NHỮNG GƢƠNG MẶT TIÊU BIỂU TẠO NÊN DÕNG TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH 1930-

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 25 - 36)

TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH 1930-1945

Với sự ảnh hƣởng đặc biệt về phong cách viết của mình đối với một số nhà văn khác cùng giai đoạn, có thể nói Thạch Lam (sinh năm 1910, mất năm 1942, tên thật là Nguyễn Tƣờng Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tƣờng Lân) là ngƣời khởi xƣớng một cách không chính thức, đồng thời cũng là đại diện tiêu biểu của dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945. Truyện của Thạch Lam đem đến cho văn xuôi đƣơng thời một cách cảm thụ tinh vi, bình dị, mới mẻ, đầy khám phá đối với thế giới nội tâm của con ngƣời. Ông đặc biệt tinh tế khi phát hiện, phân tích những biến thái nhỏ nhất của tâm hồn. Thạch Lam thƣờng khai thác chất thơ trong đời sống hằng ngày. Ông quan tâm, phơi bày đời sống nội tâm tinh tế, phong phú của nhân vật hơn là những biến cố, sự kiện bề ngoài hay những xung đột giàu kịch tính. Truyện của ông thƣờng mang yếu tố phi cốt truyện, loại truyện không có truyện. Hai đứa trẻ không hề có hành động phát triển xung đột, mà chỉ toát lên một tâm trạng, một không khí. Nó chỉ là câu chuyện kể lại cái cảnh hai chị em ngồi trông một ngôi hàng tạp hoá nghèo nàn trong một buổi tối nhƣ bao buổi tối khác. Bóng tối - bầu trời và những ngọn đèn, đó là những điểm tựa khơi dậy trong cô bé Liên một chuỗi những liên tƣởng, những kỉ niệm. Ở đây, ngƣời đọc không chỉ cảm nhận

đƣợc tâm hồn đầy lãng mạn với những ƣớc mơ đẹp đẽ của hai đứa bé nghèo ở một cái ga xép nhỏ mà còn cảm thấy hồn của quê hƣơng, đất nƣớc toả ra từ cái không gian thanh bình thấm đẫm chất thơ của những buổi chiều “êm nhƣ ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đƣa vào”, những buổi tối có “vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay len vào những cành cây”, và những “đêm mùa hạ êm ả nhƣ nhung và thoảng qua gió mát”… Sở trƣờng của Thạch Lam trong truyện ngắn là đƣa ra một biến thái về tâm hồn, một chuyển hƣớng tâm lý. Từ buồn ra vui, từ giận ra thƣơng, từ lãnh đạm ra tha thiết, từ yêu ra ghét, hay ngƣợc lại. Một anh chàng ăn chơi trác táng về nhà khuya mệt mỏi chán chƣờng, sáng dậy bỗng thấy vui vẻ nhẹ nhàng trƣớc cảnh ngày trời mai tƣơi mát và hình ảnh bà mẹ già trìu mến phúc hậu (Buổi sớm, Nắng trong vườn). Những biến đổi tình cảm nhƣ trên làm phần then chốt ở rất nhiều truyện của Thạch Lam nhƣ : Gió đầu mùa, Những ngày vui, Một cơn giận, Sợi tóc, Tình xưa, Bên kia sông,… Nhà phê bình Phong Lê nhận xét Ở thế giới nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, tất cả đều hiu hiu, đạm đạm, không có sự chói gắt, không có những vang động mạnh, nhƣng lại gợi bao ám ảnh về số phận con ngƣời. Những truyện hay của Thạch Lam, thƣờng có nhiều bóng tối: không phải cái “tối nhƣ mực”, mà cái tối của hoàng hôn, của ánh ngày tàn” [73,92]. Thời gian nghệ thuật của ông là hiện thực đƣợc kéo lùi về quá khứ (Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ). Không gian nghệ thuật của ông thƣờng là các phố huyện, chợ huyện, phố ga (Cô hàng xén, Tối ba mươi, Nhà mẹ Lê). Nhân vật của ông phần nhiều không rõ tính cách, chỉ bộc lộ những tâm trạng, những nét tâm lý. Đó là những con ngƣời nội tâm, có tâm hồn tinh tế, thƣờng tự cảm về mình, giàu xúc cảm và ít hoạt động.

Truyện của ông giống nhƣ những bài thơ trữ tình, mà ở đó thiên nhiên đƣợc miêu tả không chỉ qua thị giác, thính giác mà còn ở cảm giác: “… trên con đƣờng gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió. Một mùi lá tƣơi non phảng phất trong không khí…Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ ở trong căn vƣờn, tựa nhƣ bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa… bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào ” (Dưới bóng hoàng lan); “Ở ngoài trăng rằm vằng vặc, tƣờng vôi sáng trắng lên chói lọi. Hai dãy chậu lan cắt bóng xuống mặt sân, và các lá lan đen sẫm lấp lánh ánh trăng cong” (Tình xưa)…, và những trạng thái thay đổi thật tinh tế trong tâm hồn con ngƣời: “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vƣơng phải” (Dưới bóng hoàng lan); “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của cô; Liên không hiểu sao, nhƣng chị thấy lòng buồn man mác trƣớc cái giờ khắc của ngày tàn” (Hai đứa trẻ); “Tôi thấy lòng nao nao vừa bực vừa buồn, nhƣ thấy một sự gì êm đẹp đang mất đi mà không còn can đảm giữ lại đƣợc nữa” (Tình xưa)…, với một giọng văn rất riêng: thủ thỉ, nhẹ nhàng, đôi khi gần nhƣ thì thầm: “chúng tôi nghe ngóng cái yên lặng của buổi trƣa, hình nhƣ theo dòng nƣớc trôi ánh nắng đi xa”

(Nắng trong vườn); “Gió thơm nhẹ và thoang thoảng tới bông hồng nhung thẫm tan vào đêm tối… cánh hồng nhung đen thẫm… đẫm một mùi hƣơng nồng và ân ái” (Đêm sáng trăng)… Với những truyện ngắn mang một phong cách độc đáo, riêng biệt, Thạch Lam quả đã có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam, và đặc biệt là ông đã để lại những ảnh hƣởng rất rõ rệt cho những nhà văn khác nhƣ Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Ngọc Giao, Thanh Châu…

Rất gần gũi và bị ảnh hƣởng về phong cách viết từ Thạch Lam là nhà văn mang trong mình hai dòng máu Việt - Hoa, nhà văn Hồ Dzếnh. Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh, sinh năm 1916, mất năm 1991. Truyện ngắn của Hồ Dzếnh là nỗi đau và niềm cảm thƣơng, cả hai đều vô hạn, ẩn chứa, tiềm tàng nhƣ hai con suối đƣợc khơi lên với một tiết tấu khi dạt dào, lúc thấm thía, ngân nga và không lúc nào ngừng nghỉ. Hai con suối ấy đều là hoài niệm, từ cái nhìn ngƣợc lại phía sau, phía quá vãng của chủ thể sáng tạo - mà ở đây cũng là chủ thể trữ tình, vì vậy bao giờ cũng bâng khuâng man mác. Tuy viết không nhiều nhƣng với tập truyện ngắn Chân trời cũ, Hồ Dzếnh đã để lại nhiều dƣ vị đặc biệt trong lòng độc giả bởi tấm lòng nhân hậu, giàu thƣơng cảm, ở sự gắn bó với quê hƣơng, và ở ngòi bút trữ tình thấm đƣợm, chan chứa chất thơ. Mỗi truyện ngắn ở đây là một cảnh đời, của ngƣời thân trong gia đình hoặc ngƣời trong làng xóm của tác giả lúc tuổi thơ, cũng là một mảnh tâm hồn của nhà văn cất giữ trong đó. Tác phẩm có chất thơ của hoài niệm buồn thƣơng, cũng là chất thơ toát lên từ những cuộc đời vất vả đau thƣơng của con ngƣời Việt Nam, quê ngoại

mà tác giả gắn bó bằng cả máu thịt và tâm hồn mình. Ở Hồ Dzếnh, tình cảm gắn bó tha thiết đối với đất nƣớc Việt Nam, “dải đất súc tích những tinh hoa của văn chƣơng, những công trạng lịch sử” (Chị Yên), hoà với lòng yêu thƣơng, quý trọng vô hạn đối với ngƣời mẹ, ngƣời chị nuôi, “những đàn bà Việt Nam đã làm nên đất nƣớc này, ngƣời đàn bà chỉ biết có chịu khó vì chồng con, không bao giờ một lời phàn nàn hay oán hận, mà cái ƣớc mong sung sƣớng nhất là cứ đƣợc hi sinh mãi”(Thạch Lam - Tựa Chân trời cũ). Văn Hồ Dzếnh thƣờng đƣợm buồn, song không phải thứ buồn thi vị ngọt ngào mà là nỗi buồn của chính những “số phận bắt buộc phải buồn rầu”, “ngƣời nào cũng mang một tâm hồn đau khổ”. Kể về

cuộc đời đau khổ của những ngƣời thân yêu đó, Hồ Dzếnh thƣờng day dứt, xót xa. Văn Hồ Dzếnh giàu cảm xúc, ý vị, tuy mực thƣớc, trau chuốt, mà đầy lắng đọng. Đó là chất giọng tâm tình cứ nhẩn nha mà khắc hoạ, mà lƣu giữ trong tâm trí ngƣời đọc bao cung bậc thiết tha, buồn vui, yêu ghét,… Văn ông âm vang một nhạc luật, một tiết tấu khi tha thiết, khi hùng hồn, cuốn ngƣời đọc cùng đi bằng một thứ ma lực vô hình khó lòng cƣỡng nổi: “ Chỉ sau mƣơi phút, không còn một miếng cơm, một khúc cá nào sót lại trên mảnh lá chuối héo. Tất cả lƣơng thực ngọt ngào trôi qua cổ họng, đảo lộn trong cái dạ dày vô bệnh, để biến thành những dòng máu hùng cƣờng luân lƣu nuôi mạch sống, và nuôi lớn mãi cái chí nguyện giang hồ” (Ngày gặp gỡ). Thiên nhiên trong truyện ngắn Hồ Dzếnh thật đa dạng trong sự liên tƣởng đầy chất thơ: “Nắng tắt dần dần chỉ còn ánh vàng pha sắc tím. Hoàng hôn ở đây không nhƣ hoàng hôn của Giang Tây, Hồ Bắc, hoàng hôn ở đây ƣu hoài nhƣ một chinh phụ nhớ chồng” (Ngày gặp gỡ); “Bầu trời sáng và rộng, luôn luôn thấy những buổi hiền hoà, cây xanh gió mát nhịp nhàng với nhau nhƣ trong một bài thơ cổ” (Trong bóng rừng). Hồ Dzếnh có một khả năng diễn tả tâm trạng mơ hồ rất tốt, nhiều đoạn viết của ông đầy sự lung linh, huyền bí, xa xôi, lơ lửng: “Fin đắm chìm trong công việc, trong lòng trẻ nhỏ thốt nổi dậy một thứ rung động thầm kín, cái cảm giác đẹp đẽ mà tôi không tìm thấy đƣợc nữa trên đƣờng đời… Nhiều lúc Fin nghiêng đầu, lắng tai vào không khí, tựa hồ nhƣ nghe ngóng một tiếng gì huyền bí, trong cái dáng điệu lơ đãng rất đáng yêu” (Trong bóng rừng). Đây là đoạn tả cảm giác của tác giả trƣớc cái đẹp của Fin, một bông hoa rừng thật đẹp nhƣng xa lạ, một thứ hƣơng thơm mà kẻ nhìn ngắm nó không thể cầm nắm đƣợc trong tay. Văn xuôi của Hồ Dzếnh đã thật sự mở rộng khả năng của truyện ngắn trữ tình. Phá bỏ cái khung chật hẹp của thể

loại, đƣa vào đó cái kích thƣớc tối ƣu của sự tự biểu hiện, ông đã tạo nên sự giao thoa, nối tiếp giữa truyện và thơ, không cần cốt truyện hấp dẫn, không cần nhân vật có tính cách độc đáo. Truyện ngắn Hồ Dzếnh thƣờng ôm trùm dung lƣợng của cả một đời ngƣời, một kiếp ngƣời. Ông không kể và tả tỉ mỉ các biến cố bất hạnh đẩy nhân vật đến tình trạng trôi dạt, bi đát mà thƣờng dùng bút pháp tự sự khái quát. Cái quan trọng chính là thái độ riêng tƣ, niềm thƣơng cảm xót xa của ông trƣớc những cảnh ngộ, biến cố ấy. Vì vậy dấu ấn của tình cảm, cảm xúc và trạng thái tinh thần của ngƣời trần thuật thƣờng lấn lƣớt hơn, đƣợc tô đậm hơn so với biến cố và sự kiện bên ngoài. Cốt truyện trong Chị Yên đƣợc kiến tạo bởi sự liên kết các trạng thái tâm lý gồm sự ân hận vì hành vi bất công, thô bạo đối với Yên trong quá khứ; nỗi căm phẫn nghẹn ngào trƣớc ngƣời cậu khốn nạn đã làm tan nát cả đời chị; lòng đau xót cho cái chết bi thảm của chị và của chồng con chị. So với Thạch Lam, Hồ Dzếnh bộc lộ mình qua những dòng độc thoại rộng rãi, chủ quan và thống thiết hơn. Do vậy, truyện ngắn của ông giống nhƣ tuỳ bút-thơ hơn.

Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới, Xuân Diệu (1916- 1985) cũng đồng thời là một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc. Hai tập

Phấn thông vàng Trường ca đã góp cho văn đàn Việt Nam những truyện ngắn mang hƣơng sắc riêng, những truyện không có truyện mà chan chứa chất thơ. Nhà thơ tù nhân của chữ Tình (Chu Sơn), có trái tim cháy bỏng, luôn thèm khát sự sống tới cuồng nhiệt đó tỏ ra rất ghê sợ lối sống nhàm tẻ, tù đọng trong “cái Ao Đời bằng phẳng” giết chết con ngƣời trong lúc sống. Toả nhị kiều là hình ảnh giàu sức gợi về những cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị. Ở đây, ngƣời viết tách ra khỏi nhân vật, xem nhân vật là đối

tƣợng quan sát, còn tâm tình, cảm nghĩ của ngƣời viết là khúc xạ, là kết quả những âm vang toát ra từ hai cuộc đời lỡ nhịp, tẻ nhạt “không ánh nắng, chẳng hƣơng ngƣời” của hai cô gái Hà Thành: “ngồi trong một buổi chiều rất đỗi ngẩn ngơ, một buổi chiều triền miên của sự vật và của linh hồn, một buổi chiều trong nhà và trong tâm lý. Tôi nhƣ cảm nghe sự mờ nhạt của cuộc đời, khi trông thấy hai cô”. Suốt đời, Xuân Diệu căm ghét sự sống mòn “không tối đen mà xam xám nhờ nhờ” đó, nó giết chết con ngƣời ngay trong lúc sống, mà những tâm hồn khát sống phải vùng vẫy tung ra. Có những lúc, nhà thơ của xuân và tình đó chan chứa niềm thƣơng cảm đối với những cuộc đời nghèo khổ bị hắt hủi. Hình ảnh bà lão nghèo lủi thủi, nhƣ cái bóng chìm mất trong bóng tối trên con đƣờng chiều đã gieo vào lòng Xuân Diệu nỗi “thắc mắc, lẫn kinh dị trong vô hạn xót thƣơng”: “Bà già hay là hiện hình của sự đau khổ?… Bà lão về đâu? Một ổ rơm nếp bên đƣờng, hay một cái chòi lạc giữa bụi cây?” (Thương vay). Ngay từ tuổi thơ, Xuân Diệu đã sớm có dịp thấm thía những cảnh đời ngang trái, bất công. Cái hoả lò, Đứa ăn mày, … là những cảnh đời thƣờng tủi nhục nhƣ thế: “Một cậu nhỏ mƣời sáu tuổi, một thằng bé mƣời hai tuổi, hai đứa đâu phải là ngƣời lớn để sửa lại một cảnh đời! Chỉ có nƣớc mắt, và những cơn quặn lòng, ruột gan xoáy lại”. Đó cũng chính là những kỉ niệm xót xa trong tuổi thơ của tác giả vốn giàu lòng thƣơng cảm đối với những cuộc đời đau khổ, bị ruồng rẫy, hắt hủi. Xuân Diệu viết văn nhƣ làm thơ. Cốt truyện chỉ nhƣ cái cớ khơi gợi và mở ra những hƣớng liên hệ, suy tƣởng. Truyện ngắn của ông luôn có một dòng cảm nghĩ trôi chảy nhƣ con suối nhỏ róc rách đem đến sự trong trẻo tƣơi mát cho tác phẩm. Điều ông quan tâm là sự tự bộc lộ và giãi bầy tâm trạng. Những trạng thái tâm hồn thay thế cho các sự kiện, biến cố ly kỳ của truyện tự sự

thông thƣờng. Điều này đã làm biến đổi chủ thể sáng tạo để biến ngƣời viết văn xuôi trở thành một thi sỹ trong khả năng cảm nhận và tự biểu hiện mình. Những liên tƣởng, so sánh tạt ngang với những liên tƣởng bất ngờ, đa chiều ở những đoạn trữ tình ngoại đề luôn đƣợc mở rộng trong truyện ngắn Xuân Diệu tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ: “tôi thƣơng hai cô nhƣ hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạnh khi chiều giăng lƣới qua muôn gốc cây”, “nhiều lần theo một liên tƣởng nhanh chóng, tôi nghĩ đến những cụ già còn đôi chút sức lực ngày ngày quanh quất giữa bàn ghế trong nhà”, “tôi lại nhớ những khi xế trƣa, khi nắng ngã vào bếp nhà tôi. Nắng vàng phai lặng, chán ngán làm sao! Lúc ấy mọi ngƣời đều cảm thấy mơ hồ nỗi nhạt nhẽo của ngày này tiếp ngày nọ” (Toả nhị kiều). Truyện ngắn Thu của ông có lẽ gần với đoản văn hoặc tuỳ bút hơn. Đó là một giọng văn đầy lãng mạn, đầy thơ với những cảm nhận bay bổng, chơi vơi, mơ màng. Ông viết những cảm nhận của mình về mùa, về yêu: “Thu không phải là mùa sầu. Ấy chính là mùa yêu, mùa yêu nhau bằng linh hồn, mùa những linh hồn yêu mến nhau. […] Xuân, ngƣời ta vì ấm mà cần tình. Thu, ngƣời ta vì lạnh sắp đến mà cũng rất cần đôi. Cho nên không gian đầy những lời nhớ nhung, những linh hồn cô đơn thả ra những tiếng thở dài để gọi nhau, và lòng tôi nghe tất cả du dƣơng của thứ vô tuyến điện ấy”. Truyện ngắn

Phấn thông vàng là truyện của một chàng hoạ sỹ. Hoạ sỹ là ngƣời có tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm. Đã vậy, trên bƣớc đƣờng lang thang của mình, chàng hoạ sỹ lại bất chợt gặp đƣợc một cảnh rừng thông với sắc vàng “không rực rỡ nhƣng nguy nga” đẹp đến mê hồn. Chàng hoạ sỹ là ngƣời đã từng yêu, mà yêu không phải ít, tới ba lần, nhƣng rồi kết cục lần nào

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 25 - 36)