6. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
2.1.3.2 Nghiệp vụ tín dụng
Danh từ tín dụng (credit) dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như bán chịu hàng hóa, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, k ý thác, phát hành giấy bạc. Trong mỗi hành vi tín dụng vừa nói hai bên cam kết với nhau như sau:
- Một bên thì trao ngay một số tài hóa hay tiền bạc.
- Còn bên kia cam kết sẽ hoàn lại những đối khoản của số tài hóa đó trong một thời gian nhất định và the o một số điều kiện nhất định nào đó [5, tr.114].
Theo luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thì cấp tín dụng được định nghĩa như sau: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Có thể nói cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ hoạt động này mới bù đắp được chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.
Để thấy đư ợc tình hình hoạt động tín dụng cụ thể của ngân hàng thương mại, chúng ta tập trung phân tích một số chỉ tiêu tín dụng chính gồm: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu theo nhiều góc độ khác nhau như theo thời hạn, theo loại hình kinh tế và theo ngành nghề kinh doanh. Trong đó:
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách vay, được xác định trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã và chưa thu hồi.
Doanh số thu nợlà tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu hồi trong một khoảng thời gian xác định.
Dư nợ là chỉ tiêu thể hiện doanh số cho vay tại một thời điểm nhất định.
Nợ xấulà những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chất lượng đầu tư tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gồm:
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạ n dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trê n 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.