6. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
4.3.2.2 Chi phí ngoài lãi
Dựa vào bảng 12, có thể thấy chi phí ngoài lãi có xu hướng tăng qua 3 năm phân tích; năm 2009, chí phí ngoài lãi chiếm 39,05% tổng chi phí, nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm qua 3 năm vì chi phí trả lãi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn chi phí ngoài lãi; năm 2010, chi phí ngoài lãi gia tăng 25,23% tương đương 11.986 triệu đồng; năm 2011, chi phí này tiếp tục tăng 39,84% do tỷ lệ lạm phát trong năm 2011 tăng cao khiến chi phí hoạt động của ngân hàng tăng đáng kể
- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi ngoài lãi là chi phí thoái thu tín dụng. Năm 2009, chi phí thoái thu của Ngân hàng là 31.062 triệu đồng chiếm 25,53% tổng chi phí; sang năm 2010, chi phí này tăng 13,46% tương đương 4.181 triệu đồng; năm 2011, tốc độ tăng trưởng của chi phí này là 24,955 cao hơn mức tăng của năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí thoái thu là nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả trong thời gian qua khiến lãi chồng lãi , có thể thấy rõ qua phần phân tích nợ xấu của Ngân hàng.
- Chi phí khác về huy động vốn bắt đầu phát sinh vào năm 2010 và có sự tăng trưởng đáng kể 249% vào năm 2011. Lý giải cho khoản chi này là tình hình
huy động ngày càng khó khăn, Ngân hàng bắt đầu xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt như tăng quà vào các dịp kỷ niệm, lễ tết, khuyến mãi các gói dịch vụ tư vấn …
- Chi dự phòng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí. Nhìn chung khoản chi này tăng giảm tùy vào mức độ đánh giá của nhân viên tín dụng; năm 2009 là năm nền kinh tế mới phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong năm không cao nhưng theo khả năng trả nợ của khách hàng kém dẫn đến chi dự phòng trong năm đạt 4.526 triệu đồng là mức cao nhất trong 3 năm phân tích; năm 2010, dưới tác dụng của những gói kích cầu kinh tế, tình hình trả nợ được đánh giá khả quan hơn, chi dự phòng trong năm giảm 34,78% so với năm 2009; sang năm 2011, do khó khăn từ nền kinh tế và những rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh khiến chi dự phòng lại tăng hơn 46% tương đương 1.368 triệu đồng.
- Chi hoạt động khác gồm chi phí lương cho nhân viên, chi điện nước, thuê tài sản… Qua 3 năm chi phí này tăng đáng kể; năm 2011 đạt mức 25.261 triệu đồng chiếm gần 8% tổng chi phí năm 2011, nguyên nhân là do tình hình lạm phát trong những năm gần đây diễn biến ngày càng xấu.
Chi phí hoạt động dịch vụ
Như đã trình bày khi phân tích thu nhập từ dịch vụ thì hoạt động dịch vụ không phải là hoạt động chính của Ngân hàng, nhưng đây là mảng hoạt động không thể thiếu vì nó hình thành một Ngân hàng hoạt động với đầy đủ chức năng. Theo dõi bảng số liệu14để thấy tình hình cụ thể của chi phí dịch vụ:
- Chi phí của dịch vụ thanh toán giảm qua 3 năm phân tích; năm 2009 chi cho dịch vụ thanh toán là 112 triệu đồng, giảm 19,64% vào năm 2010 và tiếp tục giảm 13,33 % vào năm 2011. Nguyên nhân là số thẻ phát hành qua 3 năm tại Chi nhánh Cần Thơ không tăng trong 3 năm qua, các hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tại Ngân hàng cũng không nhiều. Bên cạnh dịch vụ thanh toán, hoạt động ngân quỹ cũng phát sinh chi phí không cao và tương đối đều qua các năm, chi phí trong dịch vụ ngân quỹ chủ yếu là chi phí bao bì và kiểm đếm vàng.
Bảng 14: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
2010/2009 2011/2010
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %
1. Dịch vụ thanh toán 112 32,18 90 2,04 78 0,81 (22) (19,64) (12) (13,33)
2. Dịch vụ ngân quỹ 51 14,66 25 0,57 12 0,13 (26) (50,98) (13) (52)
3. Kinh doanh ngoại tệ 0,00 345 7,82 2.951 30,82 345 2.606 755,36
4. Kinh doanh vàng 185 53,16 3.952 89,57 6.534 68,24 3.767 2.036,22 2.582 65,33
Tổng chi phí từ dịch vụ 348 100 4.412 100 9.575 100 4.064 1.167,82 5.163 117,02
Đơn vị tính: triệu đồng
-Đáng lưuý nhất là chi phí liên quan đến kinh doanh ngoại tệ và vàng. Với cam kết mua lại vàng của khách hàng gửi vàng tại Ngân hàng Việt Á với giá cao hơn giá thị trường khiến chi phí kinh doanh vàng trong năm 2010 và 2011 tăng lần lượt là 3.767 triệu đồng và 2.582 triệu đồng. Bên cạnh đó khi tỷ giá được điều chỉnh tăng cao trong năm 2011 nên chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng tăng 2.606 triệu đồng so với năm 2010.