8 Đại học Văn hóa Hà Nộ
2.3. Chính sách ứng dụng Khung phân loại Thập tiến Dewey rút gọn 14 của các thƣ viện
của các thƣ viện
Hầu nhƣ toàn bộ các thƣ viện đều có kế hoạch sử dụng DDC trong thời gian tới, tuy nhiên một số trƣờng do đặc thù ngành chƣa dự kiến áp dụng DDC.
Ứng dụng DDC ở hệ thống thƣ viện đại học ở Hà Nội có lẽ phải kể đến Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Trung tâm đã có chính sách áp dụng và phát triển DDC cho Việt Nam từ năm 1996. Thời gian đầu Trung tâm dịch và ứng dụng DDC rút gọn 13. Dịch khung phân loại này từ bản rút gọn từ tiếng Pháp. Vì vậy khi phân loại gặp khá nhiều khó khăn vì các đề mục quá hẹp so với nội dung tài liệu có trong kho của Thƣ viện. Chính vì vậy khi có DDC biên dịch bản rút gọn lần 14, Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Quốc gia Việt Nam và Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã có chính sách phát triển và ứng dụng rất rõ ràng. Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ phân loại do Thƣ viện Quốc gia Việt Nam tổ chức, 2 trung tâm này còn mở nhiều lớp tập huấn khác. Chính nhờ có chính sách phát triển ―mạnh tay‖ này, đến nay 02 trung tâm này có đội ngũ cán bộ phân loại tài liệu khá vững vàng và chuyên nghiệp .
Đối với các thƣ viện thuộc khối quân đội, công an phần lớn sử dụng khung phân loại 19 lớp dùng cho các thƣ viện khoa học tổng hợp do Thƣ viện Quốc gia Việt Nam biên soạn và chỉnh lý; có một số ít thƣ viện Học viện, nhà trƣờng nghiên cứu sử dụng khung phân loại BBK và khung phân loại khác.
Sau khi có chủ trƣơng áp dụng Khung phân loại DDC cho các thƣ viện tại Việt Nam các thƣ viện và trung tâm thông tin trong khối quân đội
70
cũng đã tham gia tập huấn và nghiên cứu. Tuy nhiên khung phân loại DDC14 đề cập rất ít đến các đề mục về quân sự , điều đó khó khăn trong việc phân loại các tài liệu về quân sự, an ninh, quốc phòng. Để tạo nên sự đồng bộ trong phân loại, một vấn đề lớn đặt ra với các thƣ viện sau khi quyết định áp dụng khung phân loại mới phải tiến hành chỉnh lý, sắp xếp lại hệ thống tủ mục lục... đòi hỏi bố trí nhân lực và nguồn kinh phí kèm theo. Do vậy, dự kiến sau khi có bản DDC22 đầy đủ đƣợc dịch sang tiếng Việt có các nội dung chi tiết lên quan đến khoa học quân sự, Thƣ viện Quân đội sẽ là đầu mối trung tâm thông tin – thƣ viện trong toàn quân sẽ xây dựng kế hoạch báo cáo với Tổng cục chính trị - Bộ quốc phòng xin chủ trƣơng áp dụng.
Đối với thƣ viện đại học chuyên ngành nhƣ Đại học y Hà Nội, sau một thời gian nhận thấy việc áp dụng khung phân loại UDC vào việc phân loại tài liệu tại một thƣ viện với 85% tài liệu chuyên ngành gặp nhiều khó khăn. Thƣ viện trƣờng đã nghiên cứu xây dựng khung phân loại riêng cho mình, do bác sĩ Đặng Vũ Viêm biên soạn với tên gọi ―Bảng phân loại các ngành (các chuyên khoa sâu trong ngành y) xếp theo thứ tự vần chữ cái các chuyên khoa y học‖. Chức năng và nhiệm vụ của Đại học y Hà Nội chuyên ngành khác với chức năng và nhiệm vụ của thƣ viện đại học khác vì vậy bảng phân loại riêng này cũng có cấu trúc khác. Hiện tại chƣa có khung phân loại nào hoàn hảo có thể thay thế đƣợc bảng phân loại này, thậm chí là DDC. Vì vậy trong tƣơng lai gần Đại học y Hà Nội sẽ giữ nguyên bảng phân loại đang sử dụng nội bộ cho các tài liệu y học. Bên cạnh đó có nhiều ý kiến muốn sử dụng DDC 14 nhƣng mảng y học chƣa bao quát các lĩnh vực y tế thậm chí thuật ngữ dùng không đúng (có thể cho cán bộ dịch không hiểu sâu chuyên ngành y). Áp dụng DDC 14 cho thƣ viện chuyên ngành y là rất khó nên tốt nhất là áp dụng DDC 22 đầy đủ.
71
Qua trao đổi với Giám đốc trung tâm thông tin – thƣ viện Đại học Văn hóa: ―Trung tâm chưa có kế hoạch sử dụng khung phân loại DDC 14 do thay đổi địa điểm thư viện cũng như nguồn kinh phí còn hạn hẹp, tuy nhiên trung tâm đang nghiên cứu đến khung phân loại này‖.
Học viện Âm nhạc quốc gia vẫn tiếp tục sử dụng khung phân loại BBK vì đề mục trong DDC 14 dành cho âm nhạc sơ sài, không thể phản ánh hết đƣợc loại hình nghệ thuật đa màu sắc này.