Tổng thu nhập trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 92)

6. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu

4.4.2.2 Tổng thu nhập trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng thương mại, qua bảng 16 có thể thấy chỉ số này tại VAB Cần Thơ tăng liên tục qua 3 năm phân tích. Năm 2009 tỷ số này đạt 13,57% cho thấy việc đầu tư 100 đồng vào kết

cấu tài sản năm 2009 sẽ tạo ra 13,57 đồng thu nhập. Chỉ số này tăng 2,6% vào năm 2010 đạt 16,17% là do tổng thu nhập trong năm tăng 27% so với năm 2009 trong khi tổng tài sản bình quân chỉ tăng 6,7%, tốc độ gia tăng của tổng thu nhập trong năm 2010 cao hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản cho thấy việc thay đổi kết cấu tài sản vào năm 2010 đã làm cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ, đầu tư tài sản một cách hợp lý, từ đó tạo nền tảng cho việc gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên tỷ số tổng thu nhập trên tổng tài sản năm 2011 chưa hẳn thể hiện điều đó, tăng 15,5% trong năm 2011, chỉ số tổng thu nhập trên tổng tài sản đạt 31,67 % đồng nghĩa với việc 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra 31,67đồng thu nhập, con số này thể hiện Ngân hàng hoạt động rất hiệu quả, tuy nhiên lợi nhuận trong năm mà Ngân hàng đạt được là –9.723 triệu đồng cho ta thấy sự tăng trưởng quá nóng của chỉ tiêu này thể hiện một kết cấu tài sản rời rạc, yếu kém trước những biến động của thị trường tiền tệ. Năm 2011, tổng tài sản bình quân sụt giảm 11,78% so với năm 2010 vì dư nợ tín dụng cuối năm 2011 giảm 38,75%; xét thêm một khía cạnh nữa là trong thu nhập do Ngân hàng tạo ra có một khoản thu nhập là lãi từ tiền gửi trong hệ thống chi nhánh chiếm 25,64% tổng thu nhập không phản ánh được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà chỉ thể hiện sự điều chuyển vốn trong chi nhánh, nếu loại bỏ khoản thu này ta có thể thấy thu nhập trong năm 2011 chỉ đạt 229.592 triệu đồng, suy ra chỉ số thu nhập trên tài sản bình quân trong năm là 23,55% thấp hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động cho vay, từ đó có thể thấy chỉ tiêu này trong năm 2011 chưa phản ánh được đúng bản chất hoạt động của Ngân hàng.

4.4.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro4.4.3.1 Hệ số thanh khoản 4.4.3.1 Hệ số thanh khoản

Bảng 17:CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA VAB CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Tài sản thanh khoản 23.883 47.148 26.164

2. Vay ngắn hạn - - -

3. Vốn huy động 521.552 665.332 584.534

4. Hệ số thanh khoản [(1-2)/3] (% ) 4,58 7,09 4,48

Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn vốn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Hệ số này cũng thể hiện sự đ ánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, khi hệ số này cao thì rủi ro trong thanh toán của Ngân hàng thấp nhưng lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy hệ số thanh khoản của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ tương đối thấp, điều này c ho thấy khả năng bù đắp rủi ro trước những biến cố bất ngờ về thanh khoản của Ngân hàng là không cao. Tuy nhiên, VAB Cần Thơ hoạt động dưới hình thức chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu thông qua mua bán vốn với Hội sở nên không cần trích lập dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà Nước, thêm vào đó, Ngân hàng cũng không thực hiện nghiệp vụ kinh doanh các loại chứng khoán ngắn hạn nên tài sản thanh khoản của Ngân hàng tương đối thấp.

Hệ số thanh khoản của Ngân hàng qua 3 năm biến động không theo một xu hướng cụ thể nào; năm 2009, hệ số này đạt 4,58% chủ yếu đến từ tiền mặt và lợi nhuận chưa phân phối của Ngân hàng; hệ số này cao nhất vào năm 2010, khi tất cả các khoản hình thành tài sản thanh khoản như tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà Nước … đều gia tăng so với năm 2009; tuy nhiên hệ số này vào năm 2011 lại sụt giảm còn 4,48% do lợi nhuận trong năm và tiền mặt đều giảm. Qua việc biến động thất thường của hệ số thanh khoản có thể thấy Ngân hàng chưa xây dựng một chiến lược quản trị cụ thể đối với nguồn tài sản này, biến động của tài sản thanh khoản chủ yếu là do quyết định chủ quan của nhà quản lý.

4.4.3.2 Hệ số rủi ro lãi suất

Hệ số nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm đều lớn hơn 1. Cụ thể, năm 2009 là 1,81 lần, năm 2010 giảm xuống còn 1,61 lần, năm 2011 chỉ số này giảm xuống còn 1,02 lần. Nhìn chung qua 3 năm gần đây, Ngân hàng luônở trong tình trạng nhạy cảm tài sản, tức là tài sản nhạy cảm lãi suất nhiều hơn nguồn vốn nhạy cảm. Khi lãi suất tăng, thì thu nhập lãi sẽ tăng cao hơn chi phí lãi và Ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất giảm vì lúc này thu nhập lãi sẽ giảm nhiều hơn chi phí lãi. Hệ số nhạy cảm lãi suất qua 3 năm gần đây có xu hướng giảm; năm 2010, hệ số nhạy cảm giảm là do tài sản nhạy cảm tăng 20,85% so với năm 2009 thấp hơn tốc độ gia tăng của nguồn vốn

nhạy cảm trong năm là 35,88%; năm 2011, do Ngân hàng thu hẹp hoạt động tín dụng trong thời gian cuối năm khiến tài sản nhạy cảm tiếp tục giảm 42,12% so với năm 2010. Trong tình hình kinh tế khó khăn, việc Ngân hàng chủ động cân đối lại tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm cho thấy ý thức của Ngân hàng trong việc kiềm chế rủi ro có thể gặp trong tương lai.

Bảng 18: BẢNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA VAB CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Tài sản nhạy cảm lãi suất 828.909 1.001.733 579.767

Tiền gửi tại NHNN & TCTD khác 9.804 15.865 571

Cho vay ngắn hạn 819.003 985.766 579.196

Chứng khoán ngắn hạn 102 102

2. Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất 457.181 621.207 570.628

Tiền gửi của TCTD khác 10 10 52

Tiền gửi thanh toán 49.965 30.684 16.658

Tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn 407.206 418.744 258.284 Huy động bằng chứng từ có giá 171.769 295.634

3. Hệ số nhạy cảm lãi suất (1/2)

(lần) 1,81 1,61 1,02

(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ)

4.4.3.4 Rủi ro vốn chủ sở hữu

Rủi ro vốn chủ sở hữu trong Ngân hàng thường được đánh giá bằng hệ số rủi ro vốn chủ sở hữu. Vì nó phản ánh khả năng bù đắp rủi ro cho các loại tài sản đầu tư bằng vốn chủ sở hữu là cao hay thấp. Theo thông tư số 19/2010/TT – NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động thì các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ nàyở mức tối thiểu là 9%. Tuy nhiên do VAB cần Thơ là ngân hàng chi nhánh, nên cũng giống như hệ số ROE đề tài không đủ số liệu để phân tích vì hoạt động của chi nhánh vẫn còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á

5.1 CÁC NGUYÊN NHÂNẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Nguyên nhân khách quan

 Bối cảnh kinh tế nhiều biến động trong những năm qua là nguyên nhân chính tác động đến kết quả kinh doanh của VAB Cần Thơ. Năm 2009, chính sách tiền tệ ổn định hơn rất nhiều so với năm 2008 tạo tiền đề cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ phát triển, bên cạnh đó, các gói hỗ trợ tín dụng của Chính Phủ trong năm 2009 đã tácđộng làm cho hoạt động ngân hàng hồ hởi hơn tạo đà tăng trưởng tín dụng trong năm 2010. Hoạt động của Ngân hàng năm 2010 được đánh giá là tốt nhất trong 3 năm phân tích khi lợi nhuận của VAB Cần Thơ đạt 21.921 triệu đồng là nhờ cơ chế điều hành tiền tệ trong năm được hoàn thiện hơn những năm trước đây khi 2 bộ luật quan trọng của ngành ngân hàng được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, năm 2011 lại là năm hoạt động đầy khó khăn của Ngân hàng, sức ép đến từ lãi suất, lạm phát và thắt chặt tín dụng đã hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất, thương mại phá sản, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán bị trì trệ t ừ đó tác động lớn đến hoạt động của VAB Cần Thơ thể hiện qua lợi nhuận âm của Ngân hàng trong năm 2011.

 Tình trạng căng thẳng lãi suất đã xuất hiện trên thị trường ngâ n hàng trong những năm gần đây và đang dần làm méo mó hệ thống ngân hàng, đỉnh điểm là vào tháng 5/2011 lãi suất bắt đầu leo thang, có thời điểm huy động thực tế VND lên tới 20%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn lên 16,5 – 20%/ năm, cho vay phi sản xuất từ 25 – 28% từ đó làm cho chi phí huy động của VAB cần Thơ liên tục gia tăng trong khi hoạt động tín dụng lại bị thu hẹp, tao sự mất cân xứng thu chi trong năm 2011.

 Lạm phát tăng cao từ cuối năm 2010 và sau nhiều nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân lạm phát được kiềm chế thành côngở mức 18,12%. Nguyên nhân gây ra lạm phátlà do giá nguyên nhiên liệu trong năm tăng quá cao, chi phí lương thực,

thực phẩm có thời điểm tăng gấp đôi và những đợt điều chỉnh học phí từ giữa tháng 9/2011. Hậu quả của việc lạm phát quá cao đãảnh hưởng đến lãi suất cho vay cũng như huy động, mục tiêu giảm lãi suất trong năm 2011 không thể thực hiện được, nguồn vốn tiền gửi VND trong hệ thống ngân hàng nói chung và VAB Cần Thơ nói riêng sụt giảm nghiêm trọng (tại chi nhánh Cần Thơ tiền gửi tiết kiệm trong năm 2011 giảm 20,3% so với năm 2010) vì người dân mất lòng tin vào đồng Việt Nam và chuyển sang đầu tư vàng, khiến giá vàng trong nước tăng mạnhtừ đó góp phần làm méo mó thị trường tài chính .

 Sự cạnh tranh đến từ các đối thủ cùng ngành, từ các tổ chức kinh tế và từ các đối thủ khác trên thị trường tài chính. Theo thống kê mớ i nhất của Ngân hàng Nhà nước thì tínhđến cuối năm 2010 trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 49 tổ chức tín dụng hoạt động với mạng lưới 216 địa điểm giao dịch. Sức ép đến từ các đối thủ này đã phần nào cuốn Ngân hàng vào làn sóng huy động vượt trần cho tới khi có biện pháp chấn chỉnh mạnh mẽ đến từ Ngân hàng Nhà nước. Điều này là điều tất yếu để Ngân hàng có thể tồn tại khi mà đồng vốn của người dân luôn hướng vào những ngân hàng có lãi suất huy động cao. Tình trạng xé rào này đã khiến chi phí huy động của Ngân hàng tăng trong khinguồn vốn huy động bị sụt giảm. Trong năm 2010, khi cuộc đua lãi suất chưa vào thời điểm căng thẳng nhất, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đủ mạnh để bù đắp chi phí thì lợi nhuận của Ngân hàng khá tốt. Nhưng khi lãi suất huy động leo thang, và hoạt động lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh có muôn hình muôn vẻ và hoạt động tín dụng yếu kém thì việc chi phí vượt qua thu nhập trong năm 2011 là điều tất yếu.

 Việc thay đổi chính sách của Chính Phủ cũng có tác động khá lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Thực hiện các gói hỗ trợ kinh tế trong năm 2009 để kích cầu kinh tế khiến doanh số thu nợ trong năm của VAB tương đối thấp, tuy nhiên tình trạng này đãđược khắc phục vào năm 2010 khi xu hướng của cả nước là hoàn thành tốt các kế hoạch đãđề ra cho nền kinh tế trong năm này để làm tiền đề xây dựng kế hoạch cho những năm tiếp theo. Nhìn chung với những nỗ lực phát triển kinh tế, bìnhổn thị trường vàng trong 2 năm 2009 và 2010 đã tácđộng khá tốt đến hoạt động của Ngân hàng. Trong năm 2011, một trong những điểm sáng của chính sách điều hành kinh tế là đợt điều chỉnh tỷ giá vào ngày 11/02/2011 của Ngân hàng Nhà Nước đã góp phần giảm tình trạng đôla hóa, tăng

niềm tin vào tiền đồng, c ải thiện thanh khoản ngoại tệ từ đó thúc đẩy xuất khẩu; tuy nhiên đợt điều chỉnh này đã làm cho tình trạng lạm phát gia tăng nhanh chóng vì nước ta vẫn là một n ước nhập siêu, tác động làm lãi xuất cho vay gia tăng và không có chiều hướng thuyên giảm, nguồn vốn huy động bị thu hẹp, khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị hạn chế, từ đó công tác cho vay của các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

 Thủ tục hành chính trong công tác thẩm định dự án, cấp giấy phép hoạt động hoặc sở hữu tài sản … còn khá rườm rà. Thêm vào đó, việc Ngân hàng thanh lý tài sản hoặc xử lý tài sản thế chấp hiện nay còn khá phức tạp, tạo tâm lý ỷ lại, làm giảm sút thiện chí trả nợ của người đi vay, vì vậy công tác thu nợ còn nhiều khó khăn.

5.1.2 Nguyên nhân chủ quan

 Sản phẩm dịch vụ hiện nay của Ngân hàng Việt Á khá đa dạng, hiện đại và phong phú, tuy nhiên do triển khai các loại sản phẩm này tương đối chậm hơn các đối thủ khác và mạng lưới thanh toán, hệ thống máy ATM, kết nối máy POS tại địa bàn Cần Thơ còn khá hạn chế nên thu nhập của VAB Cần Thơ chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Do đó, khi tình hình tín dụng của Ngân hàng trong năm 2011 gặp biến động thì thu nhập từ dịch vụ không thể bù đắp được các khoản chi phí phát sinh.

 Việc quản lý chi phí của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả bao gồm chi phí lãi và chi phí hoạt động. Sức ép đến từ các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn và từ các thị trường tiềm năng khác đã khiến chi phí lãi gia tăng đáng kể. Do trong năm có 5 phòng giao dịch không được tiến hành cho vay nên Chi nhánh phát sinh thêm một khoản lãi đáng kể để sử dụng nguồn vốn mà các phòng này huy động được. Thêm vào đó, giá vàng biến động thất thường khiến hoạt động kinh doanh vàng của ngân hàng phát sinh chi phí cao hơn thu nhập làm cho tổng chi phí dịch vụ trong năm 2011 cao hơn những năm trước và cao hơn thu từ dịch vụ trong năm. Việc khai trương thêm 2 phòng giao dịch mới đã làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng nhiều so với các năm trước, góp phần đáng kể làm cho chi phí vượt qua thu nhập.

 Tuy mạng lưới giao dịch của VAB Cần Thơ trong những năm qua đã được mở rộng đáng kể nhưng do chỉ tập trung tại trung tâm thành phố Cần thơ

nên Ngân hàng đã bỏ ngõ một lượng lớn khách hàng tín dụng tại các khu công nghiệp lớn và các vùng sản xuất nông sản chủ đạo của Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Dư nợ tín dụng và doanh số cho vay của Ngân hàng chỉ tập trung vào loại hình thương mại dịch vụ là chủ yếu. Việc chỉ tập trung vào một đối tượng đang khiến Ngân hàng đối mặt với một lượng lớn nợ xấu trong tình hình lạm phát diễn biến phức tạp và nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

 Cơ chế quản lý nhân sự và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng còn nhiều lỗ hổng, chưa có sự phân định trách nhiệm một cách rõ ràng khiến nhiều cán bộ tín dụng lợi dụng chức vụ làm sai quy định, gây thiệt hại cho Ngân hàng trong những năm gần đây, từ đó làmảnh hưởng đến thương hiệu mà VAB Cần Thơ đã

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)