PHÂN TÍCH THU NHẬP – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 74)

6. Kết luận (Cần ghi rõ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu

4.3 PHÂN TÍCH THU NHẬP – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN

4.3.1 Phân tích thu nhập

4.3.1.1 Thu nhập từ lãi

Nhìn vào bảng số liệu bên dưới, có thể thấy thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng trên 95% tổng thu nhập qua 3 năm, từ đó có thể thấy thu nhập của Ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động liên quan đến lãi suất. Năm 2009, thu nhập từ lãi của VAB Cần Thơ đạt 136.721 triệu đồng chiếm 97,15% tổng thu nhập. Năm 2010, khoản thu này tăng 24,7% tương đương 33.776 triệu đồng so với năm 2009, nguyên nhân của sự gia tăng trong thu nhập là do lãi từ hoạt động tín dụng tăng 23,63% là mức đóng góp cao nhất vào sự gia tăng của thu nhập từ lãi. Năm 2011, thu nhập từ lãi của Ngân hàng tiếp tục tăng 75,61 % trong khi doanh số cho vay và dư nợ tín dụng giảm, tình hình cụ thể như sau:

- Thu nhập từ lãi cho vay: như đã trình bàyở trên hoạt động tín dụn g vẫn là nguồn thu nhập chính của VAB Cần Thơ nên t rong 3 năm phân tích hoạt động cho vay thương mại có mức đóng góp nhiều nhất trong tổng thu từ lãi, mức đóng góp lần lượt qua 3 năm là 96,73%, 94,15% và 69,20%. Năm 2009, thu nhập từ tín dụng thương mại đạt 136.080 triệu đồng; năm 2010 do có sự gia tăng trong thu nhập ngoài lãi nên tỷ trọng thu nhập do tín dụng có sự sụt giảm trong tổng thu nhập nhưng số tuyệt đối của thu nhập từ tín dụng tăng 32.136 triệu đồng tương đương tăng 23,62% so với năm 2009. Đáng lưuý nhất là tỷ trọng thu nhập của tín dụng thương mại trong năm 2011 giảm xuống còn 69,2% nhưng khi so sánh số chênh lệch lại thấy khoản thu này tăng 27,01% tương đương 44.675 triệu đồng so với năm 2010, lý giải cho sự sụt giảm trong tỷ trọng của thu nhập từ tín dụng thương mại là do thu nhập từ lãi tiền gửi trong năm 2011 tăng nhanh hơn ở mức 5.902,8% từ đó làm cân đối 2 nguồn thu từ lãi . Bên cạnh thu nhập từ tín dụng thương mại, thu nhập từ lãi cho vay còn có sự đóng góp của tín dụng chiết khấu chứng từ, nhưng thu nhập từ hoạt động này không cao và tương đối ổn định qua 3 năm phân tích.

Bảng 9:TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

Số tiền Tỷ trọng % Sốtiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % I. Thu nhập từ lãi 136.721 97,19 170.497 95,43 299.405 96,97 33.776 24,70 128.908 75,61 1. Từ lãi cho vay 136.294 96,89 169.070 94,63 213.745 69,23 32.776 24,05 44.675 26,42

Tín dụng thương mại 136.080 96,73 168.216 94,15 213.654 69,20 32.136 23,62 45.438 27,01

Cho vay chiết khấu chứng từ 214 0,15 854 0,48 91 0,03 640 299,07 (763) (89,34)

2. Từ lãi tiền gửi 427 0,30 1.427 0,80 85.660 27,74 1.000 234,19 84.233 5.902,80

Tiền gửi tại các TCTD khác 11 0,01 5 0,00 6 0,00 (6) (54,55) 1 20,00

Tiền gửi trong hệ thống VAB - Hội sở VAB 416 0,30 1.422 0,80 6.490 2,10 1.006 241,83 5.068 356,40

Tiền gửi trong hệ thống chi nhánh - - 79.164 25,64 - 79.164

II. Thu nhập ngoài lãi 3.954 2,81 8.164 4,57 9.351 3,03 4.210 106,47 1.187 14,54

Thu nhập từ dịch vụ 3.694 2,63 4.574 2,56 5.899 1,91 880 23,82 1.325 28,97

Thu nhập khác 260 0,18 3.590 2,01 3.452 1,12 3.330 1.280,77 (138) (3,84)

III. Tổng thu nhập 140.675 100,00 178.661 100,00 308.756 100,00 37.986 27,00 130.095 72,82

(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ)

- Thu nhập từ lãi tiền gửi chủ yếu là thu nhập do Ngân hàng mở tài khoản thanh toán tại các Ngân hàng khác và thu nhập từ nguồn vốn nhàn rỗi tại chi nhánh được điều chuyển lên hội sở. Nhìn chung, lãi từ tài khoản tiền gửi của VAB Cần Thơ tại các ngân hàng khác không nhiều và qua 3 năm cũng không có biến động lớn. Về phần thu nhập từ vốn điều chuyển lên Hội sở qua 3 năm có xu hướng tăng lên; năm 2010, lãi tiền gửi từ Hội sở đạt 1.422 triệu đồng , tăng 241,83% so với năm 2009 vì trong năm này vốn huy động tăng 27,57% nên nguồn vốn nhàn rỗi điều chuyển về Hội sở nhiều hơn; sang năm 2011,vốn huy động của Ngân hàng sụt giảm 12,14% nhưng doanh số cho vay lại giảm 35,18% nên nguồn vốn nhàn rỗi cũng không giảm nhiều và lãi suất huy động vốn tăng nên thu nhập do điều chuyển vốn lên Hội sở của VAB cũng tăng 5.068 triệ u đồng tương đương 356,4%. Đáng lưu ý nhất là trong năm 2011, trong tổng thu nhập từ lãi tiền gửi phát sinh một khoản lãi khá lớn từ tiền gửi trong hệ thống chi nhánh chiếm 25,64% tổng thu nhập là nguyên nhân khiến tỷ trọng lãi tiền gửi trong năm 2011 tăng lên đáng kể so với lãi từ tiền vay, là do 5 phòng giao dịch gồm: Ninh Kiều, An Nghiệp, Phú An, Thốt Nốt, Bình Thủy không được thực hiện nghiệp vụ tín dụng mà chỉ tập trung vào công tác thu nợ, do nợ xấu của 5 phòng này tăng khá cao, vì vậy toàn bộ nguồn vốn huy động của 5 phòng nàyđược chuyển sang cho 2 phòng còn lại là Cái Răng và Thới Long thực hiện cho vay. Khoản lãi từ vốn điều chuyển trong hệ thống chi nhánh đạt giá trị trong năm 2011 là 79.164 triệu đồng cũng chính là thu nhập của 5 phòng giao dịch trên.

Lãi suất bình quânđầu ra

Bảng 10: LÃI SUẤT BÌNH QUÂNĐẦU RA CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á

CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Tổng tài sản 1.037.026 1.173.220 722.764

2. Tiền mặt 17.483 33.200 31.704

3. Tài sản cố định 16.827 16.640 17.068

4. Tổng tài sản sinh lời 1.002.716 1.123.380 673.992

5. Tổng tài sản sinh lời bình quân 1.002.716 1.063.048 898.686

6. Tổng thu nhập lãi 136.721 170.497 220.241

Lãi suất bình quânđầu ra (%) 13,635 16,039 24,507

Lãi suất bình quân đầu ra của VAB Cần Thơ có xu hướng tăng lên qua các năm; năm 2009, lãi suất đầu ra bình quân là 13,635%, theo quy định thì từ giữa năm 2008 lãi suất cho vay không được vượt quá 1,5% lãi suất cơ bản tương đương 10,5%, tuy nhiên do tình hình huy động vốn khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế lãi suất huy động được nâng lên, vào ngày 1/2/2009 Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành thông tư 01/2009/TT – NHNN cho phép tín dụng tiêu dùng chính thức được mở lại theo lãi suất thỏa thuận, khiến cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần lên đến 17%/năm, nhìn chung lãi suất cho vay bình quân trên thị trường ngân hàng cuối năm 2009 vào khoảng 13 – 14% / năm, từ đó cho thấy lãi suất bình quânđầu ra của VAB Cần Thơ là hoàn toàn hợp lý; năm 2010 lãi suất đầu ra bình quân của VAB Cần Thơ tăng 2,404% so với năm 2009 đạt 16,039%, năm 2010 cũng là năm đầu bùng nổthỏa thuậnvề lãi suất cho vay giữa khách hàng và ngân hàng nên lãi suất cho vay trong năm tại VAB tăng so với năm 2009, thêm vào đó vòng quay tín dụng của Ngân hàng tăng lên 2,11 vòng nên đồng vốn sinh lời nhiều hơn góp phần nâng cao lãi suất đầu ra; bước sang năm 2011, lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ tăng vượt mức đạt 24,507% / năm cao hơn lãi suất cho vay năm 2010 một khoản 8,468%, nguyên nhân là do lãi suất huy động và cho vay tăng, công tác thu nợ tốt hơn các năm trước đẩy nhanh vòng quay tín dụng, do đó đồng vốn cho vay sinh lời nhiều hơn.

4.3.1.2 Thu nhập ngoài lãi

Qua bảng 9 có thể thấy thu nhập ngoài lãi của VAB Cần Thơ tăng qua 3 năm; năm 2009, tổng thu ngoài lãi đạt 3.954 chiếm 2,81% tổng thu nhập; năm 2010, thu nhập ngoài lãi tăng 106,47% so với năm 2009 tương đương tăng 4.210 triệu đồng, do các khoản thu nhập khác tăng đột biến so với năm 2009 vì năm 2009 Ngân hàng không sử dụng hết dự phòng nên hoàn nhập một lượng lớn từ đó hình thành nên thu nhập khác; vào năm 2011, thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng 14,54% tương đương 1.187 triệu đồng do thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng tăng 28,97% so với năm 2010.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

Dịch vụ không phải là thế mạnh của Ngân hàng Việt Á chi nhánh cần Thơ nhưng nó đã góp phần xây dựng một thương hiệu uy tín, thân thiện với khách

hàng đến giao dịch. Tổng thu từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng đều qua 3 năm; năm 2009 tồng thu từ dịch vụ đạt 3.694 triệu đồng đóng góp 2,63% vào tồng thu nhập; năm 2010 con số này tăng lên 880 triệu đồng tương đương 23,82% và tiếp tục tăng 1.325 triệu đồng vào năm 2011. Tình hình thu nhập từ dịch vụ được trình bày cụ thể ở bảng 11 trang sau:

- Thu nhập từ dịch vụ thanh toán có xu hướng giảm dần qua các năm phân tích, năm 2011 doanh thu từ hoạt động thanh toán chỉ chiếm 4,63% thu nhập từ dịch vụ. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Việt Á đang triển khai các tiện ích từ Internet Banking và SMS Banking nên phí thu qua thẻ từ các máy ATM giảm dần; bên cạnh đó, mặc dù Ngân hàng cung cấp khá nhiều tiện ích cho khách hàng khi giao dịch qua thẻ nhưng do phát triển chậm hơn so với các đ ối thủ khác nên thu nhập từ hoạt động thanh toán không cao.

- Thu nhập từ dịch vụ kinh doanh vàng và ngoại tệ trong 2 năm 2010 và 2011 có sự tăng trưởng đột biến. Năm 2010, nguồn vốn huy động bằng USD của Ngân hàng tăng so với năm 2009, dẫn đến doanh thu từ hoạt động mua bán và trao đổi ngoai tệ năm 2010 tăng 1.081 triệu đồng so với năm 2009; so với năm 2010 thì doanh thu từ ngoại tệ giảm 93 triệu đồng do biên độ bán ngoại tệ vào giữa năm 2011 tăng khá cao khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD/VND. Về phần thu nhập từ kinh doanh vàng, qua 3 năm phân tích cũng có sự gia tăng đáng kể, nguyên nhân là do giá vàng trong những năm qua có sự biến động lớn dẫn đến hoạt động mua bán vàng diễn ra tấp nập hơn.

- Dịch vụ ngân quỹ, bảo lãnh và các dịch vụ khác là các dịch vụ được VAB Cần Thơ cung cấp để hỗ trợ các giao dịch của khách hàng tại Ngân hàng diễn ra thuận tiện hơn chứ doanh thu từ các dịch vụ này đóng góp vào tổng thu nhập không nhiều và biến động không đều qua các năm.

Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng 11: THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –

2011)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền %

1. Dịch vụ thanh toán 1.566 42,39 625 13,66 273 4,63 (941) (60,09) (352) (56,32)

2. Nghiệp vụ bảo lãnh 206 5,58 164 3,59 384 6,51 (42) (20,39) 220 134,15

3. Dịch vụ ngân quỹ 30 0,81 16 0,35 16 0,27 (14) (46,67) - -

4. Kinh doanh ngoại tệ 164 4,44 1.245 27,22 1.152 19,53 1.081 659,15 (93) (7,47)

5. Kinh doanh vàng 1.240 33,57 1.852 40,49 3.989 67,62 612 49,35 2.137 115,39

6. Dich vụ khác 488 13,21 672 14,69 85 1,44 184 37,70 (587) (87,35)

Tổng thu từ dịch vụ 3.694 100 4.574 100 5.899 100 880 23,82 1.325 28,97

4.3.2 Phân tích chi phí4.3.2.1 Chi phí trả lãi 4.3.2.1 Chi phí trả lãi

Chi phí trả lãi của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí, và có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2009, chi phí trả lãi của VAB Cần Thơ là 74.143 triệu đồng chiếm 60,95% tổng chi phí; năm 2010, khoản chi phí này tăng 32,02 % do lãi suất huy động trong năm 2010 tăng so với năm 2009, thêm vào đó tình hình huyđộng trong năm của Ngân hàng khá tốt tăng 27,57%; năm 2011, tuy vốn huy động của Ngân hàng giảm hơn 12% nhưng do lãi suất thực huy động trên thị trường có thời điểm đạt 18%/năm, lãi suất huy động vàng hơn 3% /năm khiến chi phí lãi tăng 140,38% so với năm 2010. Tình hình các khoản chi phí biến động qua các năm được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

- Chi phí trả lãi tiền gửi tăng qua 3 năm; năm 2009 chi phí tiền gửi đạt 34.060 triệu đồng chiếm 28% tổng chi phí; năm 2010, chi phí tiền gửi tăng 44,13% do chi phí trả lãi tiết kiệm tăng 44,81% và phát sinh một khoản lãi phải trả cho chứng chỉ tiền gửi vì Ngân hàng bắt đầu chuyển đổi từ hoạt động vàng tiết kiệm sang phát hành chứng chỉ vàng; năm 2011, chi phí trả lãi tiền gửi tăng 27,29% do lãi suất huy động vàng và đồng Việt Nam đều tăng khiến chi phí trả lãi tiết kiệm tăng 19,84% và chi phí trả lãi chứng chỉ tăng 3.699 triệu đồng. Nhìn chung chi phí trả lãi tiền gửi của Ngân hàng trong 3 năm qua chịu ảnh hưởng từ tình hình biến động lãi suất huy động.

Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 –2011)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % I. Chi phí lãi suất 74.143 60,95 97.880 62,20 235.286 73,88 23.737 32,02 137.406 140,38 1. Chi phí lãi tiền gửi 34.060 28,00 49.092 31,20 62.487 19,62 15.032 44,13 13.395 27,29

Trả lãi tiền gửi thanh toán & tiết kiệm 33.763 27,75 48.891 31,07 58.590 18,40 15.128 44,81 9.699 19,84

Trả lãi tiền gửi không kỳ hạn của TCTD # 2 0,00 2 0,00 3 0,00 - - 1 50,00

Trả lãi chứng chỉ tiền gửi - 195 0,12 3.894 1,22 195 3.699 1.896,92

2. Chi phí trả lãi tiền vay 40.083 32,95 48.788 31,00 172.799 54,26 8.705 21,72 124.011 254,18

Trả lãi trong hệ thống VAB - Hội sở 40.083 32,95 48.788 31,00 93.635 29,40 8.705 21,72 44.847 91,92

Trả lãi trong hệ thống chi nhánh - - 79.164 24,86 - 79.164

3. Chi phí lãi khác 295 0,24 4 0,00 - - (291) (98,64) (4) (100)

Trả lãi trong giao dịch đầu tư vàng 295 0,24 4 0,00 - - (291) (98,64) (4) (100)

II. Chi phí ngoài lãi 47.504 39,05 59.490 37,80 83.193 26,12 11.986 25,23 23.703 39,84

Chi phí khác (về huy động vốn) - 497 0,32 1.739 0,55 497 1.242 249,90

Chi phí khác (thoái thu tín dụng) 31.062 25,53 35.243 22,39 44.037 13,83 4.181 13,46 8.794 24,95

Dự phòng rủi ro 4.526 3,72 2.952 1,88 4.320 1,36 (1.574) (34,78) 1.368 46,34

Chi phí cho dịch vụ 348 0,29 4.412 2,80 9.575 3,01 4.064 1.167,82 5.163 117,02

Chi phí hoạt động khác 11.568 9,51 16.883 10,73 25.261 7,93 5.315 45,95 8.378 49,62

III. Tổng chi phí 121.647 100 157.370 100 318.479 100 35.723 29,37 161.109 102,38

- Chi phí trả lãi tiền vay chủ yếu trả lãi cho các khoản vốn nhận từ hội sở. Năm 2009, số dư vốn điều chuyển cuối năm đạt 489.832 triệu đồng chi phí trong năm cho nguồn vốn này là 40.083 triệu đồng; sang năm 2010, tuy có sự sụt giảm trong vốn điều chuyển nhưng số lãi phải trả cho nguồn vốn này tăng 8.705 triệu đồng tương đương 21,72% chủ yếu là do lãi suất huy động năm 2010 cao hơn năm 2009; năm 2011, nguồn vốn điều chuyển theo ghi nhận cuối năm giảm 336.239 triệu đồng nhưng chi phí vốn điều chuyển vẫn tăng 96,02% do lãi suất huy động tiếp tục tăng cao hơn và nhu cầu cho vay của Ngân hàng chỉ bắt đầu giảm vào thời gian cuối năm nên tỷ trọng của khoản chi phí này vẫn cao. Đáng lưuý nhất là khoản chi phí do điều chuyển vốn trong Chi nhánh lên tới 79.164 triệu đồng, như đã trình bày trong phần thu nhập từ lãi tiền gửi ở trên, đây là chi phí mà 2 phòng giao dịch Cái Răng và Thới Long phải chi trả cho việc sử dụng vốn huy động của 5 phòng giao dịch còn lại.

- Chi phí lãi cho các hoạt động giao dịch và đầu tư vàng chủ yếu phát sinh

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh cần thơ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)