6. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay
Nhìn chung doanh số cho vay của VAB Cần thơ trong 3 năm gần đây tăng, giảm không theo quy luật. Năm 2009, doanh số cho vay đạt 904.632 triệu đồng, và tăng 158,19% trong năm 2010, tương đương 1.431.031 triệu đồng. Nguyên nhân là do nền kinh tế năm 2010 phục hồi khá nhanh sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, và năm 2010 là năm cóý nghĩa to lớn và quan trọng với nền kinh tế nước ta vì đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010, kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2010 sẽ là nền tảng để đề ra kế hoạch cho các năm tiếp theo. Chính vì vậy, kinh tế năm 2010 nhận được sự quan tâm to lớn của toàn xã hội, tất cả mọi nguồn lực đều được tận dụng để vực dậy nền kinh tế. Bước sang năm 2011, đứng trước những khó khăn mới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP, trong đó kiềm chế tăng trưởng tín dụng dưới 20% là yêu cầu đặt ra cho toàn ngành ngân hàng; vì vậy có sự sụt giảm trong doanh số cho vay tại VAB Cần Thơ cụ thể là giảm 35,18% tương đương 181.754 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số cho vay của VAB Cần thơ được phân tích dưới nhiều tiêu chí, thể hiện cụ thể qua bảng số liệu 4:
Bảng 4:DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
2010/2009 2011/2010
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % 1.Theo thời hạn tín dụng 904.632 100 2.335.666 100 1.513.912 100 1.431.034 158,19 (821.754) (35,18)
Ngắn hạn 821.083 90,8 2.281.538 97,7 1.476.202 97,5 1.460.455 177,87 (805.336) (35,30) Trung hạn & dài hạn 83.549 9,2 54.128 2,3 37.710 2,5 (29.421) (35,21) (16.418) (30,33)
2. Theo loại hình kinh tế 904.632 100 2.335.666 100 1.513.912 100 1.431.034 158,19 (821.754) (35,18)
Công ty TNHH 296.151 32,7 213.196 9,1 193.003 12,7 (82.955) (28,01) (20.193) (9,47)
Công ty cổ phần 51.503 5,7 158.538 6,8 140.289 9,3 107.035 207,82 (18.249) (11,51)
Doanh nghiệp tư nhân 30.054 3,3 159.039 6,8 106.844 7,1 128.985 429,18 (52.195) (32,82)
Kinh tế tập thể - 2.926 0,1 2.122 0,1 2.926 (804) (27,48)
Kinh tế cá thể 526.924 58,2 1.801.967 77,2 1.071.654 70,8 1.275.043 241,98 (730.313) (40,53)
3. Theo ngành nghề kinh tế 904.632 100 2.335.666 100 1.513.912 100 1.431.034 158,19 (821.754) (35,18)
Nông nghiệp & lâm nghiệp 948 0,1 - 900 0,1 (948) (100,00) 900
Ngư nghiệp 379.195 41,9 582.954 25,0 328.427 21,7 203.759 53,73 (254.527) (43,66)
Công nghiệp 3.507 0,4 22.059 0,9 10.150 0,7 18.552 529,00 (11.909) (53,99)
Xây dựng 14.246 1,6 259.084 11,1 134.473 8,9 244.838 1.718,64 (124.611) (48,10)
Thương mại& dịch vụ 307.128 34,0 736.348 31,5 611.214 40,4 429.220 139,75 (125.134) (16,99)
Khác 199.608 22,1 735.221 31,5 428.748 28,3 535.613 268,33 (306.473) (41,68)
4. Theo tiền tệ 904.632 100 2.335.666 100 1.513.912 100 1.431.034 158,19 (821.754) (35,18)
Tín dụng VND 430.848 47,6 1.936.935 82,9 1.366.622 90,3 1.506.087 349,56 (570.313) (29,44)
Ngoại tệ & vàng 473.784 52,4 398.731 17,1 147.290 9,7 (75.053) (15,84) (251.441) (63,06)
Theo thời hạn tín dụng
Ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trung và dài hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn tại VAB Cần thơ tăng giảm cùng xu hướng với tổng doanh số cho vay. Năm 2010, doanh số ngắn hạn đạt 2.281.538 triệu đồng, tăng 177,87% so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng của doanh số ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của trung và dài hạn trong năm 2010 có sự sụt giảm hơn 16% so với 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay trung và dài hạn tiếp tục giảm chỉ đạt 37.710 triệu đồng, thấp hơn năm 2010 một khoản là 16.418 triệu đồng và ngắn hạn cũng giảm 35,03% so với năm 2010 tương đương với sự sụt giảm của tổng doanh số cho vay. Có thể nói lãi suất cho vay liên tục tăng trong 2 năm 2010 và 2011 là nguyên nhân chính của sự sụt giảm trong doanh số cho vay trung và dài hạn, vì người đi vay luôn mong chờ lãi suất sẽ giảm trong tương lai nên chọn thời hạn vay càng ngắn càng có lợi. Thêm vào đó, vốn huy động củ Ngân hàng chủ yếu là vốn ngăn hạn nên việc Ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn là điều dễ hiểu.
Theo loại hình kinh tế
Thông qua bảng số liệu có thể thấy đối tượng cho vay chủ yếu của VAB Cần Thơ là các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và tập trung chủyếu vào kinh tế cá thể, năm 2009 doanh số cho vay đối tượng này chiếm 58,2% tổng doanh số cho vay và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay của kinh tế cá thể tăng 1.275.043 triệu đồng so với năm 2009 tương đương 241,98% và vào năm 2011cũng có sự sụt giảm khoảng 40,53% so với năm 2010. Kinh tế Cần Thơ tập trung phát triển theo hướng dịch vụ nên xu hướ ng cho vay thường tập trung vào đối tượng kinh doanh cá thể, thêm vào đó là sự phát triển tín dụng trong năm 2010 đã làm cho doanh số cho vayở đối tượng này tăng lên. Như đã trình bày ở trên, năm 2011 là năm toàn ngành ngân hàng thực hiện thắt chặt tín dụng nên sự sụt giảm trong cho vay kinh tế cá thể là hoàn toàn hợp lý. Nhìn chung cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế của VAB không đều, kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng ngày càng cao, trong khi các đối tượng khác có sự sụt giảm hoặc có tăng nhưng không đáng kể. Ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu cho vay để tránh rủi ro do khi chỉ tập trung vào một đối tượng.
Theo ngành nghề kinh tế
Qua bảng số liệu trên, có thể nhận xét một điều là doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế có sự tương xứng hơn. Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ tập trung cho vay một số ngành như ngư nghiệp và thương mại – dịch vụ. Năm 2009, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 41,9%, kế đến là thương mại dịch vụ có tỷ trọng là 34%. Tuy nhiên bước sang năm 2010, bắt đầu có sự chuyển dịch mạnh mẽ khi tỷ trọng của thủy sản sụt giảm xuống còn 25% tổng doanh số cho vay, mặc dù nhìn vào số chênh lệch ta lại thấy doanh số cho vay thủy sản năm 2010 tăng gần 204 tỷ đồng tương đương 53,73%. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam thì trong năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản của Cần Thơ giảm 13,6% điều này giải thích vì sao tỷ trọng cho vay ngành này giảm xuống, tuy nhiên chi phí cho sản xuất ngày càng tăng dẫn đến doanh số cho vay thủy sản không hề giảm. Năm 2011, nhìn chung doanh số cho vay ở tất cả các ngành đều giảm, nhưng chiếm tỷ trọng cao nhất là thương mại và dịch vụ đạt 40,4 % tổng doanh số cho vay và cao nhất trong 3 năm 2009 – 2010. Nguyên nhân là do định hướng phát triển của TP Cần Thơ trong tương lai là trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục – đào tạo và công nghệ của đồng bằng Sông Cửu Long, nên nhu cầu vốn để thực hiện mục tiêu này rất cao. Chính vì vậy, nguồn vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ yếu phục vụ đối tượng này thay vì cho vay các ngành sản xuất, chế biến đang bị trì trệ. Tuy nhiên, Ngân hàng Việt Á chi nhánh cần Thơ cần điều chỉnh lại cơ cấu cho vay trong những năm tới, cần chú ý đến đối tượng kinh tế nông nghiệp vìđây là đối tượng kinh tế được Chính Phủ đặc biệt quan tâm và hỗ trợ, đồng thời đây vẫn là một trong những ngành mũi nhọn của TP Cần Thơ.
Theo tiền tệ
Như đã phân tích trong phần huy động vốn thì vàng là một trong những thế mạnh của Ngân hàng Việt Á nói chung và VAB Cần thơ nói riêng, nên có thể thấy năm 2009 tỷ trọng cho vay ngoại tệ vàng cao hơn cho vay bằng VND. Tuy nhiên, năm 2010 khi chính phủ ban hành thông tư 22 về việc ngưng huy động và cho vay bằng vàng thì doanh số cho vay ngoại tệ vàng sụt giảm 15,84% trong khi tổng doanh số cho vay tăng trên 35%; và tiếp tục giảm 63,06% trong năm 2011. Có thể nói, năm 2010 và 2011 doanh số cho vay bằng VND đạt tỷ trọng
khá cao từ 80 – 90% tổng doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ, VAB Cần thơ đã thực hiện nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà Nước về huy động và cho vay vàng.