Đa dạng hóa điểm nhìn và sự di chuyển điểm nhìn linh hoạt

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Trang 129 - 130)

B. NỘI DUNG

3.2.2.3. Đa dạng hóa điểm nhìn và sự di chuyển điểm nhìn linh hoạt

Tiểu thuyết của Thuận luôn có sự đa dạng hóa về điểm nhìn: có điểm nhìn bên và điểm nhìn bên ngoài; có điểm nhìn của từng nhân vật đến điểm nhìn tập thể; có điểm nhìn của cái “tôi” trải nghiệm và điểm nhìn của cái tôi chứng nhân….Lối trần thuật gắn liền với sự đa dạng hóa về người kể chuyện và điểm nhìn đã phản ánh thái độ của con người hiện tại trước hiện thực cuộc sống: vô tâm và thơ ơ cả với những người xung quanh và với chính bản thân mình; cô đơn ngay trong gia đình mình và môi trường dung chứa mình.

Trong cuộc phiêu lưu của lối viết, Thuận không chỉ dừng lại ở sự đa dạng hóa ngôi kể và điểm nhìn. Bằng thao tác di chuyển điểm nhìn linh hoạt,

Thuận đã góp phần làm tăng bội số điểm nhìn vốn đã tồn tại ở dạng phức hợp nhằm tạo tính đa âm, đa thanh, đa giọng điệu cho tiểu thuyết.

Sự di chuyển linh hoạt các điểm nhìn trong tiểu thuyết của Thuận được thể hiện thông qua sự tồn tại đan xen giữa lời người trần thuật, lời nhân vật và lời gián tiếp tự do qua hình thức trích dẫn diễn ngôn nhân vật theo kiểu vừa trực tiếp (giữ nguyên đại từ, thì và âm điệu), vừa gián tiếp (không có dấu hiệu trích dẫn trong ngoặc kép, trong thời dẫn của người kể chuyện): “Cô giáo chủ nhiệm gọi tôi ra gặp riêng. Cô giáo dạy Toán gọi tôi ra gặp riêng. (…). Em nên tập trung để dẫn đầu cả lớp kỳ thi cuối năm. Em nên tập trung để đạt kết quả cao nhất kì thi hết cấp” [2, 7]; “Tôi bảo trên vô tuyến tao thấy Rennes nhà mày có cái trường đại học to vật vã (…). Hắn hào hứng tao học ở đấy bốn năm. Tao gặp Hélène ngay từ hôm đầu tiên (…). Freud bảo Hélène mắc chứng sợ sinh nở. Con người ta cứ sợ cái gì thì bị cái đó ám ảnh” [2, 172].

Sự tồn tại phức hợp nhiều loại điểm nhìn, gắn với nhiều người kể chuyện khác nhau, có khi trên nhiều lớp văn bản khác nhau cùng với sự di chuyển điểm nhìn linh hoạt đã tạo ra hình thức điểm nhìn đa bội (theo cách nói của Manfred Jahn) trong tiểu thuyết của Thuận. Đây chính là cơ sở để tạo ra tính đa âm, đa thanh, đa giọng điệu của tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)