Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 30)

6. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu

2.1.5 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.1.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

- Chỉ số 1: ROA

Chỉ số ROA cho nhà quản trị ngân hàng thấy được khả năng tạo ra thu nhập từ việc đầu tư của ngân hàng thương mại. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tư. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, ngân hàng có sự đầu tư linh hoạt vào các nghiệp vụ kinh doanh trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn, nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ phân tích để thấy được nguyên nhân của sự thành công hoặc thất b ại trong kinh doanh ngân hàng [2, tr.151].

- Chỉ số 2: ROE

ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này cho thấy lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư vốn của mình. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn. Việc huy động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng [2, tr.151].

- Chỉ số 3: ROS

Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng [2, tr.152].

- Chỉ số 4: Tỷ lệ lãi ròng

Tỷ lệ lãi ròng cho biết tất cả tài sản sinh lời của ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho ngân hàng. Nó phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, do đó tỷ số này càng cao càng tốt [4, tr.81].

Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản (%)

Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu (%)

Trong đó:

+ Thu nhập lãi ròng = Thu nhập lãi suất –Chi phí lãi suất

+ Tài sản có sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền mặt + Tiền dự trữ + Tài sản cố định và thiết bị)

- Chỉ số 5: Chênh lệch lãi suất

Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất đo lường chênh lệch giữa khả năng thu lãi và khả năng chi trả lãi [4, tr.81]. Chỉ số này đánh giá hiệu quả hoạt đ ộng trung gian của ngân hàng trong quá trình huyđộng và cho vay, đồng thời nó cũng thể hiện cường độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng.

2.1.5.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngânhàng hàng

- Chỉ số 1

Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai [2, tr.152].

- Chỉ số 2

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại [2, tr.152].

2.1.5.4 Các chỉ tiêuđo lường rủi roa) Hệ số thanh khoản a) Hệ số thanh khoản

Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Vốn cho vay là một nhu cầu về thanh khoản và nguồn vốn huy động được có thể là nguồn vốn quan trọng cho thanh khoản, mối quan hệ này cho thấy rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Tổng chi phí/ Tổng thu nhập (%)

Tổng thu nhập / Tổng tài sản (%)

Tỷ lệ lãi ròng = (Thu nhập lãi ròng / Tài sản có sinh lời bình quân) ×100%

Sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, sự tồn tại đó được chứng minh qua quan sát rằng một sự thay đổi từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn sang chứng khoán dài hạn hoặc cho vay thì tăng lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng tăng rủi ro thanh khoản của nó. Vì vậy, hệ số thanh khoản càng cao của ngân hàng sẽ cho thấy rủi ro thấp và lợi nhuận cũng sẽ giảm.

Trong đó: tài sản thanh khoản bao gồm: Tiền mặt tại quỹ; tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; các chứng khoán ngắn hạn … [3, tr.27].

b) Hệ số rủi ro lãi suất

Rủiro lãi suất của ngân hàng có liên quanđến sự thay đổi trong thu nhập tài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất. Để đo lường rủi ro này ta so sánh giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất với nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất. Tỷ số này phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận và nó có thể dự đoán xu hướng của thu nhập khi lãi suất trên thị trường thay đổi. Nếu một ngân hàng có tỷ số này lớn hơn 1 thì thu nhập của ngân hàng sẽ giảm đi nếu lãi suất giảm và thu nhập của ngân hàng cao hơn nếu lãi suất tăng và ngược lại.

Trong đó: + Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm: cho vay ngắn hạn; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước…

+ Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm: tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác; tiền gửi ngắn hạn của cá nhân, tổ chức kinh tế… [3, tr.29].

c) Hệ số vốn chủ sở hữu

Rủi ro vốn chủ sở hữu hay còn gọi là rủi ro vốn của ngân hàng cho thấy bao nhiêu giá trị tài sản có thể giảm trước khi vị trí của những người kí thác và các chủ nợ bị đặt vào thế nguy hiểm, có nghĩa là vốn chủ sở hữu của ngân hàng không đủ bù đắp cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng khi gặp rủi ro trong hoạt động.

Rủi ro vốn có liên quan với hệ số vốn chủ sở hữu và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Khi ngân hàng chọn rủi ro vốn cao hơn, hệ số vốn và

Hệ số thanh khoản = [(Tài sản thanh khoản –Vay ngắn hạn) / Vốn huy động] × 100%

ROE cao hơn. Ngược lại, khi ngân hàng chọn làm giảm rủi ro vốn, hệ số vốn chủ sở hữu và ROE thấp hơn. Tóm lại, rủi ro vốn càng cao thì ROE càng cao [3, tr.29].

Tại Việt Nam hệ số vốn chủ tối thiểu được quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN là 9%, cao hơn 8% theo quy định quốc tế của tiêu chuẩn Basel II.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ CHO TỪNG MỤC TIÊUCỤ THỂ CỤ THỂ

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Thông tin sơ cấp được cung cấp bởi cán bộ, công nhân viên của ngân hàng trong quá trình thực tập.

Số liệu: đề tài chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp do Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ cung cấp như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009 –2011.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu được sử dụng để cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân tích, từ đó làm rõ 4 mục tiêu cụ thể nêu trên.

2.2.2 Mục tiêu 1 và 2:Phương pháp xử lý số liệu, thông tin

- Tính toán các chỉ tiêu, hệ số, tỷ trọng. - Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.

- Vẽ biểu đồ, sơ đồ, bảng để minh họa và thống kê số liệu.

Tác dụng: phương pháp xử lý số liệu, thông tin giúp người phân tích sắp xếp thông tin một cách khoa học và thông qua hình ảnh, tính chất của đồ thị để thấy được mối quan hệ, mức độ biến động của các chỉ tiêu cần phân tích. Từ đó, giúp người đọc dễ dàng nắm được n ội dungvà làm rõ hai mục tiêu phân tích đầu tiên.

2.2.3 Mục tiêu 3 và 4:Phương pháp phân tích số liệu2.2.3.1 Phương pháp so sánh 2.2.3.1 Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả. Sử dụng phương pháp so sánh để lý luận tìm ra nguyên nhân

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ở mục tiêu 3 và đề ra biện pháp khắc phục để thực hiện mục tiêu 4.

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

0 1 y y y   Trong đó:

oy0 là chỉ tiêu năm trước oy1 là chỉ tiêu năm sau

oy là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm trước với số liệu năm tính của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

% 100 0 0 1    y y y y Trong đó:

oy0 là chỉ tiêu năm trước oy1 là chỉ tiêu năm sau

oy là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu qua các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh theo chiều dọc: là phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo thời gian nhằm thấy được sự biến động tăng giảm giữa năm nay với năm khác. Từ đó tìm ra nguyên nhân của sự biến động.

2.2.3.2 Phương phápthay thếliên hoàn

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để lý luận tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để hỗ trợ tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong mục tiêu 3.

+ Định nghĩa: phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích.

+ Cách thực hiện: quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau:

- Bước 1: xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với với kỳ gốc

Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0là chỉ tiêu kỳ gốc

Đối tượng phân tích được xác định là: QQ1Q0

- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định (nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau).

Giả sử có 3nhân tố a, b,c có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng, tuần tự đến nhân tố c phản ánh về chất.

Kỳ phân tích: Q1= a1 × b1 × c1 Kỳ gốc: Q0= a0 × b0× c0

-Bước 3: lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2

Thế lần 1: a1 × b0× c0 Thế lần 2: a1 × b1× c0 Thế lần 3: a1 × b1× c1

-Bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi. Các lần thay thế hình thành mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích Q.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a = a1× b0× c0- a0× b0× c0 Ảnh hưởng bởi nhân tố b: b = a1× b1× c0- a1× b0× c0 Ảnh hưởng bởi nhân tố c: c = a1× b1× c1- a1× b1× c0 Tổng hợp nhân tố: a + b + c = a1× b1× c1- a0× b0× c0

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Asia Commercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt: VAB

Địa chỉ: 119 - 121 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM

Số điện thoại: (84-8) 38 292 497 Fax: (84-8) 38 230 336

Email:vietabank@vietabank.com.vn SWIFT BIC : VNACVNVX. Website:www.vietabank.com.vnTELEX : 811554.VietABank.VT. Logo:

Giấy phép hoạt động: Số 440/2003/QĐ do Thống đốc NHNN cấp ngày 09/05/2003.

Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103001665 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp đăng ký lần đầu ngày 19/06/2003.

Ngân hàng TMCP Việt Á được thánh lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm tên thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam là Công ty tài chính Cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông Thôn Đà Nẵng.

Ngành nghề kinh doanh:

- Huyđộng vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triểncủa các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn liên doanh theo luật định;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế;

- Nhận ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ từ cá nhân, tổ chức nước ngoài; - Mua bán hoặc làm đại lý mua bán các loại chứng khoán bằng ngoại tệ; - Bảo lãnh các khoản vay trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ;

- Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; - Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;

- Cungứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

Là một ngân hàng trẻ vững mạnh từ những lợi thế về vàng, ngân hàng TMCP Việt Á luôn phát huy thế mạnh và tạo ra những giá trị riêng cho khách hàng. Với uy tín thương hiệu “Ngân hàng vàng của bạn”, VietAbank đã tìm được chỗ đứng của mình bằng những dịch vụ tối ưu nhất. Bằng chứng là Ngày 03/03/2012, Ngân hàng TMCP Việt Á vinh dự được trao tặng giải thưởng “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam” do Cục xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương, Ban biên tập và độc giả của Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn và trao tặng tại Nhà hát lớn Hà Nội . Đây là lần thứ 6 VietABank nhận giải thưởng cao quý này, khẳng định một quá trình phát triển không ngừng của Ngân hàng .

3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHINHÁNH CẦN THƠ NHÁNH CẦN THƠ

3.2.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Cần Thơ (VAB Cần Thơ) được thành lập theo quyết định số 122/NHNN-CNH ngày 27/10/2004 và chính thức hoạt động vào ngày 12/01/2005 tại địa chỉ số95 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TPCần Thơ. Ngày 17/12/2008, Ngân hàng thay đổi địa chỉ

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)