Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạch an, tỉnh cao bằng luận văn ths 2015 (Trang 41)

1.3.6.1 Nhân tố khách quan

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Các điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng đều có sự khác biệt. Sự phát triển về mặt kinh tế ở địa phƣơng giúp cho cuộc sống ngƣời dân trở nên tốt đẹp hơn, ngƣời dân có nguồn thu nhập ổn định từ đó giúp ổn định tài chính địa phƣơng. NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính, do đó nguồn lực tài chính của địa phƣơng có ảnh hƣởng tới việc quản lý NSNN. Kinh tế địa phƣơng phát triển ổn định thì việc quản lý NSNN cấp địa phƣơng cũng đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, thì sự ổn định về mặt xã hội cũng có tác động đến việc quản lý NSĐP. Một xã hội trật tự, ổn định sẽ giúp cho việc quản lý NSĐP đƣợc thuận lợi, công tác thu – chi ngân sách cũng từ đó đạt đƣợc hiệu quả tốt hơn.

31

Cấp xã là cấp cơ sở trong hệ thống quản lý của nhà nƣớc, vì vậy nó cũng chịu tác động từ các chính sách kinh tế của nhà nƣớc, thậm chí, cấp xã còn là cấp trực tiếp thực hiện các chính sách đó. Liên quan đến kinh tế địa phƣơng tức là liên quan đến nguồn ngân sách của địa phƣơng đó. Vì thế, tùy theo định hƣớng của chính sách kinh tế mà nhà nƣớc đƣa ra mà có sự tác động đến ngân sách xã, có thể là quy mô ngân sách hay các khoản mục thu – chi cần điều chỉnh.

- Cơ chế quản lý NSNN:

Cơ chế quản lý NSNN cũng có ảnh hƣởng tới ngân sách xã. Điều này có thể nhận thấy thông qua việc phân cấp quản lý NSNN giữa các cấp trên với cấp cơ sở - cấp xã. Việc đổi mới cơ chế quản lý giúp cho việc quản lý ngân sách cấp xã đƣợc thuận lợi và hiệu quả hơn.

1.3.6.2 Nhân tố chủ quan

- Nhân tố chủ quan ảnh hƣởng chủ yếu đến việc quản lý NSX chính là các cán bộ, nhân viên thực hiện các công tác liên quan đến quản lý NSX nhƣ công tác thu các loại thuế - nguồn thu chính của NS cấp xã hay công tác thực hiện chi NS. Trình độ của cán bộ quản lý NS sẽ ảnh hƣởng đến việc quản lý NS đó.

Trình độ cũng nhƣ thái độ của các cán bộ thực hiện công tác thu ngân sách sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng thu, liệu việc thu ngân sách có đúng theo quy định hay không? Có bỏ sót khoản thu nào hay không? Thu có đầy đủ không? …Là những câu hỏi mà cán bộ thu phải trả lời đƣợc. Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác chi cũng vậy. Liệu cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ chi đã tiến hành các thủ tục, công đoạn chi theo đúng quy định hay chƣa? Việc chi có đúng đối tƣợng không? Chi có hiệu quả không?

32

Những vấn đề này phản ảnh hiệu quả của việc quản lý NSX, vì vậy nhân tố chủ quan có ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý ngân sách ở cấp xã.

- Bên cạnh nhân tố về con ngƣời thì tổ chức bộ máy cấp xã cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý NSX.

Một bộ máy hoạt động tốt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quy trình liên quan đến thu – chi NSX đƣợc hiệu quả và nhanh chóng, nó còn giúp cho việc quản lý NSX đƣợc công khai, minh bạch và rõ ràng hơn. Ngƣợc lại, nếu tổ chức bộ máy cấp xã hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và thực hiện thu – chi NSX.

Mỗi một bộ phận trong tổ chức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên vẫn có sự liên quan và tƣơng tác lẫn nhau trong công việc. Nếu chỉ có một vài bộ phận làm tốt công việc của mình thì vẫn chƣa đủ cho một bộ máy hoạt động tốt. Các bộ phận trong tổ chức nếu không có sự liên kết cũng nhƣ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc sẽ dẫn đến sự trì trệ, không linh hoạt và hiệu quả công việc không cao của cả bộ máy quản lý nói chung và bộ phận quản lý NSX nói riêng. Có thể thấy ngay trong việc thực hiện chi ngân sách, mỗi bộ phận trong tổ chức có mức chi khác nhau do tính chất của công việc cũng nhƣ số cán bộ của bộ phận đó. Việc một bộ phận có thực hiện chi đúng với định mức của bộ phận mình hay không, có chi vƣợt quá hay chi không đúng mục đích hay không cần sự kết hợp quản lý của cả bộ phận đó và bộ phận tài chính xã. Từ đó có thể thấy về tổng thể tổ chức bộ máy cấp xã cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác quản lý NSX.

33

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 . Câu hỏi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê, đồng thời đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại địa phƣơng.

Đối tượng nghiên cứu chính là về Ngân sách xã.

Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) giai đoạn 2010 – 2014.

Một số câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra để thực hiện nghiên cứu đề tài này nhƣ sau:

- Ngân sách xã là gì?

- Các hoạt động chính trong quản lý ngân sách xã bao gồm những nội dung gì?

- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý NSNN cấp xã? - Thực trạng quản lý NSNN ở thị trấn Đông Khê giai đoạn 2010 – 2014 nhƣ thế nào?

- Những hạn chế nào còn tồn tại trong công tác quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê giai đoạn 2010 – 2014?

- Làm thế nào để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê?

2.2 . Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành nghiên cứu, ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu và sự thành công của luận văn. Để thực hiện nghiên cứu các nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

34

2.2.1 . Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Thu thập thông tin, dữ liệu là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đầu tiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Lƣợng thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc đƣợc dùng để thực hiện nghiên cứu vì vậy chất lƣợng bài nghiên cứu phụ thuộc khá nhiều vào chất lƣợng và số lƣợng thông tin thu thập đƣợc. Với mỗi đề tài khác nhau thì lƣợng thông tin cũng nhƣ dữ liệu thu thập dùng cho nghiên cứu cũng sẽ khác nhau. Đối tƣợng thu thập khác nhau sẽ dẫn đến các cách thu thập thông tin, dữ liệu không nhƣ nhau đối với từng bài nghiên cứu cụ thể.

Đối với đề tài nghiên cứu, tác giả chủ yếu thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên hai hƣớng: đối tƣợng thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng để làm cơ sở lý luận cho đề tài và đối tƣợng thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng tại địa bàn nghiên cứu.

Đối với đối tƣợng đƣợc sử dụng là cơ sở lý luận thì các tài liệu đƣợc thu thập từ luật, các quy định, giáo trình và các tài liệu về đào tạo liên quan đến chủ thể nghiên cứu. Cụ thể là Luật NSNN năm 2002 và Luật NSNN mới nhất năm 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017), các quy định về NSX nhƣ việc quy định về quản lý NSX của Thông tƣ số 60/2003/TT-BT. Bên cạnh đó, các tài liệu về giảng dạy liên quan đến NSNN nhƣ giáo trình “Ngân sách nhà nƣớc” của trƣờng Đại học Kinh doanh và công nghệ và tài liệu đào tạo dành cho cán bộ cấp xã do Bộ Tài chính soạn thảo năm 2011: Tài liệu bồi dƣỡng công chức tài chính kế toán xá cho vùng trung du, miền núi và dân tộc. Đây là tài liệu có những cơ sở lý luận rất cụ thể, chi tiết và phù hợp với đề tài đang nghiên cứu, vì địa phƣơng mà nghiên cứu đƣợc thực hiện nằm ở miền núi với đa phần ngƣời dân là dân tộc thiểu số.

Đối với đối tƣợng đƣợc sử dụng để phân tích thì tác giả chủ yếu thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính năm cũng nhƣ từ lịch sử của địa bàn

35

nghiên cứu. Lịch sử địa bàn nghiên cứu sẽ giúp làm rõ đƣợc phần nào vị trí của địa bàn từ đó có thể đánh giá đƣợc một phần thuận lợi cũng nhƣ khó khăn mà địa phƣơng nghiên cứu đang gặp phải và còn tồn tại. Các tài liệu về báo cáo tài chính năm chính là những số liệu thứ cấp quan trọng để phân tích thực trạng quản lý ngân sách tại địa phƣơng – là phần chính mà luận văn hƣớng tới, để từ đó có thể đƣa ra những giải pháp và kiến nghị thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng.

2.2.2 . Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận

Phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập đƣợc từ những giáo trình, tài liệu nghiên cứu đã có cùng với những điều luật, quy định có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Từ những tài liệu đã thu thập đƣợc, tiến hành nghiên cứu và lựa chọn những lý luận cần thiết cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Từ đó tổng hợp và sắp xếp lại những cơ sở lý luận phù hợp theo hệ thống tƣơng ứng với cơ cấu, bố cục của luận văn định nghiên cứu để các kết quả nghiên cứu từ thực tiễn đều đƣợc khẳng định dựa trên cơ sở lý luận tƣơng ứng phù hợp.

2.2.3 . Phƣơng pháp xử lý số liệu

Luận văn chủ yếu dùng phƣơng pháp thống kê (sử dụng phần mềm Excel) để xử lý các số liệu, thông tin đã thu thập đƣợc, biểu đồ hóa các số liệu đó. Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập và sử dụng trong luận văn chủ yếu từ các báo cáo tài chính của thị trấn.

Các bƣớc xử lí số liệu:

Bƣớc 1: Tập hợp số liệu từ các báo cáo tài chính và tổng hợp trên phần mềm Excel.

36

Bƣớc 3: Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các số liệu theo hƣớng cần so sánh.

Bƣớc 4: Tổng hợp thành bảng hay biểu đồ hóa các số liệu đã đƣợc tính toán theo hƣớng cần phân tích hay so sánh.

Bƣớc 5: Phân tích, so sánh các bảng và biểu đồ.

Bƣớc 6: Đƣa ra nhận xét về các kết quả phân tích đƣợc.

Cụ thể về phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn:

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để thấy đƣợc mức độ biến động của các nội dung so sánh qua các năm, các đối tƣợng đƣợc so sánh phải thống nhất

về nội dung và đơn vị tính. Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp so sánh

bằng số tƣơng đối là phƣơng pháp so sánh đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm (%). Hai loại số tƣơng đối đƣợc sử dụng khi phân tích là số tƣơng đối động thái và số tƣơng đối kết cấu.

- Số tƣơng đối động thái là kết quả của phép chia giữa số tuyệt đối của năm phân tích so với năm đƣợc so sánh, đƣợc dùng để so sánh giữa hai mức độ của cùng một nội dung so sánh ở hai thời điểm khác nhau, đƣợc thể hiện dƣới dạng công thức nhƣ sau:

Số tƣơng đối động thái = Số tuyệt đối năm phân tích x 100% Số tuyệt đối năm so sánh

- Số tƣơng đối kết cấu dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể, là kết quả của phép chia giữa số tuyệt đối bộ phận cho số tuyệt đối tổng thể trong cùng một thời điểm, đƣợc thể hiện dƣới dạng công thức:

Số tƣơng đối kết cấu = Số tuyệt đối bộ phận x 100% Số tuyệt đối tổng thể

37

2.2.4 . Tác động của phƣơng pháp nghiên cứu

Nhƣ đã nêu trên, phƣơng pháp nghiên cứu đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu của luận văn. Với mỗi nghiên cứu, tùy vào tác giả và mục đích, định hƣớng của đề tài nghiên cứu mà các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng cũng khác nhau. Việc sử dụng đúng phƣơng pháp nghiên cứu sẽ giúp tác giả đi đúng theo hƣớng nghiên cứu của đề tài mà mình đang làm cũng nhƣ phản ánh đƣợc kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu không sử dụng đúng phƣơng pháp nghiên cứu hay sử dụng không hiệu quả phƣơng pháp nghiên cứu có thể dẫn đến quá trình nghiên cứu không hiệu quả hay kết quả nghiên cứu không phù hợp với đề tài nghiên cứu. Với đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng hai phƣơng pháp là phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và phƣơng pháp xử lý số liệu.

Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận giúp xây dựng khung cơ sở lý luận cho luận văn, từ đó có đƣợc những cơ sở lý luận phù hợp với đề tài đang nghiên cứu và giúp định hƣớng cho việc xử lý các số liệu thu thập đƣợc. Việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu là hết sức quan trọng. Không phải mọi lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu đều đƣợc sử dụng để đƣa vào luận văn mà những lý luận thu thập đƣợc phải đƣợc chọn lọc và chỉ những lý luận phù hợp với định hƣớng và mục đích nghiên cứu của đề tài mới đƣợc sử dụng. Việc sắp xếp những lý luận phù hợp theo hệ thống một cách khoa học sẽ giúp cho luận văn có đƣợc một khung cơ sở lý luận rõ ràng, mạch lạc cũng giúp cho ngƣời đọc có thể nắm đƣợc tổng quan cơ bản lý luận một cách dễ dàng hơn.

Nếu phƣơng pháp nghiên cứu lý luận đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho luận văn có đƣợc khung cơ sở lý luận khoa học và hợp lý thì phƣơng pháp xử lý số liệu lại đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý những số liệu

38

thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trƣớc hết với việc tổng hợp những số liệu có đƣợc cũng nhƣ tiến hành sắp xếp các số liệu theo hƣớng tiến hành nghiên cứu. Các số liệu sau khi đƣợc sắp xếp sẽ đƣợc tính toán và phân tích dựa trên lý luận đã nghiên cứu trƣớc đó. Ngoài ra, phƣơng pháp này sẽ giúp kiểm chứng cũng nhƣ chứng minh những gì đƣợc đƣa ra trong cơ sở lý luận của đề tài.

Có thể thấy, hai phƣơng pháp này có sự tƣơng quan, bổ sung cũng nhƣ hỗ trợ lẫn nhau trong việc nghiên cứu, dựa trên lý luận ta có cơ sở để từ đó biết đƣợc thực trạng cần phải làm những gì, cần phải phân tích những gì và từ số liệu ta kiểm chứng ngƣợc lại cũng nhƣ phản ánh lại đƣợc lý luận đã đƣa ra. Tuy nhiên, cơ sở lý luận thƣờng là lý thuyết chung đƣợc đƣa ra cho một vấn đề, còn với mỗi địa bàn tiến hành nghiên cứu lại có sự đa dạng về số liệu cũng nhƣ các tình huống phát sinh quanh vấn đề cần nghiên cứu do mỗi địa phƣơng có sự khác biệt không chỉ về điều kiện kinh tế, xã hội mà còn về đặc điểm vị trí địa lý cũng nhƣ phong tục tập quán của ngƣời dân. Vì vậy, việc xử lí số liệu tuy dựa trên những lý luận đã đƣa ra nhƣng cũng phải phù hợp với tình hình cụ thể tại từng địa phƣơng tiến hành lấy số liệu để tiến hành phân tích cũng nhƣ đƣa ra nhận xét, đánh giá.

39

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH

CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạch an, tỉnh cao bằng luận văn ths 2015 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)