Nhƣ đã nêu trên, phƣơng pháp nghiên cứu đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu của luận văn. Với mỗi nghiên cứu, tùy vào tác giả và mục đích, định hƣớng của đề tài nghiên cứu mà các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng cũng khác nhau. Việc sử dụng đúng phƣơng pháp nghiên cứu sẽ giúp tác giả đi đúng theo hƣớng nghiên cứu của đề tài mà mình đang làm cũng nhƣ phản ánh đƣợc kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu không sử dụng đúng phƣơng pháp nghiên cứu hay sử dụng không hiệu quả phƣơng pháp nghiên cứu có thể dẫn đến quá trình nghiên cứu không hiệu quả hay kết quả nghiên cứu không phù hợp với đề tài nghiên cứu. Với đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng hai phƣơng pháp là phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và phƣơng pháp xử lý số liệu.
Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận giúp xây dựng khung cơ sở lý luận cho luận văn, từ đó có đƣợc những cơ sở lý luận phù hợp với đề tài đang nghiên cứu và giúp định hƣớng cho việc xử lý các số liệu thu thập đƣợc. Việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu là hết sức quan trọng. Không phải mọi lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu đều đƣợc sử dụng để đƣa vào luận văn mà những lý luận thu thập đƣợc phải đƣợc chọn lọc và chỉ những lý luận phù hợp với định hƣớng và mục đích nghiên cứu của đề tài mới đƣợc sử dụng. Việc sắp xếp những lý luận phù hợp theo hệ thống một cách khoa học sẽ giúp cho luận văn có đƣợc một khung cơ sở lý luận rõ ràng, mạch lạc cũng giúp cho ngƣời đọc có thể nắm đƣợc tổng quan cơ bản lý luận một cách dễ dàng hơn.
Nếu phƣơng pháp nghiên cứu lý luận đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho luận văn có đƣợc khung cơ sở lý luận khoa học và hợp lý thì phƣơng pháp xử lý số liệu lại đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý những số liệu
38
thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trƣớc hết với việc tổng hợp những số liệu có đƣợc cũng nhƣ tiến hành sắp xếp các số liệu theo hƣớng tiến hành nghiên cứu. Các số liệu sau khi đƣợc sắp xếp sẽ đƣợc tính toán và phân tích dựa trên lý luận đã nghiên cứu trƣớc đó. Ngoài ra, phƣơng pháp này sẽ giúp kiểm chứng cũng nhƣ chứng minh những gì đƣợc đƣa ra trong cơ sở lý luận của đề tài.
Có thể thấy, hai phƣơng pháp này có sự tƣơng quan, bổ sung cũng nhƣ hỗ trợ lẫn nhau trong việc nghiên cứu, dựa trên lý luận ta có cơ sở để từ đó biết đƣợc thực trạng cần phải làm những gì, cần phải phân tích những gì và từ số liệu ta kiểm chứng ngƣợc lại cũng nhƣ phản ánh lại đƣợc lý luận đã đƣa ra. Tuy nhiên, cơ sở lý luận thƣờng là lý thuyết chung đƣợc đƣa ra cho một vấn đề, còn với mỗi địa bàn tiến hành nghiên cứu lại có sự đa dạng về số liệu cũng nhƣ các tình huống phát sinh quanh vấn đề cần nghiên cứu do mỗi địa phƣơng có sự khác biệt không chỉ về điều kiện kinh tế, xã hội mà còn về đặc điểm vị trí địa lý cũng nhƣ phong tục tập quán của ngƣời dân. Vì vậy, việc xử lí số liệu tuy dựa trên những lý luận đã đƣa ra nhƣng cũng phải phù hợp với tình hình cụ thể tại từng địa phƣơng tiến hành lấy số liệu để tiến hành phân tích cũng nhƣ đƣa ra nhận xét, đánh giá.
39
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH
CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu – Thị trấn Đông Khê