Tại Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh [9], [10], [11], [41].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học dưới sự tác động của hoạt động vận động giải trí tại các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 55)

Các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí rằng, thiếu nhi phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách... một cách toàn diện một phần là nhờ tham gia các hoạt động vui chơi - giải trí phù hợp.

Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề vui chơi giải trí nói chung và vấn đề đầu tư xây dựng hệ thống địa điểm vui chơi cho trẻ nói riêng rất rõ ràng và xuyên suốt. Nhưng trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau câu hỏi:

“Bao giờ có đủ sân chơi cho thiếu nhi nói chung và thiếu nhi tuổi tiểu học nói riêng” vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải. Có thể nói địa điểm để trẻ có thể vui chơi dưới các hình thức vận động thiếu về số lượng, kém về chất lượng và yếu về tổ chức [1], [18], [27], [31], [46], [57].

Sân chơi ngoài trời luôn là địa điểm cần thiết để trẻ vận động thể chất, vui chơi và giao lưu cùng bè bạn. Tại TP.HCM, số lượng điểm vui chơi dành cho trẻ vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Tình trạng thiếu hụt sân chơi cho thiếu nhi ở nội thành đang là vấn đề cấp thiết của xã hội.

Tại hội thảo về “Thực trạng và giải pháp đầu tư, xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em” do HĐND TP.HCM tổ chức (10/2010), các đại biểu đều thừa nhận khu vui chơi ngoài trời cho trẻ hiện còn thiếu và cần phải được đầu tư nâng cấp. Nói về thực trạng khu vui chơi cho thiếu nhi hiện nay, TS. Nguyễn Thị Hậu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, cho rằng sân chơi thiếu nhi hiện nay cung không đủ cầu. Bởi hiện toàn có khoảng 1,7 triệu thiếu nhi có độ tuổi từ 16 trở xuống, chiếm 23% dân số. Trong khi đó, những khu vui chơi ngoài trời xây dựng còn lạc hậu so với sự hiểu biết của trẻ.

Theo đánh giá của bà Phạm Phương Thảo (Chủ tịch HĐND T TP.HCM) tại hội thảo về “Thực trạng và giải pháp đầu tư, xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em” (tháng 10/2010), khi kiểm điểm chương trình hành động quốc gia về thiếu nhi 10 năm 2001 - 2010, việc xây dựng cơ sở vui chơi giải trí cho thiếu nhi của TP.HCM không đạt, cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi hiện có ít so với nhu cầu của xã hội.

Mục tiêu của chương trình quốc gia nói rằng 100% xã, phường phải có cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em, trong đó có 50% đạt chuẩn nhưng đến bây giờ mới có 38% đạt chuẩn. Ở cấp quận, huyện phải có 100% cơ sở vui chơi, nhưng thực tế chỉ đạt 47%. T cũng nằm trong tình trạng đó, quy hoạch đất đai, đầu tư cho cơ sở vui chơi chưa được quan tâm đ ng mức.

Tính đến tháng 9/2014, TP.HCM đã ưu tiên bố trí vốn xây dựng và đưa vào hoạt động 10 khu vui chơi; hoàn thành kế hoạch đầu tư 3 nhà thiếu nhi tại quận Tân Phú, huyện Hóc Môn và Bình Chánh. Ngoài ra, các địa phương, đơn vị đã xây dựng thêm 67 điểm vui chơi khác từ việc tận dụng các mặt bằng, khuôn viên. Hai huyện ngoại thành gồm Cần Giờ và Củ Chi cũng được đầu tư thêm 02 điểm vui chơi. Dự kiến đến cuối năm 2015, sẽ xây dựng hơn 5.700 điểm vui chơi mới cho trẻ tại các xã nông thôn mới.

Tuy nhiên, diện tích các khu vui chơi rất nhỏ hẹp, dưới 100m² chiếm đến 80%; từ 100 - 1.000m² chiếm 13%; trên 1.000m² chiếm 7%. Do diện tích khu vui chơi nhỏ hẹp nên không đáp ứng được nhu cầu của các em, nhiều khu vui chơi tồn tại tệ nạn xã hội; môi trường bị ô nhiễm; có khu vui chơi xây dựng xa nơi ở của người dân; nhiều thiết bị vui chơi đã xuống cấp, hoen gỉ…

Cho đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, trường tiểu học dường như chưa đặt yêu cầu trường phải có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh tiểu học. Do đó khi học sinh vừa ở trường Mầm non lên chúng bị hụt hẫng bởi sân trường trống vắng xích đu, bập bênh, cầu trượt..vv. Thay vào đó là một chương trình học tập mới mẻ, khá căng thẳng và không hề có một thiết bị, đồ chơi nào trong sân trường. Dường như học sinh lớp 1, lớp 2 bị cuốn vào vòng quay của một chương trình giảng dạy và học tập năng nề, nên sự phát triển trí lực, thể lực, sức khoẻ của học sinh đã bộc lộ sự không tương xứng giữa yêu cầu đào tạo và khả năng tiếp thu của đại bộ phận học sinh.

Học sinh, đặc biệt là lứa tuổi tiểu học rất cần sân chơi, đây là giai đoạn cho trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ vì các em đã học cả ngày trong trường nên rất cần vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Tuy nhiên nhiều trường học, sân chơi còn nghèo nàn, thiếu các trang thiết bị cần thiết; còn những điểm vui chơi giải trí bên ngoài trường học, khu vui chơi giải trí miễn phí dành cho trẻ cũng rất ít… Hầu hết là những khu vui chơi mang tính chất dịch vụ, thương mại mà không phải thiếu nhi nào cũng có điều kiện để được tham gia.

Nhà văn hóa, nhà thiếu nhi các quận là nơi có trách nhiệm tổ chức các hoạt động vui chơi, phát triển năng khiếu cho thiếu nhi cũng gặp không ít khó khăn. Dù rất muốn tổ chức những sân chơi đa dạng hơn, phong phú hơn, nhưng để nhà thiếu nhi trở thành sân chơi mỗi ngày cho thiếu nhi nhất là trong dịp hè thì còn nhiều việc phải làm, chưa tìm được hướng ra, giải pháp cụ thể.

Theo đánh giá của Thành đoàn TP.HCM: “Việc đầu tư xây dựng các công trình, sân chơi cho thiếu nhi còn chậm và chưa đáp ứng được nhu cầu của thiếu nhi... Một số nhà thiếu nhi mặc dù được trang bị cơ sở vật chất tốt nhưng không phát huy hết công năng sẵn có để phục vụ tối đa nhu cầu của thiếu nhi hoặc không thực hiện công tác xã hội hóa để nâng cao chất lượng phục vụ thiếu nhi....”.

Nhiều gia đình chọn công viên làm điểm vui chơi hè cho con để trẻ vừa có không gian chạy nhảy, vừa không phải tốn tiền. Một số nơi hiện cũng có trang bị khu trò chơi miễn phí cho thiếu nhi như cầu tuột, nhà banh, bập bênh, xích đu, thú nhún…Nhiều thiết bị đã xuống cấp, gây mất vệ sinh và mất an toàn. Đồng thời, các trò chơi kém đa dạng nên trẻ chơi vài lần là chán.

Tại một vài công viên như công viên Gia Định, Gò Vấp thì các trò chơi miễn phí cho trẻ đa dạng hơn, đặc biệt có những trò chơi đu, leo trèo có tính vận động cao nhưng chỉ dành cho trẻ từ 12 – 15 tuổi.

Nhiều cơ sở chưa sâu sát trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc dành quỹ đất, cơ sở vật chất đầu tư các điểm vui chơi cho thiếu nhi. Có một số nơi, diện tích đất vốn dành xây dựng sân chơi cho thiếu nhi nhưng đã bị sử dụng vào những mục đích khác, nhất là kinh doanh, thương mại...

Từ nhiều năm qua, TP.HCM đã không còn lạ gì chuyện nhiều thiếu nhi phải đá banh, đá cầu trên vỉa hè, dưới lòng đường, hoặc nguy hiểm hơn là nhảy cầu tắm sông do thiếu sân chơi. Và khi vào hè, nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh là rất lớn, do đó xuất hiện nhiều các sân chơi tự phát. Tuy nhiên, tại các sân chơi này, cũng bị cấm, đuổi.

Ngoài việc thiếu sân chơi, nhất là sân chơi ngoài trời, một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ làm hạn chế hoạt động vận động giải trí của trẻ là nhận thức của các bậc cha mẹ.

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng khi chơi ở ngoài đường trẻ dễ gặp các mối nguy hiểm và chơi trong nhà sẽ an toàn hơn. Cha mẹ tìm đủ biện pháp để bảo vệ trẻ khỏi những mối nguy hiểm từ việc vui chơi ở ngoài đường như hạn chế giờ chơi, tháp tùng với trẻ hoặc hạn chế tối đa hoạt động vui chơi của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng tỏ ra không tin tưởng khi cho trẻ tiếp xúc với hàng xóm hoặc người lạ vì lý do an toàn. Mặc dù theo kết quả nghiên cứu toàn cầu từ chương trình “Hãy để trẻ tự do vui chơi” của hai giáo sư, tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G.Singer thuộc khoa Tâm lý của trường Đại học Yale (Công trình đã được thực hiện tại 11 quốc gia bao gồm Mỹ, Argentina, Brazil, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi và Việt Nam dưới sự bảo trợ của quỹ Unilever) có tới 80% bà mẹ Việt Nam cũng chia sẻ: khi thiếu các hoạt động thể chất, vui chơi, trẻ sẽ khó lòng thấy hạnh phúc, vui tươi với nhịp sống của mình [30], [31].

Theo Tim Gill, nỗi lo lắng của cha mẹ về những mối nguy hiểm từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ hạn chế thời gian vui chơi của trẻ, ngăn không cho trẻ khám phá và học hỏi thế giới xung quanh chúng [80].

Một số cha mẹ cũng nghĩ rằng giải trí thông qua vận động ngoài trời không đem lại giá trị cao hoặc an toàn bằng các hoạt động khác như học tập, xem tivi và chơi game.

Cũng theo kết quả của công trình nghiên cứu của hai giáo sư, tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G.Singer thì thiếu nhi trong độ tuổi từ 6-12 tại Việt Nam cũng như 10 quốc gia khác trên thế giới đang chịu sức ép rất lớn. Đến 91% bà mẹ được phỏng vấn cho biết hoạt động vui chơi chủ yếu của con họ là xem tivi (trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên thế giới là 71%). Chỉ có 4% bà mẹ

Việt Nam cho biết con mình thường xuyên tham gia các trò chơi vận động (trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên toàn thế giới là 22%).

Như vậy, hoạt động vận động giải trí ngoài trời cho trẻ em ở TP.HCM bước đầu đã hình thành, đã có những cơ sở vật chất nhất định phục vụ cho nhu cầu vận động giải trí của con em mình, song cũng còn rất nhiều việc phải làm, nhiều giải pháp cần phải triển khai để hoạt động giải trí vận động thực sự phát huy hết vai trò và ý nghĩa thực tiễn của nó.

Nghiên cứu về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh nhỏ được một số nhà khoa học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học: PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Trò chơi của trẻ em" đã giới thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Nghiên cứu vận dụng trò chơi vào công tác giáo dục học sinh trong nhà trường tiểu học được các nhà khoa học trong nước tập trung nghiên cứu với tư cách là phương pháp và hình thức d

và Nguyễn Hữu Hợp đề cập đến trò chơi với tư cách là một trong các phương pháp dạy học môn Đạo đức trong nhà trường tiểu học được thể hiện trong cuốn "Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức" [45], [53].

Tác giả Lê Anh Thơ trong công trình nghiên cứu khoa học "Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi"[42] đã đề cập đến vấn đề sử dụng trò chơi vận động dân gian như là phương tiện phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trên cơ sở nghiên cứu, triển khai thực nghiệm một số trò chơi dân gian (TCDG) vận động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo giai đoạn 3 – 5 tuổi; Tác giả Nguyễn Thị Vân Hương với bài viết "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học" đã đề cập tới công tác giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức, sử dụng các trò chơi dân gian; ở khía cạnh tiếp cận văn hoá dân gian tác

giả Đỗ Thị Hoà đã mạnh dạn đưa ra một cách nhìn về vai trò của trò chơi dân gian và việc bảo tồn loại hình trò chơi này trong giai đoạn hiện nay "Một vài kiến nghị về việc bảo tồn các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu toàn cầu từ chương trình “ Hãy để trẻ tự do vui chơi” của hai giáo sư, tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G.Singer thuộc khoa Tâm lý của trường Đại học Yale [68] (Công trình đã được thực hiện tại 11 quốc gia bao gồm Mỹ, Argentina, Brazil, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi và Việt Nam dưới sự bảo trợ của quỹ Unilever) có tới 80% bà mẹ Việt Nam cũng chia sẻ: khi thiếu các hoạt động thể chất, vui chơi, trẻ sẽ khó lòng thấy hạnh phúc, vui tươi với nhịp sống của mình.Theo Tim Gill [79], nỗi lo lắng của cha mẹ về những mối nguy hiểm từ môi trường bên ngoài là nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ hạn chế thời gian vui chơi của trẻ, ngăn không cho trẻ khám phá và học hỏi thế giới xung quanh chúng.

Một số cha mẹ cũng nghĩ rằng giải trí thông qua vận động không đem lại giá trị cao hoặc an toàn bằng các hoạt động khác như học tập, xem tivi và chơi game.

Cũng theo kết quả của công trình nghiên cứu của hai giáo sư, tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G.Singer [68] thì thiếu nhi trong độ tuổi từ 6-12 tại Việt Nam cũng như 10 quốc gia khác trên thế giới đang chịu sức ép rất lớn. Đến 91% bà mẹ được phỏng vấn cho biết hoạt động vui chơi chủ yếu của con họ là xem tivi (trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên thế giới là 71%). Chỉ có 4% bà mẹ Việt Nam cho biết con mình thường xuyên tham gia các trò chơi vận động (trong khi tỉ lệ này với các bà mẹ trên toàn thế giới là 22%).

Tóm lại: Vấn đề vận động giải trí, hoạt động vui chơi giải trí đã trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động thể lực nói riêng và giáo dục thể chất nói chung. Tổ chức hoạt động vận động giải trí được nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất quan tâm. Như vậy, có thể nói việc tổ chức hoạt động vui chơi, giáo dục và phát triển thể chất cho học sinh tiểu học đã trở nên phổ

biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một nền giáo dục toàn diện nhất thiết phải hài hòa giữa giáo dục trí lực và phát triển thể chất. Trên thế giới và ở nước ta đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về công tác giáo dục thể chất, trò chơi vận động, trò chơi dân gian... ở lứa tuổi mầm non và tiểu học, song chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tác động và hiệu quả của các hoạt động vận động giải trí ngoài trời đến sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học.

Kết luận chƣơng:

Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, mà bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học..., trong đó giáo dục phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề vui chơi giải trí nói chung và vấn đề đầu tư xây dựng hệ thống địa điểm vui chơi cho trẻ nói riêng rất rõ ràng và xuyên suốt. Nhưng trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau câu hỏi: “Bao giờ có đủ sân chơi cho thiếu nhi nói chung và thiếu nhi tuổi tiểu học nói riêng” vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải. Có thể nói địa điểm để trẻ có thể vui chơi dưới các hình thức vận động thiếu về số lượng, kém về chất lượng và yếu về tổ chức.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liên quan, đề tài đã hệ thống được các khái niệm về giải trí, thể thao giải trí, thể chất, giáo dục thể chất, trò chơi vận động…tuy nhiên, đề tài không tìm được khái niệm vận động giải trí một cách hoàn chỉnh. Do vậy, theo quan điểm của đề tài luận án, vận động giải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học dưới sự tác động của hoạt động vận động giải trí tại các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)