Thu thập thông tin, dữ liệu là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đầu tiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Lƣợng thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc đƣợc dùng để thực hiện nghiên cứu vì vậy chất lƣợng bài nghiên cứu phụ thuộc khá nhiều vào chất lƣợng và số lƣợng thông tin thu thập đƣợc. Với mỗi đề tài khác nhau thì lƣợng thông tin cũng nhƣ dữ liệu thu thập dùng cho nghiên cứu cũng sẽ khác nhau. Đối tƣợng thu thập khác nhau sẽ dẫn đến các cách thu thập thông tin, dữ liệu không nhƣ nhau đối với từng bài nghiên cứu cụ thể.
Đối với đề tài nghiên cứu, tác giả chủ yếu thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên hai hƣớng: đối tƣợng thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng để làm cơ sở lý luận cho đề tài và đối tƣợng thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng tại địa bàn nghiên cứu.
Đối với đối tƣợng đƣợc sử dụng là cơ sở lý luận thì các tài liệu đƣợc thu thập từ luật, các quy định, giáo trình và các tài liệu về đào tạo liên quan đến chủ thể nghiên cứu. Cụ thể là Luật NSNN năm 2002 và Luật NSNN mới nhất năm 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017), các quy định về NSX nhƣ việc quy định về quản lý NSX của Thông tƣ số 60/2003/TT-BT. Bên cạnh đó, các tài liệu về giảng dạy liên quan đến NSNN nhƣ giáo trình “Ngân sách nhà nƣớc” của trƣờng Đại học Kinh doanh và công nghệ và tài liệu đào tạo dành cho cán bộ cấp xã do Bộ Tài chính soạn thảo năm 2011: Tài liệu bồi dƣỡng công chức tài chính kế toán xá cho vùng trung du, miền núi và dân tộc. Đây là tài liệu có những cơ sở lý luận rất cụ thể, chi tiết và phù hợp với đề tài đang nghiên cứu, vì địa phƣơng mà nghiên cứu đƣợc thực hiện nằm ở miền núi với đa phần ngƣời dân là dân tộc thiểu số.
Đối với đối tƣợng đƣợc sử dụng để phân tích thì tác giả chủ yếu thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính năm cũng nhƣ từ lịch sử của địa bàn
35
nghiên cứu. Lịch sử địa bàn nghiên cứu sẽ giúp làm rõ đƣợc phần nào vị trí của địa bàn từ đó có thể đánh giá đƣợc một phần thuận lợi cũng nhƣ khó khăn mà địa phƣơng nghiên cứu đang gặp phải và còn tồn tại. Các tài liệu về báo cáo tài chính năm chính là những số liệu thứ cấp quan trọng để phân tích thực trạng quản lý ngân sách tại địa phƣơng – là phần chính mà luận văn hƣớng tới, để từ đó có thể đƣa ra những giải pháp và kiến nghị thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng.