Đánh giá kết quả tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 70)

6. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu

4.2.3 Đánh giá kết quả tín dụng tại ngân hàng

4.2.3.1 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, giúp Ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp và nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả. Dựa vào số liệu của 3 năm phân tích có thể thấy chỉ số này có xu hướng giảm xuống; năm 2009 cứ 1,91 đồng cho vay thì có 1đồng vốn huy động tham gia; năm 2010 thì cứ 1,67 đồng cho vay thì có sự tham gia của 1 đồng vốn huy động, nguyên nhân là do tình hình huy động vốn của VAB Cần Thơ năm 2010 tăng 27,57% trong khi tổng dư nợ chỉ tăng 11,35%, chỉ số này giảm xuống không có nghĩa là Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả mà là do hoạt động huy động vốn của Ngân hà ng tốt hơn năm 2009, nên Ngân hàng không cần sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Năm 2011, tỷ số dư nợ trên vốn huy động tại VAB Cần Thơ giảm

còn 1,16 lần tương đương 1,16 đồng vốn vay thì có 1 đồng vốn huy động tham gia; tình hình huyđộng vốn của Ngân hàng năm 2011 giảm 12,14% so với năm 2010 do tình hình kinh tế của cả nước nói chung và Cần Thơ nói riêng gặp nhiều khó khăn và song song bên cạnh đó là lãi suất cho vay tăng nhanh, tín dụng bị kiềm chế tăng trưởng nên dư nợ năm 2011 giảm 38,75% nhiều hơn độ giảm của vốn huy động. Qua chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động có thể thấy khả năng tự chủ và tận dụng vốn tại chỗ của Ngân hàng trong những năm gần đây khá tốt. Có được thành công đó là do sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên Ngân hàng trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của Ngân hàng, thêm vào đó là chính sách lãi suất linh hoạt, nhiều chế độ giao dịch thuận lợi cho người gửi tiền.

Bảng 8: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011

Doanh số cho vay Triệu đồng 904.632 2.335.666 1.513.912

Doanh số thu nợ Triệu đồng 567.972 2.222.550 1.943.812

Dư nợ Triệu đồng 996.316 1.109.432 679.532

Dư nợ bình quân Triệu đồng 827.986 1.052.874 894.482

Nợ xấu Triệu đồng 10.257 19.557 28.333

Vốn huy động Triệu đồng 521.552 665.332 584.534

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.037.026 1.173.220 722.764

1. Tổng dư nợ / Vốn huy động Lần 1,91 1,67 1,16

2. Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốn % 96,07 94,56 94,02

3. Nợ xấu / Tổng dư nợ % 1,03 1,76 4,17

4. Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân Vòng 0,69 2,11 2,17

5. Hệ số thu nợ % 62,78 95,16 128,40

(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ)

4.2.3.2 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn

Dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn (hay dư nợ trên tổng tài sản) thể hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng. Qua 3 năm, tỷ số này khá cao; nă m 2009, dư nợ trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 96,07% và có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo; năm 2010, dư nợ tín dụng chiếm 94,56% có sự sụt giảm khi so sánh với năm 2009 là do dư nợ tín dụng năm 2010 chỉ tăng 11,35% trong khi tổng nguồn vốn tăng 13,13%; năm 2011, do quy mô tín dụng của Ngân hàng giảm 38,75%, giảm nhiều hơn mức giảm của tổng nguồn vốn là 38,39% nên tỷ lệ

dư nợ trên tổng nguồn vốn năm 2011 thấp hơn năm 2010. Nhìn chung dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn nên có thể thấy tín dụng vẫn là hoạt động tạo thu nhập chính của Ngân hàng.

4.2.3.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của VAB Cần Thơ có xu hướng tăng trong những năm gần đây; năm 2009, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,03%; năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 1,76% do nợ xấu năm 2010 tăng 90,67% trong khi tổng dư nợ chỉ tăng 11,35%; bước sang năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Cần Thơ là 4,17% cao hơn nhiều so với những năm trước đây nhưng vẫn thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước là 5%. Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm có một khó khăn riêng đòi hỏi các ngân hàng phải đóng vai trò chủ đạo đề vực dậy nền kinh tế; năm 2009, mặc kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu để lại nhưng dưới sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước, hoạt động của các doanh nghiệp dần hồi phục, khả năng trả nợ khá tốt nên tỷ lệ nợ xấu của VAB Cần Thơ không cao lắm so với toàn ngành. Năm 2010, là năm nền kinh tế hồi phục tốt hơn cả mong đợi khi GDP đạt 6,78% cao hơn dự kiến 6,5%, giá trị sản xuất của nhiều ngành mũi nhọn tăng so với năm 2009; tuy nhiên bên cạnh đó lạm phát thời điểm cuối năm 2010 đạt mức hai con số 11,75% và cơn sốt lãi suất huy động cũng như lợi nhuận từ đầu tư vàng đã làm méo mó nền kinh tế nên mặc dù doanh số cho vay tăng, tình hình thu nợ và khả năng trả nợ của cá nhân và doanh nghiệp tốt hơn so với năm 2009 nhưng tỷ lệ nợ xấu tại VAB Cần Thơ vẫn gia tăng. Năm 2011, với mục tiêu kiềm chế lạm phát, dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng được kiềm chế thành côngở mức 12%, tại VAB Cần Thơ tổng dư nợ trong năm 2011 giảm 38,75% so với cùng kỳ năm 2010; nguyên nhân khách quan là do thực hiện nghiệm các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tăng trưởng tín dụng, đồng thời lãi suất cho vay năm 2011 quá cao, vay tiêu dùng có thời điểm lên tới 24%/năm khiến nhiều đối tượng không thể tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng, nguyên nhân chủ quan là do một số cán bộ của VAB Cần Thơ tại hai phòng giao dịch An Nghiệp và Phú An đã không tuân thủ các nguyên tắc khi cho vay của Ngân hàng Nhà nước khiến chi nhánh Cần Thơ bị thất thoát hàng chục tỷ đồng làm cho tổng nợ xấu năm 2011 tăng đột biến và doanh số cho vay của Ngân hàng bị thu hẹp lại.

4.2.3.4 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng của VAB Cần Thơ có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây; năm 2009, doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân đạt 0,69 vòng tương đối thấp hơn so với 2 năm kế tiếp vì trong năm 2009 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao hơn năm 2010 và 2011, nền kinh tế còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên doanh số thu nợ chưa cao khiến vòng quay vốn tín dụng trong năm 2009 tương đối thấp; sang năm 2010, lãi suất cho vay liên tục tăng, cho vay tập trung vào ngắn hạn và doanh số thu nợ tăng 291,31% nên vòng quay tín dụng năm 2010 tăng 1,42 vòng so với n ăm 2009, chứng tỏ dòng vốn được sử dụng linh hoạt hơn. Tình hình kinh tế ngày càng khó khăn khiến lãi suất cho vay trong năm 2011 tiếp tục tăng, dư nợ cho vay sụt giảm nhưng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm 85,2% tổng dư nợ, nhìn chung trong năm 2011 VAB Cần Thơ vẫn tập trung vào cho vay ngắn hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động là chủ yếu nên thời gian thu hồi vốn nhanh khiến vòng quay tín dụng tiếp tục tăng đạt 2,17 vòng. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ được Ngân hàng đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây đã góp phần tích cực làm gia tăng vòng quay vốn tín dụng.

4.2.3.5 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay, từ đó gián tiếp cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng. Chỉ số này cho biết số tiền Ngân hàng có thể thu về trong một thời kỳ nhất định đối với 1 đồng cho vay. Hệ số thu nợ của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ tăng qua 3 năm; năm 2009 hệ số thu nợ của VAB Cần Thơ là 62,78% tức là trong năm Ngân hàng chỉ có thể thu hồi hơn 62 đồng khi cho vay 100 đồng; năm 2010, hệ số này được cải thiện đáng kể khi Ngân hàng cho vay 100 đồng thì thu hồi về 95,16 đồng tăng rõ rệt so với năm 2009, có thể thấy khả năng trả nợ của khách hàng tốt hơn vào năm 2010; năm 2011, hệ số thu nợ tiếp tục tăng khi một đồng cho vay trong năm Ngân hàng thu về 1,28 đồng, nguyên nhân là do năm 2011 Ngân hàng chủ yếu tập trung vào công tác thu nợ hơn là cho vay thể hiện ở chỗ doanh số thu nợ trong năm đạt 1.654.578 triệu đồng cao hơn doanh số cho vay là 1.431.034 triệu đồng.

4.3 PHÂN TÍCH THU NHẬP –CHI PHÍ–LỢI NHUẬN4.3.1 Phân tích thu nhập 4.3.1 Phân tích thu nhập

4.3.1.1 Thu nhập từ lãi

Nhìn vào bảng số liệu bên dưới, có thể thấy thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng trên 95% tổng thu nhập qua 3 năm, từ đó có thể thấy thu nhập của Ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động liên quan đến lãi suất. Năm 2009, thu nhập từ lãi của VAB Cần Thơ đạt 136.721 triệu đồng chiếm 97,15% tổng thu nhập. Năm 2010, khoản thu này tăng 24,7% tương đương 33.776 triệu đồng so với năm 2009, nguyên nhân của sự gia tăng trong thu nhập là do lãi từ hoạt động tín dụng tăng 23,63% là mức đóng góp cao nhất vào sự gia tăng của thu nhập từ lãi. Năm 2011, thu nhập từ lãi của Ngân hàng tiếp tục tăng 75,61 % trong khi doanh số cho vay và dư nợ tín dụng giảm, tình hình cụ thể như sau:

- Thu nhập từ lãi cho vay: như đã trình bàyở trên hoạt động tín dụn g vẫn là nguồn thu nhập chính của VAB Cần Thơ nên t rong 3 năm phân tích hoạt động cho vay thương mại có mức đóng góp nhiều nhất trong tổng thu từ lãi, mức đóng góp lần lượt qua 3 năm là 96,73%, 94,15% và 69,20%. Năm 2009, thu nhập từ tín dụng thương mại đạt 136.080 triệu đồng; năm 2010 do có sự gia tăng trong thu nhập ngoài lãi nên tỷ trọng thu nhập do tín dụng có sự sụt giảm trong tổng thu nhập nhưng số tuyệt đối của thu nhập từ tín dụng tăng 32.136 triệu đồng tương đương tăng 23,62% so với năm 2009. Đáng lưuý nhất là tỷ trọng thu nhập của tín dụng thương mại trong năm 2011 giảm xuống còn 69,2% nhưng khi so sánh số chênh lệch lại thấy khoản thu này tăng 27,01% tương đương 44.675 triệu đồng so với năm 2010, lý giải cho sự sụt giảm trong tỷ trọng của thu nhập từ tín dụng thương mại là do thu nhập từ lãi tiền gửi trong năm 2011 tăng nhanh hơn ở mức 5.902,8% từ đó làm cân đối 2 nguồn thu từ lãi . Bên cạnh thu nhập từ tín dụng thương mại, thu nhập từ lãi cho vay còn có sự đóng góp của tín dụng chiết khấu chứng từ, nhưng thu nhập từ hoạt động này không cao và tương đối ổn định qua 3 năm phân tích.

Bảng 9:TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

Số tiền Tỷ trọng % Sốtiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % I. Thu nhập từ lãi 136.721 97,19 170.497 95,43 299.405 96,97 33.776 24,70 128.908 75,61 1. Từ lãi cho vay 136.294 96,89 169.070 94,63 213.745 69,23 32.776 24,05 44.675 26,42

Tín dụng thương mại 136.080 96,73 168.216 94,15 213.654 69,20 32.136 23,62 45.438 27,01

Cho vay chiết khấu chứng từ 214 0,15 854 0,48 91 0,03 640 299,07 (763) (89,34)

2. Từ lãi tiền gửi 427 0,30 1.427 0,80 85.660 27,74 1.000 234,19 84.233 5.902,80

Tiền gửi tại các TCTD khác 11 0,01 5 0,00 6 0,00 (6) (54,55) 1 20,00

Tiền gửi trong hệ thống VAB - Hội sở VAB 416 0,30 1.422 0,80 6.490 2,10 1.006 241,83 5.068 356,40

Tiền gửi trong hệ thống chi nhánh - - 79.164 25,64 - 79.164

II. Thu nhập ngoài lãi 3.954 2,81 8.164 4,57 9.351 3,03 4.210 106,47 1.187 14,54

Thu nhập từ dịch vụ 3.694 2,63 4.574 2,56 5.899 1,91 880 23,82 1.325 28,97

Thu nhập khác 260 0,18 3.590 2,01 3.452 1,12 3.330 1.280,77 (138) (3,84)

III. Tổng thu nhập 140.675 100,00 178.661 100,00 308.756 100,00 37.986 27,00 130.095 72,82

(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ)

- Thu nhập từ lãi tiền gửi chủ yếu là thu nhập do Ngân hàng mở tài khoản thanh toán tại các Ngân hàng khác và thu nhập từ nguồn vốn nhàn rỗi tại chi nhánh được điều chuyển lên hội sở. Nhìn chung, lãi từ tài khoản tiền gửi của VAB Cần Thơ tại các ngân hàng khác không nhiều và qua 3 năm cũng không có biến động lớn. Về phần thu nhập từ vốn điều chuyển lên Hội sở qua 3 năm có xu hướng tăng lên; năm 2010, lãi tiền gửi từ Hội sở đạt 1.422 triệu đồng , tăng 241,83% so với năm 2009 vì trong năm này vốn huy động tăng 27,57% nên nguồn vốn nhàn rỗi điều chuyển về Hội sở nhiều hơn; sang năm 2011,vốn huy động của Ngân hàng sụt giảm 12,14% nhưng doanh số cho vay lại giảm 35,18% nên nguồn vốn nhàn rỗi cũng không giảm nhiều và lãi suất huy động vốn tăng nên thu nhập do điều chuyển vốn lên Hội sở của VAB cũng tăng 5.068 triệ u đồng tương đương 356,4%. Đáng lưu ý nhất là trong năm 2011, trong tổng thu nhập từ lãi tiền gửi phát sinh một khoản lãi khá lớn từ tiền gửi trong hệ thống chi nhánh chiếm 25,64% tổng thu nhập là nguyên nhân khiến tỷ trọng lãi tiền gửi trong năm 2011 tăng lên đáng kể so với lãi từ tiền vay, là do 5 phòng giao dịch gồm: Ninh Kiều, An Nghiệp, Phú An, Thốt Nốt, Bình Thủy không được thực hiện nghiệp vụ tín dụng mà chỉ tập trung vào công tác thu nợ, do nợ xấu của 5 phòng này tăng khá cao, vì vậy toàn bộ nguồn vốn huy động của 5 phòng nàyđược chuyển sang cho 2 phòng còn lại là Cái Răng và Thới Long thực hiện cho vay. Khoản lãi từ vốn điều chuyển trong hệ thống chi nhánh đạt giá trị trong năm 2011 là 79.164 triệu đồng cũng chính là thu nhập của 5 phòng giao dịch trên.

Lãi suất bình quânđầu ra

Bảng 10: LÃI SUẤT BÌNH QUÂNĐẦU RA CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á

CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Tổng tài sản 1.037.026 1.173.220 722.764

2. Tiền mặt 17.483 33.200 31.704

3. Tài sản cố định 16.827 16.640 17.068

4. Tổng tài sản sinh lời 1.002.716 1.123.380 673.992

5. Tổng tài sản sinh lời bình quân 1.002.716 1.063.048 898.686

6. Tổng thu nhập lãi 136.721 170.497 220.241

Lãi suất bình quânđầu ra (%) 13,635 16,039 24,507

Lãi suất bình quân đầu ra của VAB Cần Thơ có xu hướng tăng lên qua các năm; năm 2009, lãi suất đầu ra bình quân là 13,635%, theo quy định thì từ giữa năm 2008 lãi suất cho vay không được vượt quá 1,5% lãi suất cơ bản tương đương 10,5%, tuy nhiên do tình hình huy động vốn khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế lãi suất huy động được nâng lên, vào ngày 1/2/2009 Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành thông tư 01/2009/TT – NHNN cho phép tín dụng tiêu dùng chính thức được mở lại theo lãi suất thỏa thuận, khiến cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần lên đến 17%/năm, nhìn chung lãi suất cho vay bình quân trên thị trường ngân hàng cuối năm 2009 vào khoảng 13 – 14% / năm, từ đó cho thấy lãi suất bình quânđầu ra của VAB Cần Thơ là hoàn toàn hợp lý; năm 2010 lãi suất đầu ra bình quân của VAB Cần Thơ tăng 2,404% so với năm 2009 đạt 16,039%, năm 2010 cũng là năm đầu bùng nổthỏa thuậnvề lãi suất cho vay giữa khách hàng và ngân hàng nên lãi suất

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)