá rừng;... Dự tính đến năm 2025, dân số thế giới sẽ có thêm 2,9 tỷ ngƣời góp phần làm cạn kiệt nguồn nƣớc và đến năm 2030, nhu cầu năng lƣợng của thế giới sẽ tăng lên 60%. Vậy công nghệ nào có thể giúp hành tinh tiếp tục PTBV? Chẳng hạn, dƣới đây là
10 sản phẩm công nghệ thân môi trƣờng do trang web “LiveScience.com”
giới thiệu.
- Giấy báo tái sử dụng: Đó là giấy điện tử, một màn hình linh hoạt trông giống nhƣ giấy, nhƣng có thể tái sử dụng nhiều lần. Màn hình này bao gồm nhiều hạt capsule siêu nhỏ chứa các phần tử mang điện đƣợc bao bởi một phôi kim loại. Mỗi capsule siêu nhỏ có các hạt trắng và đen mang điện dƣơng hoặc âm. Tùy thuộc điện dƣơng hay âm, mà hạt đen hoặc trắng hiển thị trên bề mặt màn hình những mẫu khác nhau. Chỉ tính riêng ở Mỹ, hơn 55 triệu tờ báo nhƣ vậy có thể đƣợc bán trong mỗi ngày, tiết kiệm tài nguyên và BVMT hơn nhiều so với các loại giấy đƣợc sản xuất từ gỗ.
- Chôn lấp các chất gây ô nhiễm: Khí CO2 là yếu tố chính gây nên hiệu ứng nhà kính và làm trái đất nóng lên. Theo một số chuyên gia, chúng ta
không thể hạn chế đƣợc lƣợng khí thải CO2 phát tán vào khí quyển mà phải
tìm cách loại bỏ nó. Ngƣời ta đã đề xuất phƣơng án chôn các khí trên xuống
đất trƣớc khi chúng kịp bay vào khí quyển. Sau khi tách riêng CO2 ra khỏi
những khí thải khác, có thể chôn nó trong những giếng dầu cạn, mỏ muối và trong các vách đá trong lòng đất.
- Làm sạch không khí bằng cây xanh và vi khuẩn: Phƣơng pháp này có thể dùng vi khuẩn và cây cối để dọn sạch ô nhiễm, ví dụ loại bỏ nitrat trong nƣớc bằng vi khuẩn và dùng cây để hút thạch tín trong đất thông qua quá trình có tên là "phytoremediation". Thƣờng thì các loài cây bản địa có thể dùng để làm sạch ô nhiễm và hơn thế, hầu nhƣ chúng không cần phun thuốc trừ sâu hay tƣới nƣớc. Các nhà khoa học đang cố gắng thay đổi di truyền học của một số loài khác, để chúng có thể dùng rễ hút các chất gây ô nhiễm và dùng chính các chất này để nuôi dƣỡng sự phát triển của cây.
- Trồng cây trên mái nhà: Vƣờn trên mái nhà giúp hấp thụ hơi nóng, hút nƣớc mƣa, giảm việc sử dụng điều hòa vào mùa hè và giảm ảnh hƣởng
của CO2 bằng cách hút khí CO2 và nhả ra oxy. Công nghệ này có thể làm
giảm ảnh hƣởng "đảo nhiệt" thƣờng xảy ra ở trung tâm dân cƣ.
- Khai thác năng lƣợng mặt trời: Năng lƣợng mặt trời chiếu tới trái đất
dƣới dạng các photon và có thể chuyển thành điện hoặc nhiệt. Những thiết bị thu năng lƣợng mặt trời có nhiều dạng khác nhau và đã đƣợc các công ty năng lƣợng và hộ gia đình dùng thành công. Hai loại máy đƣợc biết đến rộng rãi nhất là thiết bị thu nhiệt và pin mặt trời. Các nhà khoa học đang cố biến đổi loại năng lƣợng này có hiệu quả hơn bằng cách một hệ thống gƣơng parabol tích tụ chúng lại.
- Năng lƣợng "Hydro”: Sử dụng pin năng lƣợng hydro đƣợc coi nhƣ
một giải pháp thay thế cho xăng, dầu và không gây ô nhiễm môi trƣờng. Điện
sinh ra trong quá trình kết hợp hydro và oxy tạo ra nƣớc (H2O). Nhƣng pin
lý để chiết xuất ra hydro cung cấp cho pin nhiên liệu. Một số quá trình yêu cầu cần sử dụng những nguồn năng lƣợng khác, do đó phá hỏng ƣu thế của loại "nhiên liệu sạch" này. Gần đây các nhà khoa học đang nghiên cứu các phƣơng pháp nạp năng lƣợng cho máy tính xách tay và các thiết bị nhỏ bằng pin nhiên liệu. Một số công ty cũng hứa hẹn sẽ sớm ra mắt loại xe chỉ thải nƣớc sạch. Tƣơng lai về một nền kinh tế hydro là hoàn toàn khả thi.
- Loại muối trong nƣớc biển: Khử muối và các chất khoáng ra khỏi
nƣớc biển là một trong những cách cung cấp nƣớc ngọt sử dụng cho nhiều nơi trên thế giới mà hiện nay nguồn nƣớc còn hạn chế. Các nhà khoa học đang hƣớng tới những quy trình tiến bộ hơn, dùng những nhiên liệu rẻ tiền có thể tạo nhiệt ẩm bay hơi nƣớc, trƣớc khi lọc nó qua màng lọc cực nhỏ.
- Biến rác thải thành dầu: Bất kỳ rác thải hữu cơ nào, dƣới nhiệt độ và áp suất vừa đủ đều có thể biến thành dầu thông qua quá trình phân hóa bằng nhiệt. Quá trình này cũng tƣơng tự nhƣ cách tạo ra dầu trong tự nhiên. Những ngƣời đề xƣớng chƣơng trình này khẳng định một tấn chất thải hữu cơ có thể sản xuất đƣợc khoảng 600 pound dầu tự nhiên.