CON ĐƢỜNG SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN THANH TỊNH

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 40 - 43)

Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Ông tên thật là Trần Văn Ninh, đến năm lên sáu tuổi mới đổi là Trần Thanh Tịnh. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho tại xóm Gia Lạc, ven sông Hƣơng, ngoại ô Huế. Thanh Tịnh đƣợc học chữ Nho đến năm 11 tuổi, rồi tiếp tục học tiểu học, trung học ở Huế. Ngay từ khi đi học ông đã ham thích văn chƣơng. Hai nhà văn Pháp Daudet và Maupassant có ảnh hƣởng không nhỏ đến văn phong của ông sau này. Nguồn văn nghệ dân gian phong phú của Huế, những giọng hò câu hát trên sông nƣớc quê hƣơng là chất liệu cho các tác phẩm của ông. Năm 1933, ông đi làm ở các sở tƣ rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này ông bắt đầu viết văn làm thơ và cộng tác với các báo

sáng tác đầu tay Cha làm trâu, con làm ngựa đăng ở Thần kinh tạp chí

năm 1934.

Ông không thành công trong lĩnh vực truyện dài (Xuân và Sinh, 1944) nhƣng đƣợc bạn đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Tập thơ Hận chiến trường (1937) và nhiều bài khác đăng trên các báo ở Huế và Hà Nội mang phong cách lãng mạn đậm nét. Thơ ông thƣờng mƣợt mà, tinh tế, hàm súc nhƣng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hoá, tinh thần xứ Huế. Thành công hơn cả trong chặng đƣờng sáng tác này là các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em (1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) trong đó có nhiều truyện đẹp, trong sáng, gợi cảm.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Tổng thƣ ký Hội Văn hoá cứu quốc Trung bộ. Gia nhập bộ đội năm 1948, tham gia phụ trách Đoàn kịch Chiến thắng của Bộ Tổng tƣ lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến ông khai sinh ra hình thức độc tấu. Đó thƣờng là một bài văn, có tính chất tự sự, không dài lắm, để biểu diễn trong khoảng mƣơi phút. Ngôn ngữ của tấu thƣờng đại chúng, cách diễn đạt giản dị pha chút dí dỏm, hài hƣớc. Khi diễn thƣờng nói là chủ yếu, hát, ngâm chỉ là phụ. Nó không cần nhạc cụ gì hoạ theo để làm nền, và có thể hoạt động ở bất kỳ đâu không cần sân khấu quy mô.

Từ năm 1954, Thanh Tịnh tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông viết nhiều thơ trữ tình, thơ đả kích, ca dao,… đăng trên các báo Nhân dân, Phụ nữ, Quân đội nhân dân, Tiền phong,…

giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956), Đi từ giữa một mùa sen (truyện thơ, 1973), Thơ ca (tuyển tập, 1980)… Thơ của ông giai đoạn này có sự chuyển biến rõ rệt. Truyện thơ Đi từ giữa một mùa sen gồm tám đoạn, dài gần hai ngàn câu, kể về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh từ lúc chào đời đến năm 15 tuổi. Đây là một công trình nghệ thuật công phu của Thanh Tịnh. Ông sƣu tầm tài liệu và viết trong nhiều năm. Tác phẩm viết dƣới hình thức kể chuyện, mang đậm phong cách dân gian và hợp với giọng điệu tâm tình của thơ ông. Tập truyện ngắn Những giọt nước biển phần lớn gồm những bài ông viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Mỗi truyện nhƣ một bài thơ nhỏ, ghi lại hình ảnh những ngƣời nông dân bình thƣờng miền xuôi cũng nhƣ miền núi, gan dạ một cách hồn nhiên, dũng cảm một cách lặng lẽ, hoạt động phục vụ sự nghiệp chiến đấu chống ngoại xâm.

Trong toàn bộ sự nghiệp văn học của Thanh Tịnh, những sáng tác trƣớc 1945 của ông có giá trị hơn và chiếm vị trí chủ chốt. Ở Thanh Tịnh có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hoà của nhiều nền văn hoá khác nhau mà ông đã thụ hƣởng trong quá trình học tập của mình: văn hoá dân gian Việt Nam (ông thuộc khá nhiều vở tuồng, bài ca vè của Huế - Thừa Thiên), văn hoá phƣơng Đông (ông học chữ Nho đến năm 11 tuổi, sau này có thời kỳ làm hƣớng dẫn du lịch ở Huế), văn hoá Pháp (ông học tiểu học, trung học ở trƣờng Pelerin, sau đó học tú tài ở trƣờng Thiên Hựu, và Institut de la Providence, mà những nhà văn ảnh hƣởng lớn đến ông là Daudet, Maupassant).

Thanh Tịnh là một tên tuổi không thể thiếu của văn học Việt Nam bên cạnh những tên tuổi khác, tuy không chói lọi rực rỡ nhƣng lại góp

phần tạo nên một dòng văn học có giá trị: Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Xuân Diệu,…

CHƯƠNG 2

THÂN PHẬN CON NGƢỜI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN CAO QUÝ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THANH TỊNH

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 40 - 43)