2 Các nguồn thu ngân sách xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạch an, tỉnh cao bằng luận văn ths 2015 (Trang 36 - 38)

Thu ngân sách xã đƣợc hình thành từ 3 nguồn chủ yếu sau:

- Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%: Là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và dành cho NSX đƣợc hƣởng 100% số thu từ các khoản này. Cở sở để hình thành các khoản thu và cho phép xã đƣợc hƣởng 100% xuất phát bởi: cơ sở kinh tế của nguồn thu và yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu. Các khoản thu này bao gồm:

+ Các khoản phí, lệ phí nộp vào NSX theo quy định. + Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã.

+ Thu đấu thầu, thu khoán từ đất công do xã trực tiếp quản lý. + Các khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho NSX.

+ Các khoản viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho NSX. + Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết: Cơ sở để hình thành các khoản thu này cũng dựa vào cơ sở kinh tế và yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu. Khi dựa trên cơ sở kinh tế, những lợi ích gì thuộc về

26

quyền sở hữu của chính quyền nhà nƣớc cấp trên phát sinh trên địa bàn xã, thì chính quyền nhà nƣớc cấp trên đƣợc hƣởng; song nên có phân chia cho cấp xã một phần để tạo sự phối hợp quản lý có hiệu quả. Khi dựa trên yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu, những khoản thu lớn và tƣơng đối ổn định thƣờng dành cho ngân sách cấp trên. Các khoản thu này bao gồm:

+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình. + Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ gia đình.

+ Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất. - Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Trong hệ thống tổ chức NSNN, các

cấp NS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và mỗi cấp đều phải đảm bảo cân đối thu – chi của mình. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp NS (hay một bộ phận của cấp NS) nào không tự cân đối đƣợc, thì NS cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn thu cho cấp NS (hay bộ phận của cấp NS) đó để đảm bảo cân đối thu – chi ngay từ khâu dự toán. Từ đó hình thành khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới. Gồm thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên.

+ Thu bổ sung cân đối là khoản tiền chuyển nguồn cân đối từ NS cấp trên hoặc điều hòa NS cho NSX trong trƣờng hợp thu NSX bị thiếu hụt so với nhu cầu cân đối chi các nhiệm vụ chi đã phân cấp cho xã.

+ Thu bổ sung có mục tiêu là khoản tiền của NSNN cấp trên hỗ trợ cho NSX để thực hiện một số nhiệm vụ mục tiêu cụ thể. Số thu bổ sung theo mục tiêu đƣợc xác định hàng năm và có sự thay đổi trên cơ sở nhu cầu bổ sung thêm các nhiệm vụ mục tiêu, dựa vào kết quả thực hiện các chƣơng trình và khả năng bố trí của NS cấp trên.

27

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạch an, tỉnh cao bằng luận văn ths 2015 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)