6. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
4.3.2 Phân tích chi phí
Chi phí trả lãi của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí, và có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2009, chi phí trả lãi của VAB Cần Thơ là 74.143 triệu đồng chiếm 60,95% tổng chi phí; năm 2010, khoản chi phí này tăng 32,02 % do lãi suất huy động trong năm 2010 tăng so với năm 2009, thêm vào đó tình hình huyđộng trong năm của Ngân hàng khá tốt tăng 27,57%; năm 2011, tuy vốn huy động của Ngân hàng giảm hơn 12% nhưng do lãi suất thực huy động trên thị trường có thời điểm đạt 18%/năm, lãi suất huy động vàng hơn 3% /năm khiến chi phí lãi tăng 140,38% so với năm 2010. Tình hình các khoản chi phí biến động qua các năm được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
- Chi phí trả lãi tiền gửi tăng qua 3 năm; năm 2009 chi phí tiền gửi đạt 34.060 triệu đồng chiếm 28% tổng chi phí; năm 2010, chi phí tiền gửi tăng 44,13% do chi phí trả lãi tiết kiệm tăng 44,81% và phát sinh một khoản lãi phải trả cho chứng chỉ tiền gửi vì Ngân hàng bắt đầu chuyển đổi từ hoạt động vàng tiết kiệm sang phát hành chứng chỉ vàng; năm 2011, chi phí trả lãi tiền gửi tăng 27,29% do lãi suất huy động vàng và đồng Việt Nam đều tăng khiến chi phí trả lãi tiết kiệm tăng 19,84% và chi phí trả lãi chứng chỉ tăng 3.699 triệu đồng. Nhìn chung chi phí trả lãi tiền gửi của Ngân hàng trong 3 năm qua chịu ảnh hưởng từ tình hình biến động lãi suất huy động.
Đơn vị tính: triệu đồng
Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
2010/2009 2011/2010
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % I. Chi phí lãi suất 74.143 60,95 97.880 62,20 235.286 73,88 23.737 32,02 137.406 140,38 1. Chi phí lãi tiền gửi 34.060 28,00 49.092 31,20 62.487 19,62 15.032 44,13 13.395 27,29
Trả lãi tiền gửi thanh toán & tiết kiệm 33.763 27,75 48.891 31,07 58.590 18,40 15.128 44,81 9.699 19,84
Trả lãi tiền gửi không kỳ hạn của TCTD # 2 0,00 2 0,00 3 0,00 - - 1 50,00
Trả lãi chứng chỉ tiền gửi - 195 0,12 3.894 1,22 195 3.699 1.896,92
2. Chi phí trả lãi tiền vay 40.083 32,95 48.788 31,00 172.799 54,26 8.705 21,72 124.011 254,18
Trả lãi trong hệ thống VAB - Hội sở 40.083 32,95 48.788 31,00 93.635 29,40 8.705 21,72 44.847 91,92
Trả lãi trong hệ thống chi nhánh - - 79.164 24,86 - 79.164
3. Chi phí lãi khác 295 0,24 4 0,00 - - (291) (98,64) (4) (100)
Trả lãi trong giao dịch đầu tư vàng 295 0,24 4 0,00 - - (291) (98,64) (4) (100)
II. Chi phí ngoài lãi 47.504 39,05 59.490 37,80 83.193 26,12 11.986 25,23 23.703 39,84
Chi phí khác (về huy động vốn) - 497 0,32 1.739 0,55 497 1.242 249,90
Chi phí khác (thoái thu tín dụng) 31.062 25,53 35.243 22,39 44.037 13,83 4.181 13,46 8.794 24,95
Dự phòng rủi ro 4.526 3,72 2.952 1,88 4.320 1,36 (1.574) (34,78) 1.368 46,34
Chi phí cho dịch vụ 348 0,29 4.412 2,80 9.575 3,01 4.064 1.167,82 5.163 117,02
Chi phí hoạt động khác 11.568 9,51 16.883 10,73 25.261 7,93 5.315 45,95 8.378 49,62
III. Tổng chi phí 121.647 100 157.370 100 318.479 100 35.723 29,37 161.109 102,38
- Chi phí trả lãi tiền vay chủ yếu trả lãi cho các khoản vốn nhận từ hội sở. Năm 2009, số dư vốn điều chuyển cuối năm đạt 489.832 triệu đồng chi phí trong năm cho nguồn vốn này là 40.083 triệu đồng; sang năm 2010, tuy có sự sụt giảm trong vốn điều chuyển nhưng số lãi phải trả cho nguồn vốn này tăng 8.705 triệu đồng tương đương 21,72% chủ yếu là do lãi suất huy động năm 2010 cao hơn năm 2009; năm 2011, nguồn vốn điều chuyển theo ghi nhận cuối năm giảm 336.239 triệu đồng nhưng chi phí vốn điều chuyển vẫn tăng 96,02% do lãi suất huy động tiếp tục tăng cao hơn và nhu cầu cho vay của Ngân hàng chỉ bắt đầu giảm vào thời gian cuối năm nên tỷ trọng của khoản chi phí này vẫn cao. Đáng lưuý nhất là khoản chi phí do điều chuyển vốn trong Chi nhánh lên tới 79.164 triệu đồng, như đã trình bày trong phần thu nhập từ lãi tiền gửi ở trên, đây là chi phí mà 2 phòng giao dịch Cái Răng và Thới Long phải chi trả cho việc sử dụng vốn huy động của 5 phòng giao dịch còn lại.
- Chi phí lãi cho các hoạt động giao dịch và đầu tư vàng chủ yếu phát sinh trong 2 năm 2009 và 2010 là do đến cuối tháng 3 năm 2010 thì sàn vàng tại Chi nhành Cần Thơ cũng như trong toàn hệ thống bắt đầu ngưng hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy khoản chi phí này không phát sinh trong năm 2011.
Lãi suất bình quânđầu vào
Qua phân tích chi phí trả lãiở trên, có thể thấy đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó là yếu tố quyết định để hoạch định lãi suất cho vay. Lãi suất bình quânđầu vào của VAB Cần Thơ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13: CHI PHÍ BÌNH QUÂNĐẦU VÀO CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á
CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Vốn huy động 521.552 665.332 584.534
2. Vốn điều chuyển 489.832 479.550 143.311
3. Tổng vốn chịu lãi 1.011.384 1.144.882 727.845 4. Tổng vốn chịu lãi bình quân 1.011.384 1.078.133 936.364
4. Tổng chi phí trả lãi 74.143 97.880 156.122
Lãi suất bình quânđầu vào (%) 7,331 9,079 16,673
Cũng như lãi suất đầu ra, qua 3 năm bình quân lãi suất đầu vào cũng gia tăng đáng kể; năm 2009, lãi suất bình quân cho tất cả các nguồn vốn huy động được của VAB Cần Thơ là 7,331%, nhìn chung tình hình huyđộng năm 2009 cũng không mấy khả quan nhưng do Ngân hàng Việt Á có thế mạnh về huy động vàng nên khi quy đổi ra đồng Việt Nam lãi suất đầu vào của Ngân hàng tương đối thấp; năm 2010, nguồn vốn chịu lãi bình quân cũng gần tương đương so với năm 2009, nhưng do chi phí huy động vốn trong năm cao hơn nên lãi suất bình quân đầu ra có sự gia tăng đáng kể đạt 9,079%; sang năm 2011, tình hình hu y động vốn gặp nhiều khó khăn hơn, lãi suất huy động tăng nhanh, khiến lãi suất bình quânđầu vào của Ngân hàng khá cao đạt mức 16,673% cao hơn trần lãi suất 14% của Ngân hàng Nhà Nước đề ra, giải thích cho điều này là Ngân hàng vẫn phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở trong hoạt động của mình. Nhìn chung, tình hình kinh tế khó khăn đã góp phần làm cho chi phí đầu vào của Ngân hàng càng ngày càng tăng, Ngân hàng cần tự chủ hơn trong việc huy động vốn, tiếp tục xây dựng những gói huy động thiết thực hơn để tiếp cận với những nguồn vốn rẻ góp phần làm giảm lãi suất đầu vào.
4.3.2.2 Chi phí ngoài lãi
Dựa vào bảng 12, có thể thấy chi phí ngoài lãi có xu hướng tăng qua 3 năm phân tích; năm 2009, chí phí ngoài lãi chiếm 39,05% tổng chi phí, nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm qua 3 năm vì chi phí trả lãi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn chi phí ngoài lãi; năm 2010, chi phí ngoài lãi gia tăng 25,23% tương đương 11.986 triệu đồng; năm 2011, chi phí này tiếp tục tăng 39,84% do tỷ lệ lạm phát trong năm 2011 tăng cao khiến chi phí hoạt động của ngân hàng tăng đáng kể
- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi ngoài lãi là chi phí thoái thu tín dụng. Năm 2009, chi phí thoái thu của Ngân hàng là 31.062 triệu đồng chiếm 25,53% tổng chi phí; sang năm 2010, chi phí này tăng 13,46% tương đương 4.181 triệu đồng; năm 2011, tốc độ tăng trưởng của chi phí này là 24,955 cao hơn mức tăng của năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí thoái thu là nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả trong thời gian qua khiến lãi chồng lãi , có thể thấy rõ qua phần phân tích nợ xấu của Ngân hàng.
- Chi phí khác về huy động vốn bắt đầu phát sinh vào năm 2010 và có sự tăng trưởng đáng kể 249% vào năm 2011. Lý giải cho khoản chi này là tình hình
huy động ngày càng khó khăn, Ngân hàng bắt đầu xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt như tăng quà vào các dịp kỷ niệm, lễ tết, khuyến mãi các gói dịch vụ tư vấn …
- Chi dự phòng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí. Nhìn chung khoản chi này tăng giảm tùy vào mức độ đánh giá của nhân viên tín dụng; năm 2009 là năm nền kinh tế mới phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong năm không cao nhưng theo khả năng trả nợ của khách hàng kém dẫn đến chi dự phòng trong năm đạt 4.526 triệu đồng là mức cao nhất trong 3 năm phân tích; năm 2010, dưới tác dụng của những gói kích cầu kinh tế, tình hình trả nợ được đánh giá khả quan hơn, chi dự phòng trong năm giảm 34,78% so với năm 2009; sang năm 2011, do khó khăn từ nền kinh tế và những rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh khiến chi dự phòng lại tăng hơn 46% tương đương 1.368 triệu đồng.
- Chi hoạt động khác gồm chi phí lương cho nhân viên, chi điện nước, thuê tài sản… Qua 3 năm chi phí này tăng đáng kể; năm 2011 đạt mức 25.261 triệu đồng chiếm gần 8% tổng chi phí năm 2011, nguyên nhân là do tình hình lạm phát trong những năm gần đây diễn biến ngày càng xấu.
Chi phí hoạt động dịch vụ
Như đã trình bày khi phân tích thu nhập từ dịch vụ thì hoạt động dịch vụ không phải là hoạt động chính của Ngân hàng, nhưng đây là mảng hoạt động không thể thiếu vì nó hình thành một Ngân hàng hoạt động với đầy đủ chức năng. Theo dõi bảng số liệu14để thấy tình hình cụ thể của chi phí dịch vụ:
- Chi phí của dịch vụ thanh toán giảm qua 3 năm phân tích; năm 2009 chi cho dịch vụ thanh toán là 112 triệu đồng, giảm 19,64% vào năm 2010 và tiếp tục giảm 13,33 % vào năm 2011. Nguyên nhân là số thẻ phát hành qua 3 năm tại Chi nhánh Cần Thơ không tăng trong 3 năm qua, các hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tại Ngân hàng cũng không nhiều. Bên cạnh dịch vụ thanh toán, hoạt động ngân quỹ cũng phát sinh chi phí không cao và tương đối đều qua các năm, chi phí trong dịch vụ ngân quỹ chủ yếu là chi phí bao bì và kiểm đếm vàng.
Bảng 14: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
2010/2009 2011/2010
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %
1. Dịch vụ thanh toán 112 32,18 90 2,04 78 0,81 (22) (19,64) (12) (13,33)
2. Dịch vụ ngân quỹ 51 14,66 25 0,57 12 0,13 (26) (50,98) (13) (52)
3. Kinh doanh ngoại tệ 0,00 345 7,82 2.951 30,82 345 2.606 755,36
4. Kinh doanh vàng 185 53,16 3.952 89,57 6.534 68,24 3.767 2.036,22 2.582 65,33
Tổng chi phí từ dịch vụ 348 100 4.412 100 9.575 100 4.064 1.167,82 5.163 117,02
Đơn vị tính: triệu đồng
-Đáng lưuý nhất là chi phí liên quan đến kinh doanh ngoại tệ và vàng. Với cam kết mua lại vàng của khách hàng gửi vàng tại Ngân hàng Việt Á với giá cao hơn giá thị trường khiến chi phí kinh doanh vàng trong năm 2010 và 2011 tăng lần lượt là 3.767 triệu đồng và 2.582 triệu đồng. Bên cạnh đó khi tỷ giá được điều chỉnh tăng cao trong năm 2011 nên chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng tăng 2.606 triệu đồng so với năm 2010.
4.3.3 Phân tích lợi nhuận
Khi phân tích hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào thì lợi nhuận là một trong những biểu hiện cụ thể nhất cho biết doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không. Ngân hàng thương mại cũng không ngoại lệ, vì tối đa hóa lợi nhuận cũng là mục tiêu mà các ngân hàng hướ ng đến. Dựa vào bảng số liệu 01 có thể thấy tình hình lợi nhuận của VAB Cần Thơ có nhiều biến động qua 3 năm phân tích. Năm 2009, lợi nhuận Ngân hàng đạt được là 19.028 triệu đồng, tăng 2.263 triệu đồng vào năm 2010 tương đương tốc độ tăng trưởng là 11,9%; tuy nhiên lợi nhuận của Ngân hàng đạt giá trị âm vào năm 2011, giảm 145,7% so với năm 2010. Sau đây đề tài sẽ sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của VAB Cần Thơ qua các năm:
Áp dụng phương pháp số chênh lệch (dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn) khi phân tích lợi nhuận, ta có công thức sau:
Ln = Qn × (Pn–Zn–Cn)
Với : Ln: Lợi nhuận trước thuế [ n = (09;10;11) tức năm 2009, 2010 và 2011] Qn: Dư nợ bình quân
Pn: Lãi suất đầu ra bình quân Zn: Lãi suất đầu vào bình quân
Cn: Chi phí hoạt động bình quân (chi phí ngoài chi phí lãi) Cn = (Chi phí ngoài lãi / dư nợ bình quân)*100%
Dựa vào các bảng số liệu 08, 10, 12, 13 ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 15: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA VAB CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)
Năm Các nhân tố ảnh hưởng Q (Triệu đồng) P (%) Z (%) C(%) L (Triệu đồng) 2009 827.986 13,6350 7,3310 4,0059 19.028 2010 1.052.874 16,0390 9,0790 4,9378 21.291 2011 894.482 24,5070 16,6730 8,9210 (9.723)
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ)
Căn cứ nguồn thông tin thu thập tại Ngânhàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ, lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởn g đến lợi nhuận qua từng năm, ta thu được kết quả nhưsau:
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2010/2009
+ Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:
- Dư nợ bình quân: 5.168 triệu đồng
- Lãiđầu ra: 25.311 triệu đồng
+ Các nhân tố làm giảm lợi nhuận:
- Lãiđầu vào: 18.404 triệu đồng
- Chi phí hoạt động: 9.812 triệu đồng
2.263 triệu đồng
(5.168+25.311) – (18.404+9.812) = 2.263 (triệu đồng) = Đối tượng phân tích (Lợi nhuận).
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2011/2010
+ Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:
- Lãiđầu ra: 75.745 triệu đồng
+ Các nhân tố làm giảm lợi nhuận:
- Dư nợ bình quân: 3.203 triệu đồng
- Lãiđầu vào: 67.927 triệu đồng
- Chi phí hoạt động: 35.629 triệu đồng
-31.014 triệu đồng
75.745 - (3.203 + 67.927 + 35.629) = -31.014 (triệu đồng) = Đối tượng phân tích (Lợi nhuận).
Nhận xét
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy lợi nhuận của VAB Cần Thơ biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm cụ thể mà tăng vào năm 2010 và giảm vào năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ giảm của lợi nhuận năm 2011cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2010. Năm 2010 là năm Ngân hàng đạt lợi nhuận cao nhất là 21.291 triệu đồng tăng 11,9% so với năm 2009 điều này cho thấy Ngân hàng hoạt động khá hiệu quả trong thời gian này.
-Dư nợ tín dụng bình quân năm 2010 đã góp phần làm tăng lợi nhuận trong năm 2010. Tuy nhiên, do dư nợ tín dụng năm 2011 giảm 158.392 triệu đồng so với năm 2010 khiến lợi nhuận trong năm 2011 sụt giảm 3.203 triệu đồng. Hoạt động trong tinh thần thắt chặt tín dụng cộng thêm rủi ro hoạt động mà Ngân hàng gặp phải trong năm đã tácđộng làm dư nợ bình quân của Ngân hàng sụt giảm từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
- Lãi suất bình quânđầu ra là yếu tố luôn tăng trong 3 năm phân tích, từ đó góp phần đáng kể vào sự gia tăng của lợi nhuận Ngân hàng. Lãi suất bình quân đầu ra trong năm 2010 đạt 16,039% tăng 2,404% so với năm 2009 ; năm 2011, tiếp tục tăng 8,468% tương đương với tốc độ tăng trưởng là 52,79%. Nguyên nhân lãi suất đầu ra trong 2 năm gần đây tăng liên tục là do sức ép từ lãi suất huy động và lạm phát ngày càng tăng, thêm vào đó vòng quay vốn tín dụng tăng cao