8 Đại học Văn hóa Hà Nộ
2.2.1. Bối cảnh ứng dụng Khung phân loạ
Kể từ năm 1876 đến nay, Khung phân loại DDC đã đƣợc xuất bản 23 bản đầy đủ và 15 bản rút gọn, trở thành một hệ thống phân loại đƣợc sử dụng phổ biến nhất trên 135 quốc gia trên thế giới.
Trên thế giới DDC đƣợc dùng nhƣ một công cụ tra tìm thông tin điện tử trên Internet, đƣợc dùng trong cơ sở dữ liệu thƣ mục với khối lƣợng hàng triệu biểu ghi mà lớn nhất là OCLC với mục lục liên hợp toàn thế giới chứa 40-50 triệu bản ghi. Chính vì vậy, sử dụng DDC mang lại khả năng trao đổi, sử dụng OCLC dễ dàng và làm giảm nhu cầu biên mục gốc, hỗ trợ cho việc biên mục sao chép tại các thƣ viện. Đây chính là lợi thế lớn của DDC.
Ngày 17/3/2000 cuộc hội thảo đầu tiên về DDC đƣợc tổ chức tại khu vực phía Bắc do Vụ Thƣ viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hội trƣờng 3/5 Bộ VHTT&DL, 51 Ngô Quyền Hà Nội nêu ra vấn đề áp dụng Khung phân loại chung cho các thƣ viện.
Ngày 16/8/2006, Thƣ viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Lễ chính thức công bố Ấn bản Tiếng Việt Khung phân loại thập phân Dewey rút gọn 14, đánh dấu mốc quan trọng ngành thƣ viện Việt Nam hội nhập với chuẩn
53
chung cộng đồng thƣ viện thế giới. Nhiều lớp đào tạo sử dụng DDC đã đƣợc tổ chức trong một số hệ thống thƣ viện trong cả nƣớc, đặc biệt trong mạng lƣới thƣ viện công cộng và đại học.
Trƣớc khi có ấn bản DDC14 bằng tiếng Việt, việc áp dụng và sử dụng Khung phân loại tùy tiện, cả nƣớc có đến 5-7 Khung phân loại, thậm chí có thƣ viện tự đặt cách phân loại riêng cho thƣ viện mình, đó là phân loại theo màu (mỗi chủ đề mỗi màu)...
Hệ thống thƣ viện công cộng và đại học trƣớc đó sử dụng Khung phân loại 19 lớp của Thƣ viện Quốc gia Việt Nam (71/100 thƣ viện, cơ quan thông tin), Khung BBK (có 42 thƣ viện, cơ quan thông tin sử dụng khung phân loại này). Sau BBK, DDC là khung phân loại đƣợc sử dụng khá rộng rãi (14 thƣ viện). Khung đề mục quốc gia và Khung UDC rất ít thƣ viện và cơ quan thông tin sử dụng (chỉ có 3 thƣ viện và cơ quan thông tin).
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XX nhiều thƣ viện các trƣờng đại học (đặc biệt là thƣ viện các trƣờng đại học ở phía Nam) đã sử dụng các phiên bản DDC19, 21, 22 nguyên bản tiếng Anh trong công tác phân loại nhƣ: Trung tâm học liệu đại học Cần Thơ đã sử dụng khung phân loại DDC từ năm 1966, sau 1975 đƣa bảng BBK vào để phân loại sách Việt, còn sách tiếng Anh, Pháp vẫn sử dụng DDC. Từ sau năm 1986 do sự mở rộng hợp tác quốc tế của các thƣ viện, DDC một lần nữa đã du nhập vào Việt Nam dƣới dạng nguyên bản tiếng Anh và đƣợc sử dụng rộng rãi tại Trung tâm học liệu Cần Thơ, bắt đầu là bảng DDC19 đầy đủ, đến năm 2002 cập nhật DDC21.
Thƣ viện tại trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng DDC từ năm 1995. Từ năm 1998 các khoá tập huấn về ―Thƣ viện hiện đại‖ đƣợc tổ chức đều đặn nên DDC càng đƣợc phổ biến rộng hơn. Đầu năm 2003 Thƣ viện này đã xuất bản cuốn “Hướng dẫn thực hành phân
54
loại thập phân DEWEY” bao gồm bảng phân loại đƣợc chuyển sang tiếng Việt đã giúp cho việc sử dụng DDC tiện lợi hơn.
Cho tới nay hầu hết các trƣờng đại học ở phía Nam đều sử dụng DDC đầy đủ theo các phiên bản khác nhau 19, 21, 22 nguyên bản tiếng Anh hoặc tự biên dịch, tự xây dựng những nguyên tắc riêng trong phân loại tài liệu (Đại học Khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Mở, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Huế...)
Ở phía Bắc, Trung tâm thông tin-thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội, từ năm 1997 đã cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm tại một số nƣớc có sử dụng DDC nhƣ Thái Lan, Singapore, Mỹ… đồng thời tiến hành các bƣớc đi thích hợp để chuyển đổi sử dụng bảng phân loại cho phù hợp. Sau khi có bản DDC13 rút gọn (bản tiếng Anh, năm 1997), DDC rút gọn (bản tiếng Pháp, năm 1998) và một số bản DDC tiếng Việt, Trung tâm đã chỉnh lí và áp dụng thí điểm. Đến năm 2003, không sử dụng bảng Phân loại Thập tiến 19 lớp nữa và chỉ sử dụng 2 bảng phân loại BBK và DDC do Trung tâm biên soạn “Bảng Phân loại thập tiến DEWEY rút gọn ứng dụng” dựa trên bản DDC rút gọn tiếng Pháp.
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng là một đơn vị áp dụng DDC tƣơng đối sớm (tháng 4/2005) sau khi đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Do tại thời điểm áp dụng chƣa có bản dịch của DDC14 nên Trung tâm sử dụng bản DDC22 tiếng Anh, vì vậy quá trình chuyển ngữ cũng mất rất nhiều công sức và phải nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu đính để bảo đảm tính chính xác của các thuật ngữ chuyên môn. Quá trình chuyển phân loại sang DDC thực hiện đồng thời với việc tổ chức kho mở đối với toàn bộ tài liệu của thƣ viện nên đòi hỏi sự sắp xếp công việc phải khoa học, chính xác. Khi chuyển đổi xong còn tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ thƣ viện các khoa và bạn đọc về cách tổ chức kho,
55
cách tìm kiếm tài liệu, nhận biết thông tin về tài liệu trong kho mở... để thuận tiện trong việc sử dụng.
Nhằm chuẩn hoá hoạt động nghiệp vụ và thúc đẩy tiến trình hội nhập của thƣ viện Việt Nam với cộng đồng thƣ viện thế giới, theo tinh thần công văn số 1598/BVHTT-TV do Thứ trƣởng Đỗ Quý Doãn ký ngày 7/5/2007, và công văn số 2667/BVHTT-TV do Vụ trƣởng Vụ Thƣ viện Nguyễn Thị Ngọc Thuần ký ngày 23 tháng 7 năm 2007, toàn bộ hệ thống thƣ viện Việt Nam triển khai áp dụng Khung phân loại thập phân Dewey (DDC) cùng với Khổ mẫu biên mục (MARC21) và Quy tắc Biên mục Anh Mỹ (AARC2). Có thể coi đây là bƣớc tiến bộ quan trọng mở đƣờng cho sự thống nhất các hoạt động nghiệp vụ trên phạm vi cả nƣớc.
Triển khai áp dụng Khung phân loại DDC 14 là một trong những công tác quan trọng đối với hệ thống thƣ viện Việt Nam. Công tác triển khai DDC bao gồm việc áp dụng khung này trong nƣớc và việc chuyển đổi khung phân loại. Nghiên cứu ứng dụng Khung phân loại DDC ở thƣ viện các trƣờng đại học ở Hà Nội là công tác không thể không thực hiện trong bối cảnh chung hiện nay để chia sẻ thông tin và hội nhập với thƣ viện thế giới.