Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Trang 133 - 153)

B. NỘI DUNG

3.3.3.1.Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

Mỉa mai, châm biếm là một trong những sắc thái thẩm mĩ thường thấy trong tiểu thuyết của Thuận. Giọng điệu này góp phần thể hiện thái độ của nhà văn đối với những cái xấu, cái giả tạo tồn tại trong cuộc sống hiện thực.

Giọng mỉa mai, châm biếm vang lên trong những tình huống cụ thể của đời sống mà ở đó, nó phơi bày sự vô tâm, thờ ơ đến tàn nhẫn của đại bộ phận con người trong xã hội đương đại. Sự ra đi của mẹ “tôi” trong T mất tích

đồng nghĩa với sự giải phóng của người cha. Sự ra đi của người cha đồng nghĩa với sự giải phóng của người mẹ kế. Vì thế, trong đám tang của bố “tôi”,

mọi người hoan hỉ mở sâm banh, “tôi” say sưa làm tình với Anna – người tình của cha, chẳng ai còn thời giờ mà nhớ người đã khuất. Sự vô tâm, thờ ơ đó còn thể hiện thông qua thái độ bình thản của “tôi” khi người vợ sáu năm “đầu gối tay ấp” đột ngột mất tích. Đứa con gái Hannal cũng chẳng có nhu cầu muốn biết bất cứ thông tin gì về mẹ. Rõ ràng, họ trở thành những con người hoàn toàn xa lạ theo đúng nghĩa của nó. Thuận đã để cho các nhân vật tự giễu cợt, tự mỉa mai, tự châm biếm mình: “tình yêu chỉ là để riêng cho hai người nên không được dính mùi gia đình và trách nhiệm” [4, 187]; “nhân danh tự do các ông bố bà mẹ phương Tây bỏ rơi con cái mình; nhân danh tình mẫu tử, tình phụ tử, các bậc phụ huynh thế giới thứ ba lãnh đạo con cái cho đến lúc ra nghĩa trang” [4, 207].

Giọng giễu cợt, mỉa mai, châm biếm còn ẩn sau nỗi băn khoăn ngụy tạo của người kể chuyện về tên gọi của bức tranh của một họa sĩ thời Phục Hưng là “Thiếu phụ giữa chồng và con trai” hay “Thiếu phụ giữa chồng và tình nhân”. Nó phơi bày trần trụi cái hiện thực giả dối, vô đạo đức không loại trừ tầng lớp thượng lưu Pháp. Ở đó, mối quan hệ giữa vợ và chồng, mẹ và con chẳng khác gì mối quan hệ giữa người bán, kẻ mua mà hàng hóa là tình dục và tiền bạc.

3.3.3.2. Giọng giễu nhại, hài hước

Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu quan niệm: nhại ai, nhại cái gì chính là việc bắt chước bằng điệu bộ, ngôn ngữ trào lộng, nhằm mục đích chế nhạo, gây cười. Khi ấy, cái “nghiêm túc”, “đứng đắn”, “quan trọng” (giả tạo) bị nhại lại, từ đó phơi bày cái lố bịch, bịp bợm. Như vậy, giễu nhại là một cách để nhận thức, phơi bày bản chất sự vật, là cách làm hiện hình mọi sự giả tạo, đưa đến cái nhìn chân thực về sự vật, sự việc. Nhằm mục đích phơi bày hiện

thực cuộc sống, giọng điệu giễu nhại và hài hước dường như đã trở thành chủ âm trong các tác phẩm của nhà văn Thuận.

Trong tiểu thuyết của Thuận, giọng điệu giễu nhại được đặt vào rất nhiều đối tượng khác nhau. Trước hết, đó là sự giễu nhại những đối tượng mang tầm vĩ mô như tôn giáo (“Phải ngu lắm mới thờ một thằng nghẻo từ đời tám hoánh, một thằng chắc chắn không biết giấy toa lét là gì” [5, 85], “Nếu nhà chùa cho tự do tình dục thì mình cũng trùm áo cà sa mấy năm” [5, 85]), các nhà văn (“Đúng là bọn ngu, văn chương làm sao có tiêu chuẩn…Bọn ngu kia có bao giờ cầm bút mà biết xưng “tôi” giống như bị lột truồng. Viết về loạn luân của anh ấy/ cô ấy thì khua môi múa mép” [5, 132]), nhại các nhà báo, nhại các nhà xã hội học, nhại các phương tiện thông tin đại chúng (“Hóa ra toàn bọn lừa lọc” [4, 197]), nhại lịch sử và triết học (“Mình nhổ toẹt vào mấy mớ triết học, lịch sử ngớ ngẩn” [5, 132]).

Những “giễu nhại” trên đây là một cách phá hủy nhanh nhất hệ thống niềm tin với những tín điều cố hữu tưởng như đã ăn sâu vào trong đời sống tinh thần của con người. Nó dễ dàng hạ bệ những gì tưởng như đã được đóng khung giá trị. Con người hoài nghi lịch sử, hoài nghi tôn giáo, hoài nghi nghệ thuật... Đó cũng chính là sự khủng hoảng niềm tin của con người trong xã hội hiện đại.

Không chỉ giễu nhại các vấn đề có tính chất vĩ mô, Thuận còn để cho các nhân vật trong tiểu thuyết tự giễu nhại mình, giễu nhại lẫn nhau. Điều này được thể hiện thông qua những câu danh ngôn, những triết lý sống, những thuật ngữ, những hành động của các nhân vật trong bảng thống kê sau:

Tác phẩm Nhân vật Nhại danh ngôn/ triết lí/ nguyên tắc/ thuật ngữ/ hành động

Chinatown Con Tôi, hắn Phải quên đi mà sống

Paris 11

tháng 8

Nhà chính trị Tôi xin hứa sẽ làm hết sức mình

Thẩm phán Không còn nghi ngờ gì nữa

Mai Lan Sống rồi sẽ biết; phải quên đi mà sống

My Không nên sống bằng quá khứ

T mất tích

Cảnh sát Thời buổi này, quên tức là mất

Công ty Nháy mắt, vỗ vai, hắng giọng, chép miệng, hất hàm

Người dân Tiếc quá ông ấy qua đời đêm hôm qua

Vân Vy

Vượng - Hoa đẹp nhất là hoa trong tâm tưởng

- Chuyến du lịch lý thú nhất của con người là cuộc trở về với chính mình

- Phiêu lưu thực sự không phải là leo lên độ cao vài nghìn mét, mà là thám hiểm tận đáy sâu tâm hồn

- Cách nghỉ ngơi hiệu quả nhất là tĩnh dưỡng nội tâm…

Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy sự giễu nhại tập trung vào phơi bày những nghịch lý trong cuộc sống đương đại. Trong cả Chinatown

Paris 11 tháng 8, Thuận để cho các nhân vật cùng nói lên triết lý: “phải quên đi mà sống”, “không nên sống bằng quá khứ”. Đây chính là sự giễu nhại, giải thiêng những chuẩn mực quá khứ. Đó cũng là cách để Thuận khước từ truyền thống (không hoài cổ, không lãng mạn, xây dựng những nhân vật không đẹp, không duyên, không nhạy cảm, không nữ tính…) để tìm đến những cách thể hiện mới nhằm ghi lại dấu ấn cá nhân trong văn chương.

Sự giễu nhại không chỉ nhằm vào giải thiêng quá khứ mà còn nhằm phơi bày hiện thực nhàm chán và tù đọng. Công ty trong T mất tích như một xã hội thu nhỏ mà ở đó, mọi người đều hành động dập khuôn như những cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

máy, tạo thành những cái “mốt” đại trà: cùng nháy mắt, cùng vỗ vai, cùng hắng giọng…Cuộc sống cứ như thế tiếp diễn – ngày nối ngày, tháng nối tháng – người ta chỉ thay đổi cái mốt này bằng cái mốt kia – cũng lại rập khuôn đại trà. Sự giễu nhại thể hiện rõ sự đơn điệu nhàm chán của con người mà bản thân họ cũng không dám thay đổi điều gì.

Giọng điệu giễu nhại cũng góp phần phơi bày sự giả dối, sáo rỗng, sự rạn vỡ và đứt dần về đường dây liên kết trong mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại. Những nhà chính trị Pháp trong Paris 11 tháng 8 mỗi khi mở miệng đều “tôi xin hứa sẽ làm hết mình” nhưng đằng sau những lời đại ngôn đó, họ lại đẩy những thân phận di dân nhỏ bé như Liên, như Mai Lan vào vùng quên lãng. Trước cái chết của cha Tôi ở T mất tích, những người dân tỉnh lẻ Paris đều thốt lên rằng “tiếc quá ông ấy qua đời đêm hôm qua” nhưng đến ngày hôm sau, vì bận mở sâm banh chúc tụng nhau nên họ cũng “chẳng còn thời gian đâu mà nhớ tới người quá cố”. Đó chính là sự giễu nhại kiểu Hạnh phúc một tang gia của Vũ Trọng Phụng thời đương đại.

Giọng điệu giễu nhại xuất phát từ cái nhìn “giải thiêng” vốn là đặc trưng trong văn chương hậu hiện đại nhưng Thuận đã cấp thêm cho cảm hứng này ngữ điệu “vờ trang trọng”, ngôn từ “vờ trang nhã”, tạo ra giọng hài hước rất đặc biệt. Ở Vân Vy, hàng loạt những danh ngôn hoa mĩ được Vượng viện dẫn khiến người đọc bật cười. Ẩn đằng sau những ngôn từ hoa mĩ đó là thói ki bo cố cựu của Paris như đã ăn sâu vào máu thịt Vượng. Đôi khi, nhại không nhằm mục đích phá hủy đối tượng mà đơn thuần chỉ để giễu, để cười cho sảng khoái và làm bớt đi sự trang trọng, nghiêm túc, mực thước vốn từ lâu vẫn chiếm ưu thế trong những đề tài hoài cổ. Do vậy, thay vì để người đọc phải rút khăn mùi xoa lau nước mắt, Thuận khiến người đọc nhiều khi

phải ôm bụng cười. Nhưng liền sau nó, độc giả cần bình tĩnh và suy ngẫm – để bóc mẽ sự giả dối, để phơi trần sự thật.

Nói tóm lại, Thuận đã sử dụng giễu nhại như một chủ âm trong tiểu thuyết của mình. Qua đó, Thuận thể hiện sự khủng hoảng niềm tin, sự giải thiêng những chuẩn mực của quá khứ, phơi bày hiện thực nhàm chán, tù đọng cũng như sự giả dối và sáo rỗng, sự phân mảnh, vụn rời trong mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại.

3.3.3.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư, hoài nghi

Nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận hầu hết đều là những người đã bắt đầu bước sang cái dốc bên kia của cuộc đời – độ tuổi mà người ta đã qua cái thời bồng bột của tuổi trẻ - có đủ sự giãn cách về thời gian, đủ trải nghiệm để suy ngẫm về những gì lẽ sống ở đời – có đủ vững vàng để suy xét, để hoài nghi, không cả tin vào mọi giá trị. Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư và hoài nghi vì thế, có dịp vang lên thành những “bè cao” trong tiểu thuyết. Nhìn về quá khứ, hiện tại cũng như tương lai, các nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận đều lặng lẽ quan sát để lắng sâu vào hồn mình những chiêm nghiệm suy tư cũng như hoài nghi về những giá trị, những lẽ sống.

Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư và hoài nghi vang lên trong dòng ý thức triền miên của các nhân vật. Trải qua một chặng đường đời, bằng những trải nghiệm của riêng mình, các nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận nhận ra một chân lý: “phải quên đi mà sống”. Để có thể sống, họ phải học cách quên đi bởi “cuộc sống lắm chông gai, khó khăn lắm, không vô tư như ngày xưa được. Phải quên đi mà sống. Chân lý đấy. Phải quên đi mà sống” [2, 81]. Mặc dù nhận thức được chân lý, nhưng đến khi ba mươi chín tuổi, “tôi” vẫn chua chát tổng kết lại: “ba mươi chín tuổi tôi biết thế nào là đợi. Ba mươi chín tuổi

tôi biết thế nào là thất vọng”. Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư thực sự cuốn người đọc vào cùng thấu hiểu sự cô đơn, bất hạnh tột cùng mà “tôi” phải nếm trải một cách trọn vẹn. Sự ra đi của Thụy đã để lại trong “tôi” vết thương tinh thần vẫn thầm rỉ máu. Để từ đó, hiện tại với tôi luôn mù mịt, còn tương lai là “con đường vô ngạn tối om om”.

Ba mươi chín tuổi, “tôi” hiểu rằng không thể sống bằng hai chữ tương lai do cha mẹ định đoạt. Mặc dù thế, “tôi” vẫn mang nặng mối hoài nghi từ hơn chục năm về trước: “hai mươi bảy tuổi tôi mới đặt được tình yêu của bố mẹ sang một bên như thế có phải là quá muộn?(…). Hai mươi bảy tuổi tôi mới bắt đầu sống cho tôi như thế có phải là quá muộn?” [2, 82].

Gần nửa cuộc đời từng trải, “tôi” trong T mất tích mới nghiệm ra rằng: “không phải vô tình mà chiếc đồng hồ mang hình tròn. Mỗi ngày trôi qua, cứ tưởng là đang tiến về phía trước nhưng trên thực tế, đã quay lại vị trí ban đầu. Cuộc sống tù đọng. Chỉ có trẻ con mới nghĩ là lớn lên sẽ tự do đi đến nơi mình muốn, làm điều mình thích” [4, 248]. Bằng những suy tư, chiêm nghiệm, “tôi” dường như đã nhận chân được bản chất của cuộc sống – tù đọng và nhàm chán. Sự tù đọng và nhàm chán nối ngày qua ngày, tháng qua tháng, khiến bà già khi đã bước sang cái tuổi bảy mươi đã tìm mọi cách để giải thoát mình khỏi sự tù đọng đó: “đến năm bảy mươi tuổi, bà bỗng dưng nhận thấy cuộc đời không là gì khác ngoài những sự lặp lại vô nghĩa” [4, 251]. Con người – trong vòng quay đều đặn của thời gian, cũng lặp lại những điều vô nghĩa nhất. Vì thế, họ hoài nghi về ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Câu chuyện về bà già không ngừng tìm đến cái chết để giải thoát cho mình là lời giải đáp cho sự “dám thay đổi mình” của T. Nhưng dù ở đâu, chiếc đồng hồ vẫn mang hình tròn, lặp lại đều đặn hai tư giờ một ngày. Tiểu thuyết khép

lại mà những hoài nghi của nhân vật chưa được giải đáp. Thuận, tiểu thuyết của Thuận, nhân vật của Thuận vì thế vẫn chưa ngừng cuộc phiêu lưu…

3.3.3.4. Giọng điệu trung tính, sắc lạnh, dửng dưng, lạnh lùng

Gần một nửa số tiểu thuyết của Thuận được kể ở ngôi thứ nhất – cái tôi trải nghiệm, vừa là chủ thể phát ngôn, vừa là tác nhân thúc đẩy tiến trình của tự sự. Mặc dù vậy, những khoảng khắc tâm trạng của nhân vật dường như bị tẩy trắng bởi giọng điệu sắc lạnh, dửng lưng, lạnh lùng.

Giọng điệu dửng dưng và lạnh lùng được toát lên từ hệ thống ngôn từ ngắn gọn, giản lược tối đa tính từ, thán từ: “Mọi thứ trong tôi đều mù mịt (…). Tôi không cần chữ ký của Thụy. Tôi chỉ muốn hỏi Thụy. Những ngày ấy. Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì (…). Mọi thứ trong tôi đều mù mịt. Tôi chỉ muốn gặp Thụy. Để hỏi Thụy những ngày ấy. Những ngày ấy. Ngôi nhà hai tầng, bảng hiệu chữ Hoa, hai cái đèn lồng (…). Trời mưa tầm tã. Mọi thứ trong tôi đều mù mịt” [2, 38]. Những “da diết, tha thiết, cồn cào”, những “ôi a”, “rất, lắm, quá”…đều vắng bóng trong tiểu thuyết của Thuận. Cách hành văn ấy ít nhiều gây hẫng cho những độc giả vốn đã quen được chiều chuộng bằng những lời đưa ru dịu ngọt. Thay vì trưng ra trước người đọc những nhân vật với thế giới tình cảm phong phú nhằm thỏa mãn nhất thời sự khát khao tìm kiếm, Thuận tìm mọi cách “kéo rèm” để che khuất những tình cảm của nhân vật. Thuận luôn kịp thời “tuýt còi” khi chạm đến đời sống nội tâm nhân vật, lúc thì bằng những câu lơ lửng, không sắc thái, không dẫn giải, không bình luận: “sông không đủ rộng, nước không đủ trong”. Khi nhân vật chót đi quá đà, Thuận chữa bằng cách tung vào đó vài con nhặng xanh - và thế là “hai mươi ba con nhặng xanh ngắt làm tôi không nhỏ được giọt nước mặt nào cho nỗi nhớ Thụy” [2, 25].

Giọng điệu trung tính, sắc lạnh, dửng dưng còn được thể hiện thông qua hành động chối từ việc thiết lập nên những đường dây liên kết giữa các nhân vật. Ở chương một, chúng tôi đã tiến hành thống kê sự xuất hiện của những cụm từ “im lặng”, “gật đầu”, “lắc đầu”, “không hỏi”, “không trả lời” như là những minh chứng cho thái độ trung tính, sắc lạnh của các nhân vật. Ngoài ra, giọng điệu dửng dưng, lạnh lùng còn được thể hiện thông qua những hành động: không viết thư, không gọi điện, không liên lạc, không gặp gỡ, không tâm sự của các nhân vật. Chúng tôi đã tiến hành thống kê tần số xuất hiện của những cụm từ thể hiện giọng điệu dửng dưng, lạnh lùng ở

Chinatown. Kết quả khảo sát được chúng tôi thể hiện ở bảng sau:

Cụm từ Số lần Trang

Làm như không biết

Làm như không có chuyện gì xảy ra

17 65, 84, 158,,159, 206, 217, 218,

223, 224, 226

Không cần biết/ không muốn biết/ Không có nhu cầu biết

16 7, 10, 29, 30, 32, 33, 44, 50, 53, 96,

151, 152, 175, 227

Không bao giờ nhắc đến/ Không đả động gì

19 6, 7, 8, 10, 11, 13, 18, 19, 21, 28,

38, 57, 63, 66, 67,84, 148

Không bình luận/ Không phàn nàn/ Không trách móc/ Không thù ghét

7 21, 25, 26, 43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với giọng điệu trung tính, sắc lạnh, dửng dưng, lạnh lùng được Thuận sử dụng như một chủ âm nhằm vào hai mục đích. Trước hết, giọng điệu đó

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Trang 133 - 153)